Hình 2.5.Tỉ lệ lãi thu được từ hoạt động cho vay DNVVN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh Láng Hạ (Trang 41)

đây tại ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Láng Hạ.Tuy nhiên dư nợ cho vay DNVVN lại có tốc độ giảm chậm hơn so với tổng dư nợ cho vay, khi chỉ giảm 3,79%.

Bảng 2.12.Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 31/12 (Đơn vị :Tỷ đồng)

(Nguồn:Tự tổng hợp từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ 2010-2012)

Hình 2.3.Tăng trưởng dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. C hỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số lượng % Số lượng % Tổng dư nợ cho vay 4.201 4.277 3.861 76 1,8 (416) (9,73) Dư nợ cho vay

DNVVN

721 738 710 17 2,36 (28) (3,79) Tỉ trọng 17,16 17,25 18,39 - 0,09 - (1,14)

Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy, dư nợ cho vay nói chung và dư nợ cho vay đối với DNVVN nói riêng của chi nhánh Láng Hạ đang có chiều hướng đi xuống. Năm 2011,tốc độ tăng trưởng dư nợ chỉ đạt 1,8% tăng từ 4.201 tỷ đồng lên đến 4.277 tỷ đồng,đến năm 2012,con số này tăng trưởng âm 9,73% xuống còn 3861 tỷ đồng.Riêng đối với dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ,con số dư nợ tương đối ổn định,năm 2011 dư nợ cho vay tăng nhẹ 2,36% và giảm nhẹ vào năm 2012 3,79%.

Nguyên nhân dư nợ không tăng trong thời gian qua là do dư nợ có mối quan hệ với doanh số cho vay,và doanh số thu nợ.Khi doanh số cho vay không tăng mạnh hơn hoặc doanh số thu nợ lớn hơn sẽ làm dư nợ giảm. Đây cũng là điều dễ hiểu khi trong năm 2012,nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều bất ổn, nhiều doanh nghiệp gặp khó khắn,khi mà tiêu thụ sản xuất gặp khó thì nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng của ngân hàng nhà nước cũng khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn.Hơn nữa những doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp bất ổn, nếu được vay vốn thì phải chịu sự thẩm định khắt khe từ phía ngân hàng. Với chi nhánh Láng Hạ,trong năm 2012, công tác thẩm định cho vay khách hàng được thực hiện một cách nghiêm ngặt và kĩ lưỡng, với phương châm chỉ cho vay những khách hàng có phương án trả nợ tốt., tính khả thi cao vì thế tăng trưởng dư nợ cho vay năm qua sụt giảm nghiêm trọng.

2.2.2.5.Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng và kết quả sử dụng vốn vay của khách hàng.Trong giai đoạn 2010-2012,có thể thấy mặc dù doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm trong năm 2012 tuy nhiên hệ số thu nợ lại tăng, điều này cho chúng ta thấy nỗ lực thu hồi vốn đối với khách hàng là DNVVN trong giai đoạn vừa qua.

Bảng 2.13.Hệ số thu nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. ( Đơn vị :% )

(Nguồn:Tự tổng hợp từ báo cáo kết quả cho vay chi nhánh Láng Hạ 2010-2012)

Năm 2010,chi nhánh có hệ số thu nợ thấp nhất 0,8 rồi hệ số thu nợ tăng lên trong năm 2011 đạt 0,98,sang đến năm 2012 hệ số thu nợ đạt 1,04.Nguyên nhân của hệ số thu nợ cao là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng được đẩy mạnh,bên cạnh đó doanh số cho vay DNVVN trong năm 2012 giảm làm cho hệ số thu nợ tăng. Đây cũng là một tín hiệu tốt để nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2.2.6.Thực trạng nợ quá hạn trong hoạt động cho vay DNVVN a.Tỉ lệ nợ quá hạn.

