Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Cốc Đán - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 27)

3.5.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại UBND xã. - Điều tra, thu thập số liệu thông qua điều tra nông hộ.

3.5.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid rural appraisal RRA). - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân(Paticpatory rural appraisal, PRA).

3.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát thực địa tại địa phương nhằm tìm hiểu về tình hình sản xuất, hình thức canh tác của các loại cây trồng, xem xét về hiện trạng sử

dụng đất làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã.

3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu điều tra

Tính toán xử lý số liệu đảm bảo tính chính xác .

3.5.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế:

Để tính hiệu quả sử dụng đất trên 1ha của các LUT trên 1 năm, đề tài sử

dụng các chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (một năm).

- Chi phí trung gian (CPTG: Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tốđầu vào và dịch vụ

sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Thu nhập hỗn hợp trên 1ha đất nông nghiệp (TNHH/1ha): TNHH = GTSX-TCP.

- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi (TNHH/NgàyLĐ):

* Hiệu quả xã hội.

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi đề tài này đề cập đề một số chỉ tiêu sau:

- Khả năng bố trí lao động, mối quan hệ cộng đồng .

- Mức độ chấp nhận của người dân

* Hiệu quả môi trường:

- Khả năng duy trì và cải thiện độ phí cho đất (như khả năng che phủ, giữ ẩm, trả lại cho đất tàn dư cây trồng có chất lượng...).

- Chế độ luân canh ảnh hưởng đến khả năng cân đối về dinh dưỡng và cải tạo đất (như khả năng cốđịnh đạm, khả năng hút dinh dưỡng của cây...).

- Mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc BVTV. - Mức độ sử dụng phân hữu cơ.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cốc Đán

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

- Xã Cốc Đán nằm cách trung tâm huyện Ngân Sơn khoảng 27 km, có tổng diện tích tự nhiên là 6.596,00 ha, chiếm 10,21 % tổng diện tích tự nhiên của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phía Bắc giáp huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.

+ Phía Đông giáp xã Thượng Ân và Vân Tùng huyện Ngân Sơn. + Phía Nam giáp xã Trung Hòa huyện Ngân Sơn.

+ Phía Tây giáp huyện Ba Bể và huyện Nguyên Bình.

Xã có tuyến đường liên xã nối với xã Bằng Vân và Vân Tùng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.

- Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình của xã Cốc Đán chủ yếu là núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối tạo thành các kiểu địa hình khác nhau tương đối phức tạp: địa hình núi cao từ 470-1200 m và đồi thoải xen kẽ

với các thung lũng, địa hình đồi bát úp và các cánh đồng nhỏ hẹp. Độ dốc bình quân 26-300. vùng núi diện tích chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự

nhiên, diện tích tương đối bằng phẳng chiếm khoảng 10%. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi nhỏ hẹp dọc theo hệ thông sông suối.

Địa hình phức tạp gây khó khăn cho giao thông đi lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là nguồn nước phục vụ cho sản xuất, mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa gây ra sói mòn, sạt lở đất.

- Đặc điểm thời tiết, khí hậu

Xã Cốc Đán nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 220C. Chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm tương đối cao. Cao nhất là tháng 7 nhiệt độ trung bình khoảng 270C, thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình khoảng 130C, tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nhiệt độ thấp nhất xuống đến 20C gây ảnh hưởng không nhỏđến đời sống nhân dân, sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

- Lượng mưa trung bình năm 1.250 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, lượng mưa tập chung nhiều vào các tháng 5,6,7,8 gây ra tình trạng lũ quét sạt lởđất cục bộở một số vùng, các tháng còn lại lượng mưa không đáng kể.

- Độ ẩm không khí khá cao 85% và không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.

- Chế độ gió trên địa bàn xã xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam, tốc độ gió bình quân 1-3m/s.

- Thủy văn, nguồn nước

Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã chủ yếu là các con suối lưu vực nhỏ độ dốc dòng chảy lớn.

Nhìn chung hệ thống sông suối trên địa bàn xã được chi phối bởi địa hình gây ảnh hưởng đến việc sử dụng nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhân dân.

- Tài nguyên đất

Theo kết quả nghiên cứu của tổng cục địa chất thì Cốc Đán nằm trong vùng địa chất có địa hình phức tạp của huyện Ngân Sơn. Phân bố các loại đất

chính trên địa bàn xã như sau:

- Đất feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình: được phân bố trên núi cao >700m, trên nền đá măcma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất, hạt mịn hạt thô... tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục khá dày, ẩm đá nổi dày.

