Tình hình quản lý các khoản phải thu của côngty

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát triển miền núi Thanh Hoá” ppt (Trang 25 - 48)

II. Sự cần thiết và các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức

2.3.Tình hình quản lý các khoản phải thu của côngty

2. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của côngty

2.3.Tình hình quản lý các khoản phải thu của côngty

Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường

chúng chiếm từ 15% đến 20% trên tổng tài sản của doanh nghiệp. (bảng 5)

Để đánh giá đúng tình hình quản lý các khoản phải thu ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Doanh thu(thuần) + Vòng quay các khoản phải thu =

Số dư bình quân các khoản phải thu 326.325.976

Vòng quay các khoản = = 4,91 (vòng) phải thu năm 2004 61.187.019 + 71.764.468

2

360

+ Kỳ thu tiền trung bình =

Vòng quay các khoản phải thu 360

Kỳ thu tiền trung bình năm 2004 = = 73,32(ngày) 4,91

Vòng quay các khoản phải thu năm 2004 là 4,91(vòng) nên tốc độ thu

hồi các khoản phải thu là không tốt. Điều đó chứng tỏ công ty phải đầu tư

nhiều vào các khoản phải thu(phải cấp tín dụng nhiều cho khách hàng). Tình trạng này rất rễ xảy ra sự thiếu hụt vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh của công ty.

Kỳ thu tiền trung bình năm 2004 là 73,32(ngày). Đây là một biểu hiện không được tốt. Có nghĩa là gần hai tháng rưỡi công ty mới thu hồi được các khoản phải thu. Mặt khác khoản phải thu năm 2004 lại có xu hướng tăng so với năm 2003. Đây là một hạn chế lớn của công ty trong công tác thu hồi nợ. Nhưng để đánh giá chi tiết hơn về tình hình công nợ của công ty chúng ta đi sâu xem xét và so sánh giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty. (bảng 6)

Năm 2003 cho thấy tổng số tiền phải thu lớn hơn tổng số tiền phải trả. Chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn. Số tiền bị chiếm dụng là: 13.774.519(ngđ).

Do các khoản phải thu của khách hàng quá lớn là 44.573.280(ngđ) chủ yếu công ty bán cho khách hàng là doanh nghiệp. Công ty đã bị người khác chiếm dụng vốn làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm xuống dẫn đến hiệu quả kinh doanh cũng giảm sút đáng kể trong năm 2004. Chủ yếu vẫn là do các khách hàng trả chậm nợ, dây dưa chiếm dụng vốn của công ty làm tăng lãi ngân hàng ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.

Tính tỷ trong tổng số tiền phải thu so với số tiền phải trả có tính chất chu kỳ ở đầu năm so với cuối kỳ cho thấy.

Tổng số tiền phải thu + Tỷ trọng giữa các phải thu =

so với các khoản phải trả. Tổng số tiền phải trả 61.187.019 Tỷ trọng đầu năm 2004 = x 100% = 67,37% 90.817.715 71.764.468 Tỷ trọng cuối năm 2004 = x 100% = 73,41% 97.761.111

Kết quả trên cho ta thấy. Tỷ trọng giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả đầu năm và cuối năm 2004 sự chênh lệch là không đáng kể. Tỷ

trọng khoản phải thu so với khoản phải trả đầu năm 2001 là 67,37%. Cuối

năm 2004 tỷ trọng này là: 73,41%.

Vì vậy, mối quan hệ giữa khoản phải thu so với khoản phải trả cuối kỳ so với đầu năm tăng 6,04%. Như vậy cuối năm 2004 so với đầu năm 2004 ta

thấy cả các khoản phải thu và các khoản phải trả đêù tăng, song tốc độ tăng của các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả.

Từ những số liệu tính toán trên ta thấy, công ty còn bị hạn chế trong việc thu hồi các khoản phải thu, làm cho tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn tăng lên đáng kể.

Tóm lại, công ty cần phải có những biện pháp cứng rắn trong việc thu

hồi nợ sao cho từng bước tăng được vòng quay các khoản phải thu và giảm

được kỳ thu tiền trung bình. Có như vậy mới đảm bảo được tình hình công nợ lành mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu nói riêng cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung.

2.4. Đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty thương mại và Đầu tư phát triển miền núi Thanh Hoá

Từ những kết quả phân tích trên, ta nhận thấy rằng mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên nên công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Công ty đã khai thác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triệt để nguồn vốn hiện có và vốn đi vay, do đó doanh thu hàng năm và lợi

nhuận các năm vừa qua được cải thiện đáng kể. Để biết tình hình cụ thể, ta có thể xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. (bảng 7)

Qua số liệu tính toán ở bảng 8 trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2004 đạt thấp hơn năm 2003, cụ thể như sau:

+ Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2004 chậm hơn năm 2003 biểu hiện

trong các chỉ tiêu sau:

- Số vòng quay VLĐ giảm từ 10,5 vòng năm 2003 xuống còn 2,69 vòng năm 2001, tỷ lệ giảm tương ứng là 7,81%.