Bảng 2.14.Chỉ tiêu nợ quá hạn cho vay DNVVN. (Đơn vị:%)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nợ quá hạn DNVVN 20,1 19,8 41,6

Dư nợ cho vay DNVVN 721 738 710

Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN (%) 2,78 2,68 5,86

(Nguồn:Tự tổng hợp từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ)

Theo bảng số liệu ta thấy tỉ lệ nợ quá hạn nhìn chung là chấp nhận được so với mức bình quân của các ngân hàng Việt Nam,nợ quá hạn trong năm 2010 là 2,78% giảm xuống còn 2,68% trong năm 2011 và tăng lên mức cao 5,86% trong năm 2012.Nhìn C hỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số lượng % Số lượng % Doanh số thu nợ DNVVN 689 956 782 267 38,8 (104) (10,89) Doanh số cho vay

DNVVN

860 973 754 113 13,14 (219) (22,51) Hệ số thu nợ 0,80 0,98 1,04 - - - -

chung trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay,tỉ lệ nợ quá hạn với khu vực DNVVN đang được kiểm soát khá tốt.

b.Tỉ lệ nợ xấu.

Bảng 2.15.Chỉ tiêu nợ xấu cho vay DNVVN. (Đơn vị:%)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nợ xấu trong cho vay DNVVN 7.31 6.84 30.65

Dư nợ cho vay DNVVN 721 738 710

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNVVN(%) 1,01 0,9 4,32

(Nguồn:Tự tổng hợp từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ 2010-2012) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.4.Tỉ lệ nợ xấu và tỉ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay DNVVN

Nợ xấu trong ngân hàng ở chi nhánh trong năm 2010,2011 nhìn chung là thấp,tuy nhiên con số nợ xấu công bố trong năm 2012 đã lên đến 345,1 tỷ đồng,làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên rất cao,lên đến 11,27% cao hơn rất nhiều so với bình quân toàn hệ thống ngân hàng,Như số liệu công bố trong năm 2012,tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng nông nghệp là 5,8%,vì thế có thể thấy tỉ lệ nợ xấu đối với khối khách hàng là DNVVN chỉ là 4,32% là con số chấp nhận được,nó cho thấy nỗ lực của cán bộ đối với xử lý nợ xấu trong khu vực DNVVN.Tuy nhiên tỉ nợ xấu này vẫn còn tương đối cao,muốn nâng cao chất lượng cho vay thì tỉ lệ nợ xấu cần đạt ngưỡng an toàn dưới 2%.

2.2.2.7.Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay DNVVN

a,Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay DNVVN so với tổng nguồn vốn.

Tỷ trọng cho vay DNVVN chiếm khoảng 20% tỷ trọng cho vay,vì thế lãi thu được từ hoạt động cho vay DNVVN cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể.

Bảng 2.16.Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay DNVVN. (Đơn vị:Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng lợi nhuận từ

hoạt động cho vay 42,1 45,6 38,46 3,5 8,31 (7,14) (15,6) Lợi nhuận từ cho

vay DNVVN 10,57 12,54 11,64 1,97 18,63 (0,9) (7,17) Tỷ trọng (%) 25,11 27,5 30,26

(Nguồn:Tự tổng hợp từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ 2010-2012)

Hoạt động cho vay chiếm khoảng 70% lợi nhuận của ngân hàng,trong năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động cho vay tăng 8,31% tức là tăng tuyệt đối 3,5 tỷ đồng từ mức 42,1 tỷ đồng lên đến 45,6 tỷ đồng.Tuy nhiên trong năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động cho vay giảm chỉ còn 38,46 tỷ đồng,tức là giảm 15,6 tỷ đồng so với năm 2011.Về lợi nhuận cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua,năm 2011 đạt tốc độ tăng lợi nhuận đạt 1,97 tỷ đồng tương ứng với tăng 18,63%.Đây là một tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ,tuy nhiên sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm 7,17% xuống còn 11,64 tỷ đồng.Có thể nói biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2012,nó kéo theo lợi nhuận từ cho vay nói chung và lợi nhuận từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng giảm mạnh.