- Đất feralit hình thành trên vùng đồi núi thấp( phát triển trên đá sa thạch): Đặc điểm là tầng đất mỏng trung bình. Thành phần cơ giới nhẹ, màu vàng đỏ. Thích hợp với cây nông - lâm nghiệp.

- Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: lưu vực một số suối có nước quanh năm, vào mùa khô lưu lượng nước ít hơn do độ dốđịa hình lớn. Một số suối chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô hầu như không có nước. Vì vậy, khai thác nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần có sự đầu tư lớn.

+ Nguồn nước ngầm: do địa hình miền núi chỉ có ở chân các hợp thủy và gần suối, mạch nước ngầm cách mặt đất khoảng từ 3-3,5m.

- Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê năm 2013 toàn xã có 4.466,93 ha đất lâm nghiệp. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp đang được sử dụng một cách tối đa cho phát triển các loại gỗ góp phần cho sự phát triển kinh tế của xã.

- Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn xã có một số loại khoáng sản như: quặng sắt ở Lũng Viền trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, quặng xa khoáng ở Hoàng Phài. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế của xã vì vậy cần có biện pháp khai thác và quản lý phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tài nguyên nhân văn

Cốc Đán là một xã có nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống như Tày, Dao, Kinh, HMông. Cộng đồng các dân tộc trong xã với những truyền thống

và bản sắc văn hóa riêng đã hình thành nên nền văn hóa đa dạng, nhiều nét

độc đáo. Những nét truyền thống vẫn được người dân nơi đây lưu giữ và phát triển đồng thời tiếp thu những nền văn hóa tiến bộ.

=> Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã

- Thuận lợi:

+ Diện tích đất lâm nghiệp khá lớn là điều kiện tốt để phát triển việc trồng các loại cây lâm nghiệp.

+ Lượng mưa tập chung vào các tháng 5,6,7,8 đảm bảo đủ nước cho sản xuất nông nghiệp vì vào các tháng này là vụ mùa sản xuất chính.

+ Nguồn tài nguyên đất feralit đỏ vàng thích hợp cho trồng cây nông- lâm nghiệp.

+ Có nguồn tài nguyên khoáng sản như quặng sắt, quặng xa khoáng là

điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của xã.

+ Nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống tạo nên một nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc.

- Khó khăn

+ Địa hình phức tạp chủ yếu là núi cao gây khó khăn cho giao thông đi lại cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp

+ Khó khăn về nguồn nước phục vụ cho sản xuất, mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa gây ra sói mòn, sạt lởđất.

+ Nhiệt độ thấp do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân cũng như hoạt động sản xuất.

+ Hệ thống suối trên địa bàn xã bị chi phối bởi địa hình ảnh hưởng tới việc sử dụng nước cho sản xuất.

4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của xã Cốc Đán

4.1.2.1. Dân số, dân cư

Bảng 4.1. Dân số của xã Cốc Đán giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 1. Dân số Người 2.456 2.459 2.473 - Nông thôn + Nữ + Nam Người 2.456 1.227 1.229 2.459 1.236 1.223 2.473 1.213 1.260 2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,89 1,02 0,61 3. Tỷ xuất sinh thô % 1,37 1,98 1,99 (Nguồn: UBND xã Cốc Đán)

Xã Cốc Đán có các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Hmông cùng sinh sống mật độ trung bình khoảng 36 người/km2. Đại đa số là dân tộc Dao chiếm 53,2%, dân tộc tày chiếm 43,37% còn lại là các dân tộc khác. Phân bố dân cư

không đều chỉ ở trung tâm xã là tập chung, còn lại nằm xen lẫn các khu vực

đất canh tác, trong các vùng sâu.

4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Là xã thuần nông nên ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ

cấu kinh tế của xã hiện nay, các ngành kinh tế khác như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong những năm gần đây, với sự phát triển chung nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực và tỷ trọng các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp có chiều hướng tăng. Tăng trưởng bình quân hàng năm của xã đạt 8 -10%, thu nhập bình quân khoảng 6 – 8 triệu

đồng/ người/ năm.

4.1.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp * Về trồng trọt

Tình hình sản xuất một số nhóm cây trồng chính của xã được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của xã Cốc Đán qua các năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 DTGT (ha) SL (tấn) DTGT (ha) SL (tấn) DTGT (ha) SL (tấn) Nhóm cây lương thực có hạt 482,58 1.913,88 474,265 1.458,6 434,448 1.788,9 Nhóm cây chất bột lấy củ 3,11 22,48 9,87 Nhóm cây thực phẩm 25,34 23,23 36,372 40,93 Nhóm cây CN hàng năm 104,1 166,55 97,5 146,25 91,35 182,7 (Nguồn: UBND xã Cốc Đán) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào bảng trên ta thấy diện tích gieo trồng một số cây trồng chính tại xã có xu hướng giảm nhưng sản lượng tăng lên điển hình là nhóm cây lương thực có hạt và nhóm cây công nghiệp hàng năm. Diện tích gieo trồng nhóm cây chất bột lấy củ và nhóm cây thực phẩm tăng.