- Kỳ luân chuyển VLĐ từ 34,29(ngày/vòng) năm 2003 đã tăng lên 133,83 (ngày/vòng) năm 2004, tức là tăng 99,54 ngày tỷ lệ tăng tương ứng là 290,29%.

- Xét đến mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. Ta thấy công ty đã sử dụng lãng phí số vốn là: 90.229.132(ngđ). Có thể nói đây là một biểu hiện không tốt trong công tác sử dụng VLĐ năm 2004 so với năm 2003. Chủ yếu là do tổng mức luân chuyển vốn giảm rất lớn năm 2004 so với năm 2003. Cụ thể năm 2003 tổng mức luân chuyển là: 1.280.318.059(ngđ), năm 2004 tổng mức luân chuyển chỉ là: 326.325.976(ngđ). Như vậy năm 2004 so với năm 2003

thì tổng mức luân chuyển đã giảm đi là: 935.992.083(ngđ) với tỷ lệ giảm

tương ứng: 74,51%. đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lãng phí VLĐ

cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. * Xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Doanh thu Hiệu quả sử dụng VLĐ =

VLĐ bình quân Hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2003 = 10,5 Hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2004 = 2,69

Ta thấy năm 2003 cứ 1 đồng VLĐ có thể làm ra 10,5 đồng doanh thu. Năm 2004 cứ 1đồng VLĐ chỉ có thể làm ra 2,69 đồng doanh thu. Như vậy

hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2004đã giảm đi rõ rệt so với năm 2003là 7,81

đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 74,38%.

Hàm lượng VLĐ(hay còn gọi là mức đảm nhận VLĐ). VLĐ bình quân Hàm lượng VLĐ = Doanh thu 121.889.135 Hàm lượng VLĐ năm 2003= = 0,095 1.280.318.059

121.333.605

Hàm lượng VLĐ năm 2004= = 0,372 326.325.976

Kết quả trên cho thấy năm 2003 để đạt được 1 đồng doanh thu cần

0,095 đồng VLĐ, năm 2004 để đạt được 1 đồng doanh thu cần 0,372 đồng

VLĐ. Như vậy để đạt 1 đồng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 công ty cần nhiều VLĐ hơn là 0,277 đồng. Điều này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2004 giảm đáng kể so với năm 2003.

* Xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế VLĐ (mức DLVLĐ trước thuế) ta thấy:

Mức DLVLĐ trước thuế năm 2003 = 2,59% Mức DLVLĐ trước thuế năm 2004 = 0,85%

Cho thấy năm 2003 cứ 1 đồng VLĐ có thể tạo ra 0,0259 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2004 cứ 1 đồng VLĐ có thể tạo ra 0,0085 đồng lợi nhuận

trước thuế. Như vậy mức DL VLĐ năm 2004 giảm đi so với năm 2003 là

1,74% với tỷ lệ giảm tương ứng 67,18%. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ

CHƯƠNG III

MT S BIN PHÁP TÀI CHÍNH NHM NÂNG CAO HIU QU S DNG VN LƯU ĐỘNG TI CÔNG TY

TM& ĐTPT MIN NÚI THANH HOÁ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG VLĐ CỦA CÔNG TY TM& ĐTPT MIỀN NÚI THANH HOÁ.

1.1. Một số thành tích đạt được trong tổ chức sử dụng VLĐ.

Từ khi có sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, dưới sự

lãnh đạo của Ban Giám đốc tập thể CBCNV công ty đã khắc phục những khó

khăn, mạnh dạn đầu tư vào nhiều lĩnh vực để mở rộng hoạt động sản xuất

kinh doanh. Đến nay, công ty đã đạt được một số thành tích trong tổ chức sử dụng VLĐ.

* Công ty chủ động trong việc sử dụng vốn chiếm dụng được hình thành trong kinh doanh, dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thanh toán. Vốn chiếm dụng này là nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tạm thời giúp công ty đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục với chi phí sử dụng vốn nhỏ.

* Trong hoạt động kinh doanh công ty khai thác triệt để về lợi thế của

mình về thị trường kinh doanh rộng. Qua đó công ty nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường.

* Công ty luôn tổ chức tốt công tác vay vốn và thanh toán với các ngân hàng, chú trọng thanh toán với các bạn hàng làm giảm mạnh các khoản phải

thu từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và sử dụng vốn có hiệu

quả.

1.2. Những vấn đề tồn tại làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

Bên cạnh những thành tích cố gắng ở trên Công ty TM& ĐTPT miền núi Thanh hoá vẫn còn những vấn đề tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

* Việc huy động vốn, sử dụng các nguồn VLĐ. Nguồn vốn thường xuyên đầu tư cho VLĐ nhỏ, vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh ít nên công ty phải vay vốn vỡi lãi suất cao dẫn đến tăng chi phí sản xuất làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

* Công ty quản lý hàng tồn kho còn nhiều hạn chế. Trong năm 2004 hàng hoá tồn kho của công ty khá lớn (61,35%) trong tổng số VLĐ. Lượng hàng tồn kho lớn như vậy là do nền kinh tế có những biến động, trong khi đó công ty chưa nắm bắt kịp thời sự thay đổi này, thị trường tiêu thụ thu hẹp, sức mua giảm khách hàng chưa ổn định lâu dài.

