Những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến những ưu nhược điểm của công ty.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu với Lào" pdf (Trang 29 - 32)

ưu - nhược điểm của công ty.

* Những nguyên nhân khách quan.

Công ty Xuất nhập khẩu với Lào ra đời cùng với việc chuyển dịch nền kinh tế đất nước từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Do vậy cùng với việc mở ra các cơ hội mới, thì đi cùng với nó cũng sẽ là vô vàn những khó khăn thử thác đó là:

- Thứ nhất: Đó là đất nước ta mới thực hiện đổi mới chưa phải là lâu do vậy còn tồn tại các chính sách chưa hợp lý, chồng chéo, chưa tạo được môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh.

Thu hoạch thực tập Nguyễn Văn Sơn - Thứ hai: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực 1997-1998 vừa qua đã có tác động không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ, làm giảm sức mua, ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xuất khẩu của Công ty.

- Thứ ba: Sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, buôn bán quốc tế.

- Thứ tư: Sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp nước ta còn hạn chế, do các nguồn cung cấp thông tin còn khan hiếm, hoặc khi có được thông tin thì đã mất cơ hội.

- Thứ năm: Việc thực hiện hoàn thuế VAT đầu vào của nhà nước chậm, mất thời gian, làm tồn đọng một lượng vốn rất lớn của công ty ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, do đặc trưng của công ty là một Công ty thương mại nên vòng quay của vốn là rất ngắn nếu bị đọng vốn sẽ ảnh hưởng rất lớn.

* Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nguồn vốn của công ty chưa phải là dồi dào, hiện nay việc giải quyết nhu cầu về vốn lưu động đối với công ty còn là một bài toán khá hóc búa, Công ty thường phải vay vốn ngân hàng chính điều này đã làm giảm lợi nhuận của công ty.

Thứ hai, thị trường của công ty còn bấp bênh, không ổn định, manh mún. Do vậy, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Thứ ba, việc thâm nhập vào các thị trường mới của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có được một chiến lược Marketing tương xứng.

Tóm lại, với những khó khăn chủ quan và khách quan nói trên, nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty, trong các năm qua công ty đã thực hiện tương đối tốt các chỉ tiêu Bộ giao cho và trong năm 1999 Công ty đã vinh dự được nhà nước tặng Huân chương lao động hạng ba và các cá nhân xuất sắc được Chính phủ và Bộ Thương mại tặng bằng khen.

Thu hoạch thực tập Nguyễn Văn Sơn

Chương III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VỚI LÀO - VILEXIM Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VỚI LÀO - VILEXIM 1. Phương hướng xuất khẩu của công ty.

Dựa trên cơ sở tình hình thực tế hoạt động của công ty trong thời gian 1999-2001 như nguồn vốn chưa phải là dồi dào, hàng tồn kho còn nhiều nên bị đọng vốn và thuế GTGT chưa được hoàn trả, thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước không ổn định...

Căn cứ vào xu hướng phát triển kinh tế thương mại thế giới, khu vực và cả ở trong nước còn tiềm ẩn nhiều khó khăn bất trắc do khủng hoảng về dầu lửa hiện nay trên các châu lục, công ty đề ra mục tiêu chiến lược cho kế hoạch phát triển của công ty trong 5 năm tiếp theo (2001-2005) như sau:

- Tăng cường buôn bán với các nước trong khu vực và bạn hàng Lào, mở rộng thêm quan hệ hợp tác với các nước ở khu vực Châu Âu và các nước trung đông, bước đầu tiếp cận thị trường Mỹ.

- Đầu tư mạnh hơn cho xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của công ty, khai thác thêm thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, gia dụng và dược liệu.

- Nghiên cứu việc đầu tư liên doanh liên kết thêm với các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, tận dụng các lợi thế để tăng cường khả năng xuất khẩu cho công ty.

- Đảm bảo kết quả kinh doanh tương đương hoặc vượt các năm trước, bảo đảm được nguồn vốn nhà nước cấp và bổ sung nguồn vốn cho công ty, hoàn thành các khoản nộp ngân sách theo đúng quy định về số lượng và thời hạn.

- Hiện nay công ty đang có dự án từ nay đến năm 2010: quy hoạch vùng sản xuất tập trung cho các vùng trồng lạc ở Nghệ An, Thái Nguyên, để phục vụ cho xuất khẩu.

Thu hoạch thực tập Nguyễn Văn Sơn phán giao dịch với khách ngoại, tạo nguồn hàng thanh toán.

Bảng số 9: Dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu và các chỉ tiêu tài chính các năm 2001-2005 ST T Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu 1000U SD 23.000 24.000 25.000 27.000 29.000

A Xuất khẩu 1000U

SD

12.000 12.500 13.000 14.000 15.000

B Nhập khẩu 1000U

SD

11.000 11.500 12.000 13.000 14.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tạp chí Thương mại các số năm 2000, 2001, 2002.

Căn cứ vào tình hình hoạt động của công ty trong những năm vừa qua,và khả năng và tiềm lực của Công ty.

Công ty đã lập ra chiến lược hành động cho doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu từ 2001 đến năm 2005. Qua bảng số liệu trên cho thấy công ty đã đề ra kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu kinh tế rất khả năng, cụ thể về: kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau tăng hơn năm trước khoảng 2 triệu USD, tương đương với số tương đối là: 8,7%. Trong đó xuất khẩu tăng 1 triệu USD, tương đương với 8,8%, nhập khẩu tăng 1 triệu USD, tương đương với 8,6%.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu với Lào" pdf (Trang 29 - 32)