Tuy nhiên một điều đáng khích lệ là tỉ trọng lợi nhuận cho vay từ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên lợi nhuận từ hoạt động cho vay của ngân hàng, chiếm tỉ trọng cao và luôn tăng trong thời gian vừa qua. Đây là một dấu hiệu quan trọng để các nhà quản trị ngân hàng mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.

b,Tỷ lệ lãi thu được từ hoạt động cho vay DNVVN

Bảng 2.17.Tỉ lệ lãi thu được từ hoạt động cho vay DNVVN. ( Đơn vị :%)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

LN từ cho vay DNVVN 10,57 12,54 11,64

Dư nợ DNVVN 721 738 710

Tỷ lệ lãi thu được 1,46 1,70 1,64

(Nguồn:Tự tổng hợp từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ 2010-2012)

Hình 2.5.Tỉ lệ lãi thu được từ hoạt động cho vay DNVVN

Năm 2010,tỉ lệ lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay DNVVN so với dư nợ DNVVN đạt 1,46%,đến năm 2011 tăng lên 1,70%,tuy nhiên đến năm 2012 giảm xuống còn 1,64%.Đây là một tỉ lệ lợi nhuận khá khiêm tốn,tuy nhiên sự cải thiện của chỉ số này đã thể hiện những đóng góp tích cực của hoạt động cho vay DNVVN đối với sự phát triển của chi nhánh.

2.3.Đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ.

2.3.1.Về mặt được.

Nhìn chung,hoạt động cho vay DNVVN tại chi nhánh trong những năm vừa qua đã có sự phát triển và tăng trưởng. Mặc dù trong thời gian qua, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp và bản thân ngân hàng, tuy vậy ta có thấy chi nhánh đã nhận thức được tầm quan trọng của DNVVN trong nền kinh tế thị trường, đã dần mở rộng đối tượng khách hàng, quan tâm một cách đồng đều, có chính sách ưu đãi không chỉ với những doanh nghiệp lớn mà còn tập trung chú ý nhiều đến DNVVN. Có thể rút ra một số đánh giá thành công của hoạt động cho vay đối vói DNVVN như sau.

Một là, lợi nhuận thu được từ cho vay DNVVN luôn ổn đinh và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận từ cho vay. Trải qua năm 2012 là một năm mà lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh, nhưng lợi nhuận thu được từ cho vay DNVVN luôn ổn định, và duy trì ở mức cao. Lợi nhuận từ cho vay DNVVN đạt 10,57 tỷ đồng năm 2010, tăng lên 12,54 tỷ đồng năm 2011 và giảm xuống còn 11,64 tỷ đồng. Tuy con số lợi nhuận tuyệt đối giảm nhưng có thể thấy là một điều đáng mừng khi trong năm 2012, các chỉ số về doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm, tổng dư nợ cho vay khối DNVVN giảm mạnh.

Bên cạnh đó có thể thấy rằng lợi nhuận thu được từ cho vay DNVVN chiếm một tỉ trọng cao trong lợi nhuận từ cho vay của chi nhánh. Năm 2010 tỷ lệ lợi nhuận thu được từ cho vay DNVVN chiếm 25,11%,sang đến năm 2011 tăng lên 27,5% và tăng lên 30,26% trong năm 2012 . Đây là điều dễ hiểu khi lợi nhuận từ cho vay giảm, lợi nhuận từ cho vay DNVVN luôn duy trì mức ổn định thì đóng góp từ lợi nhuận cho vay DNVVN sẽ tăng lên mức cao. Mặc dù doanh số cho vay,dư nợ đối với DNVVN trong năm 2012 không tăng, đây là một yếu tố quan trọng cho thấy cần phải quan tâm hơn nữa tới cho vay DNVVN.

Thứ hai, hệ số thu nợ của ngân hàng trong những năm vừa qua có tín hiệu khả quan.Hệ số thu nợ cao và luôn tăng cho ta thấy khả năng thu hồi vốn tốt của ngân hàng.

Bên cạnh đó con số này cũng cho ta thấy hiệu quả từ sử dụng vốn của khách hàng DNVVN. Điều này có ý nghĩa tích cực khi trong năm 2012,nhiều khoản vay của khách hàng không thể thu hồi được nợ và gôc đúng hạn,vì thế tỉ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng tăng cao.