* Công ty chưa tạo được uy tín đối với nhà cung cấp khoản tiền trả trước cho người bán khá lớn. Hạn chế này giảm khả năng thanh toán, giảm tốc độ luân chuyển VLĐ, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.

Tóm lại, công tác tổ chức sử dụng VLĐ đã đạt được những thành tích mang lại hiệu quả cho việc sử dụng VLĐ của công ty.

2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY TM& ĐTPT MIỀN NÚI THANH HOÁ.

Công ty TM& ĐTPT miền núi Thanh hoá là một DN Nhà nước thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lãi. Trong những năm

qua công ty khắc phục khó khăn, khai thác những thuận lợi công ty đã đạt

được một số thành tích nhất định. Mặc dù trong công tác quản lý sử dụng

VLĐ của công ty vẫn còn những điểm tồn tại cần phải khắc phục nhằm nâng

cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty.

Trên cơ sở những mặt tích cực và những tồn tại đã được trình bày ở

chương 2 về thực tế sử dụng VLĐ ở DN, em xin nêu ra một số biện pháp về tổ chức sử dụng VLĐ nhằm góp phần đẩy mạnh công tác nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ của công ty như sau:

Chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VLĐở công ty.

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với mỗi DN hoạt động

trong nền kinh tế thị trường. Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy

động và sử dụng VLĐ là biện pháp cần thiết, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quả sử dụng VLĐ ở DN. Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ là

hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ của DN và sử dụng chúng sau cho hiệu quả nhất.

Thực tế quản lý tổ chức huy động và sử dụng VLĐ cho thấy có nhiều tồn

tại, hạn chế như đã nêu ở chương 2, do đó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử

dụng VLĐ ở công ty. Vậy để bảo đảm cho việc sử dụng VLĐ đạt hiệu quả

cao khi lập kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ cần chú ý quan tâm một số vấn đề sau:

* Công ty cần xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết

tối thiểu từ đó có được biện pháp phù hợp huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu này, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn ảnh hưởng xấu đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo vốn huy động được

quyền kiểm soát.

* Sau khi xác định nhu cầu VLĐ, công ty cần xác định số VLĐ thực cho

mình, số vốn thừa (thiếu) từ đó có biện pháp huy động đủ số vốn thiếu hoặc

đầu tư số vốn thừa hợp lý từ đó giảm thấp nhất chi phí sử dụng VLĐ mặt khác có thể đưa số vốn thừa vào sử dụng, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

* Căn cứ kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ điều chỉnh cho phù hợp

với thực tế công ty. Trong thực tế công ty có thể phát sinh những nghiệp vụ gây thừa vốn hoặc thiếu VLĐ, do đó công ty cần phải chủ động cung ứng kịp thời, sử dụng vốn thừa hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Ngoài ra việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào phân tích chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước kết hợp với dự

tính tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khả năng tăng trưởng trong kỳ tới và những dự đoán về nhu cầu thị trường.

Chú trọng công tác tìm kiếm thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá.

Trong năm 2004 giá trị hàng tồn kho của công ty rất lớn gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để khắc phục tình trạng ứ đọng vốn này trong năm tới công ty cần giải quyết số hàng tồn kho nhanh

chóng đưa vốn vào hoạt động sản xuất của công ty làm tăng tốc độ luân

chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Công ty cần quan tâm đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

+ Tổ chức khảo sát, nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường về các mặt hàng

công ty đang sản xuất, và các mặt hàng có mối quan hệ bổ sung thay thế. Từ đó công ty chủ động tìm kiếm bạn hàng, khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho công ty, mặt khác công ty chủ động lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm.

+ Nhằm tăng nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho công ty có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích tiêu thụ như chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán đã nêu ở giải pháp thu hồi vốn.

+ Đảm bảo phương tiện vận chuyển an toàn nhanh chóng, kịp thời đầy đủ, giữ chữ tín với khách hàng là một nhân tố có tác động mạnh làm khối

lượng hàng tiêu thụ tăng lên, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ từ đó nâng cao

hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

Mỗi DN thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời

thông qua việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của mình. Do đó, để khắc phục

hạn chế khai thác hết thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ đảm bảo quá trình tái sản xuất thường xuyên liên tục DN cần thực hiện các biện pháp sau:

- Mở rộng hệ thống đại lý của công ty ở các tỉnh, thành phố ở miền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung và miền Nam, thông qua các đại lý công ty khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, mặt khác công ty căn cứ vào thông tin thu được về nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng tại các thị trường đó để có kế hoạch tiêu thụ hợp lý.

- Tăng cường hợp tác với đối tác nước ngoài, tăng xuất khẩu trong điều kiện kinh tế quốc tế hoà nhập.

Như vậy, việc thúc đẩy tìm kiếm thị trường mới giúp công ty tăng cường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ra thị trường trong nước Nam Bộ, Trung Bộ, từ đó giảm thiểu lượng hàng tồn kho cần thiết.

Qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty thương mại và Đầu tư phát triển miền núi Thanh Hoá” ppt (Trang 25 - 48)