* Về chăn nuôi

Bảng 4.3. Tình hình vật nuôi qua các năm của xã từ năm 2011-2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng (con) Số lượng (con) Số lượng (con) Trâu 973 940 989 Bò 334 332 360 Lợn 1.994 1.564 1.975 Gia cầm 16.791 10.036 9.942 Ngựa 87 25 85 (Nguồn: UBND xã Cốc Đán)

Từ năm 2011 đến năm 2013 số lượng trâu, bò, lợn tăng lên. Số lượng gia cầm giảm mạnh.

* Lâm nghiệp

Công tác chăm sóc bảo vệ rừng luôn được quan tâm, tình trạng khai thác rừng trái phép gần như không còn. Xã tiếp tục triển khai thực hiện chương trình trồng rừng theo dự án 147 của chính phủ.

=> Nhận xét: Là một xã thuần nông nên gần như 100% người dân chủ

yếu sống bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế khác như CN-XD hay dịch vụ đều không có điều kiện phát triển. Nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

4.1.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội * Hệ thống đường giao thông

Xã Cốc Đán có tuyến đường liên xã Cốc đán – Thượng Ân (tỉnh lộ 251) nối từ quốc lộ 3 chạy qua Thượng Ân- Cốc Đán- Vân Tùng. Trong đó đoạn từ

UBND xã Cốc Đán-Thượng Ân được nhựa hóa dài 7km.

Hệ thống đường liên thôn : Gồm 30 tuyến đường tổng chiều dài khoảng 91 km. Hiện nay chỉ có 2 tuyến đường khoảng 4,5 km được bê tông hóa, còn lại đều là đường đất.

Nhìn chung hệ thống đường giao thông trong xã hầu hết đều là đường

đất, không thuận lợi cho việc đi lại của người dân cũng như lưu thông hàng hóa nhất là về mùa mưa. Đây là một khó khăn lớn của xã trong việc phát triển kinh tế và giao lưu với bên ngoài.

* Hệ thống thủy lợi

Trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn đã xây dựng được nhiều công trình thủy lợi. Xã đã thành lập tổ quản lý các công trình thủy lợi, các tuyến kênh mương thường xuyên được tu sửa đảm bảo đủ nước cho sản xuất.

* Hệ thống bưu điện, bưu chính viễn thông

Trên địa bàn xã có 1 điểm bưu điện văn hóa xã với diện tích khuôn viên 100m2 diện tích xây dựng 30m2

* Giáo dục đào tạo

Thực hiện tốt công tác dạy và học tại 3 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, hệ thống trường học được xây dựng nâng cấp chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Duy trì các hoạt động của nhà trường theo quy định, sĩ số học sinh đi học. Đã hoàn tất chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

* Y tế - văn hóa

Duy trì thường xuyên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Triển khai thực hiện các chương trình y tế quốc gia, công tác kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, các hoạt động văn nghệ, thể thao. Tham gia đại hội thể dục thể thao do cấp trên tổ chức. Triển khai phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

=> Nhận xét: Cơ sở hạ tầng của xã đã có như hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, y tế giáo dục ngày càng được quan tâm xây dựng. Tuy nhiên cơ sở

hạ tầng vẫn còn yếu hệ thống đường giao thông chủ yếu là đường đất, hệ thống thủy lợi ngày càng xuống cấp, hệ thống bưu điện viễn thông hoạt động yếu.

4.1.3. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất

4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

đai và tổ chức thực hiện:Thực hiện luật đất đai năm 2003 và chỉ đạo của cấp trên, UBND xã đã thực thi pháp luật về đất đai. Công tác quản lý đất đai trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

địa bàn xã đã đi vào nề nếp.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập ban đồ hành chính: Thực hiện chỉ thị 364/HDBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc hoạch

điều chỉnh và rà soát lại trên thực địa. Ranh giới giữa xã và các địa phương khác trên thực địa được xác định bằng địa vật, cột mốc và được biên vẽ lên bản đồ. Diện tích tự nhiên của xã là 6.596,00 ha.

3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản

đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Cốc Đán - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 27)