Ba là, hoạt động cho vay DNVVN đã giúp chi nhánh đạt được nhiều kết quả đáng kể. Chi nhánh có thể vửa có thể phát triển các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, vừa nâng cao uy tín, thị phần, khả năng cạnh tranh, đồng thời thông qua các giao dịch của khách hàng có thêm nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ đi kèm.

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.1.Hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam-chi nhánh Láng Hạ vẫn còn một số điểm hạn chế cần khắc phục.

Thứ nhất, dù có định hướng đẩy mạnh phát triển cho vay DNVVN, tuy nhiên tỉ trọng cho vay DNVVN vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ, điều này chưa thật sự tương xứng với tiềm lực của chi nhánh.

Thứ hai, các chỉ tiêu về tổng dư nợ và doanh số cho vay DNVVN giảm mạnh trong năm 2012. Ta có thể thấy rằng dư nợ trong năm 2012 giảm mạnh, điều này cho thấy ngân hàng chưa thực sự quan tâm tới khối doanh nghiệp này, mặc dù lợi nhuận thu được từ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm tỉ trọng cao. Điều này cho thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng là chưa thật hợp lí. Bên cạnh đó,chỉ tiêu doanh số cho vay trong năm 2012 và những năm trước không có sự tăng trưởng bền vững.

Thứ ba, tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn còn ở mức cao. Mặc dù tỉ lệ nợ quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không quá cao và thấp hơn so với mức trung bình của toàn ngành trong những năm vừa qua nhưng có thể thấy đây là mức tỉ lệ nợ chưa an toàn. Điều này có thể gây ra khả năng mất vốn và làm giảm chất lượng cho vay với DNVVN. Về tỉ lệ nợ xấu, trong năm 2012 tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh lên đến 11% trong khi đó tỉ lệ nợ xấu với các khoản cho vay DNVVN là 4,32%. Tuy nhiên ta có thể thấy, đây vẫn là con số nợ xấu cao, cao hơn mức bình quân chung của toàn ngành. Bên cạnh

đó, tỉ lệ nợ xấu không ổn định giữa các năm cho thấy chất lượng cho vay trong ngân hàng nói chung và cho vay DNVVN nói riêng là không ổn định.

Bên cạnh đó, công tác cho vay DNVVN chưa thực sự linh hoạt, yêu cầu về tài sản đảm bảo, việc định giá tài sản thế chấp chưa thực sự linh hoạt, còn thấp so với giá thị trường, điều này làm cản trở đến khả năng vay vốn cùa DNVVN. Sự thiếu linh hoạt trong việc đưa ra các quyết định cho vay này có thể dẫn đến việc bỏ qua những cơ hội kinh doanh đối với doanh nghiệp có phương án sản xuất khả thi, đồng thời gây thiệt hại về mặt lợi nhuận cho ngân hàng trong quá trình mở rộng thị trường của chi nhánh.

2.3.2.2.Nguyên nhân.

Nguyên nhân khách quan..

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Bên cạnh tình hình kinh tế lầm vào suy thoái nghiêm trọng, có thể thấy trong những năm qua, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi cho đầu tư cho vay,chính sách tiền tệ,chính sách thuế có nhiều biến động. Hiện nay chưa có một cơ quan mang tính chất chuyên nghiệp cung cấp thông tin tài chính cho các doanh nghiệp. Nguồn thông tin chính mà ngân hàng dựa vào để đánh giá là khả năng tài chính của doanh nghiệp là các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp tự cung cấp. Các báo cáo tài chính của doanh

nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để ngân hàng thiết lập và đảm bảo chất lượng quan hệ cho vay với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp báo cáo tài chinh không đầy đủ và kịp thời thì sẽ dẫn đến những đánh giá sai lệch về doanh nghiệp và những quyết định đầu tư sai lầm sẽ gây ra những thiệt hại cho ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho vốn vay không được kiểm soát tốt,theo dõi một cách căn bản và dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu cho ngân hàng.

Môi trường pháp lí chưa hoàn thiện, các chính sách thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Việc thực thi chấp hành pháp luật chưa cao,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh Láng Hạ (Trang 41)