- Nam 11 47,8 11 47,8 11 45,8 0 0 0 0 - Nữ 12 52,2 12 52,2 13 54,2 0 0 1 4,3 2. Phân theo trình độ - Trên đại học 1 4,3 1 4,3 1 4,2 0 0 0 0 - Đại học 15 65,2 17 73,9 18 75 2 8,7 1 4,3 - Dưới đại học 7 30,4 5 21,7 5 20,8 -2 -8,7 0 0
(Nguồn phòng kế toán- hành chính NHNo&PTNT Chi nhánh Lộc Hà)
Qua bảng 2.1, ta thấy nhìn chung, tổng số lao động của Chi nhánh trong 3 năm qua không có sự thay đổi đáng kể về mặt số lượng. Năm 2010 so với năm 2009 không thay đổi số lượng nhân sự, chỉ tăng một người vào năm 2011, nâng tổng số cán bộ công nhân viên từ 23 lên 24 người, tương ứng với 4,30%. Điều này được giải thích là bởi trong giai đoạn này ngân hàng hầu như không có cán bộ công nhân viên nào đến tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, việc Ngân hàng duy trì số lao động hiện có và tăng thêm số lượng không đáng kể là do đơn vị tập trung vào đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ. Nhìn vào bảng 2.1, ta có thể thấy chất lượng trình độ của đội ngũ nhân viên ngày càng được cải thiện và nâng cao. Số lượng cán bộ đại học tăng nhanh qua từng năm (so với năm 2009 thì năm 2010 tăng 2 người, tương ứng với 8,7%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 1 người, tương ứng với 4,3%) và số cán bộ có trình độ dưới đại học giảm đi tương ứng. Có được điều này là do số lượng cán bộ được gửi đi đào tạo hoặc tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn do ngân hàng và các trường đại học tổ chức.
GVHD: TH.S NGUYỄN HỮU THỦY
Trong cơ cấu lao động phân theo giới tính thì lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nam giới và tập trung chủ yếu ở bộ phận giao dịch. Kết cấu này là do đặc thù kinh doanh dịch vụ của ngành ngân hàng.
2.1.5. Kết quả kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2011 2.1.5.1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Lộc Hà
Huy động vốn là một hoạt động quan trọng tạo nên nguồn vốn phong phú hơn cho ngân hàng để tăng cường hoạt động cho vay tạo thu nhập cho ngân hàng. Huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Trong bối cảnh thị trường tiện tệ cạnh tranh gay gắt với nhiều diễn biến phức tạp khó lường, nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng; lãi suất cho vay và lãi suất huy động tăng- giảm liên tục. Do vậy cạnh tranh về nguồn vốn huy động ngày càng diễn ra gay gắt. Để đáp ứng vốn cho nhu cầu kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức huy động: tiết kiệm trả trước, tiết kiệm trả sau, tiết kiệm tích luỹ... song song với nó là các chương trình tiết kiệm dự thưởng.
HỮU THỦY
Kết quả tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm 2009-2011 được tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Lộc Hà giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu Giá trịNăm 2009% Giá trịNăm 2010% Giá trịNăm 2011% +/-2010/2009% +/-2011/2010%
Tổng nguồn vốn huy động 105.616 100 139.815 100 178.644 100 34.199 32,38 38.829 27,77 1.Huy động nội tệ 87.483 82,83 128.119 91,63 170.178 95,26 40.636 46,45 42.059 32,82 2. Huy động ngoại tệ 18.133 17,17 11.696 8,37 8.466 4,74 -6.437 -35,50 -3.230 -27,62
GVHD: TH.S NGUYỄN HỮU THỦY
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số huy động được của Chi nhánh liên tục tăng qua từng năm, cụ thể: So với năm 2009 thì năm 2010 tổng nguồn vốn huy động được là 139.815 triệu đồng, tăng 34.199 triệu đồng (tương ứng với 32,38%). Và năm 2011 là 178.644 triệu đồng tăng 38.829 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng 27,77%). Trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn mà tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn có mức tăng trưởng rõ rệt như vậy là nhờ Chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả các hình thức huy động như tuyên truyền, quảng cáo trên các đài phát thanh đến các xã, bằng pa nô, áp phích, tiền gửi tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn, quay thưởng tặng quà,... Năng động linh hoạt trong việc áp dụng cơ chế lãi suất và thực hiện tốt việc giao khoán chỉ tiêu đến từng cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Mặt khác huyện Lộc Hà là một huyện mới được thành lập, số lượng ngân hàng đóng tại địa bàn còn hạn chế do đó sự cạnh tranh với ngân hàng khác hầu như chưa có, đó là một lợi thế của chi nhánh.
Sự chênh lệch trong cơ cấu vốn huy động cũng khá cao. Tại NHNo&PTNT huyện Lộc Hà nguồn vốn huy động nội tệ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng vốn huy động. Năm 2009 tổng vốn huy động nội tệ là 87.483 triệu đồng chiếm tỷ lệ 82,83% trên tổng vốn huy động, trong khi đó vốn huy động ngoai tệ chỉ là 18.133 triệu đồng chiếm 17,17%. Qua năm 2010 lượng vốn huy động nội tệ cao hơn là 128.119 triệu đồng chiếm tỷ lệ 91,63% trên tổng vốn huy động, tăng 40.636 triệu đồng tức tăng 46,45% so với năm 2009. Năm 2011 thì tổng vốn huy động nội tệ là 170.178 triệu đồng chiếm tỷ lệ 95,26% trên tổng vốn huy động, tăng 42.059 triệu đồng hay tăng 32,82% so với năm 2010. Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ là 8.466 triệu đồng chiếm tỷ lệ 4,74% trên tổng vốn huy động. Nguồn vốn ngoại tệ trong 3 năm chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trên tổng vốn huy động của ngân hàng, điều này do tính chất của ngân hàng là ngân hàng nông nghiệp đối tượng phục vụ chủ yếu là người dân, huy động vốn từ người dân để phục vụ nhu cầu vay vốn của người dân, mà số tiền người dân sử dụng là tiền VNĐ do đó họ sẽ gửi tiết kiệm bằng tiền họ sử dụng.
HỮU THỦY
Cơ cấu huy động vốn nội tệ:
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn nội tệ của chi nhánh NHNo&PTNT Lộc Hà giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu GT2009 % GT2010 % GT2011 % +/-2010/2009% +/-2011/2010%
Tổng vốn huy động nội tệ 105.616 100 128.119 100 170.178 100 22.503 21,30 42.059 32,83 1. Tiền gửi có kỳ hạn 84.084 79,61 122.871 95,90 163.818 96,26 38.787 46,13 40.947 33,33 2. Tiền gửi không kỳ hạn 21.532 20,39 5.248 4,10 6.360 3,74 -16.248 - 75,50 1.112 21,19