Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong công tác

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. (Trang 43)

công tác quản lý bảo vệ rừng ở Hạt kiểm Huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn

3.4.1. Những thuận lợi

- Được hỗ trợ vốn đầu tư phát triển kinh tế sản xuất và trồng rừng. Được cán bộ lâm nghiệp xã hướng dẫn trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong sản xuất Lâm nghiệp.

- Được sự chỉ đạo sát sao của Chi cục Kiểm Lâm Lạng Sơn, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Thường trực Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, sự phối hợp nhiệt tình, đồng bộ của các ngành chức năng, các cơ sở thôn, xã và sự hưởng ứng tham gia của quần chúng nhân dân trong việc thực hiên công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.

- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác QLBVR ngày càng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ Kiểm lâm áp dụng đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo về và phát triển rừng,

- Đội ngũ các bộ của Hạt có độ tuổi bình quân khá trẻ, sức khỏe tốt, được đào tạo cơ bản.

- Người dân đã biết khai thác tiềm năng, thế mạnh từ rừng trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng tạo việc làm tại chỗ và tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo từ kinh tế đồi rừng.

- Quy ước hương ước bảo vệ rùng ở các thôn bản đã được xây dựng, cam kết bảo vệ rừng và PCCCR từ xã đến hộ gia đình được ký kết, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuân lợi cho công tác triển khai, thực hiện công tác quản lý bảo vệ rùng từ cơ sở.

- Đã có sự phối kết hợp đồng bộ giữa lực lượng kiểm lâm và các ban ngành, các cấp có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

- Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức người dân đã và đang được đẩy mạnh.

- Nhờ có những buổi tuyên truyền giáo dục, các hội thi được tổ chức hàng năm mà nhân dân trên toàn huyện đã nâng cao được trình độ dân trí, người dân đã tự ý thức được tầm quan trọng và nghĩa vụ của công tác quản lý bảo vệ rừng, nhờ vậy mà tình trạng vi phạm lâm luật đã giảm đáng kể

3.4.2 Những khó khăn

- Lực lượng kiểm lâm của Hạt hoạt động trên địa bàn khá rộng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của một số cán bộ, công chức còn yếu, thiếu kinh nghiệm, vì vậy chưa làm tốt chức năng tham mưu cho chính quyền cơ sở về quả lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, hiệu quả công tác đạt chưa cao.

- Trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp, nhận thức của một số người dân về QLBVR còn hạn chế. Đời sống kinh tế của họ còn nghèo, còn dựa và rừng và nhu cầu về gỗ của xã hội ngày càng tăng.

- Nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tăng mạnh, khả năng cung ứng lâm sản của rừng hạn chế, việc mất cân đối giữa cung và cầu thực sự gay gắt, không thể bão hòa; giá trị cuẩ gỗ, đồn vật rừng và lâm sản ngoài gỗ tăng cao hàng năm, do vậy các đầu nậu thu gom, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã đã tìm mọi thủ đoạn để vận chuyển, buôn bán gây không ít khó khăn cho lực lượng làm công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn.

- Ý thức chấp hành về công tác phòng cháy và chủ động tham gia chữa cháy rừng của một bộ phận người dân và chủ rừng chưa cao do vậy trên địa bàn huyện vẫn còn xảy ra cháy rừng việc chữa cháy chưa kịp thời ở cơ sở.

- Đa số các tổ quần chúng bảo vệ rùng ở cơ sở thôn chưa hoạt động thường xuyên ngại va chạm, nên hiệu quả của việc ngăn chặn từ gốc các

hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản chưa cao. Một số cán bộ chủ chốt ở cơ sở chưa nâng cao ý thức trách nhiệm, nhìn thấy vi phạm mà không dám tố giác hoặc ngành chức năng đẻ kịp thời ngăn chặn.

- Một số ít người dân ký cam kết bảo vệ rừng còn mang tính hình thức, phong trào.

- Các biện pháp xử lý của chính quyền cơ sở đối với các hộ vi phạm chưa mạnh, chưa có tính răn đe, giáo dục.

- Do địa phương nhiều đường xá đi lại khó khăn nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

Do rừng xa nhà nên việc trồng và chăm sóc bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Ý thức của một số người trong công tác QLBVR chưa cao. Trình độ dân trí thấp nên nhận thức về QLBVR, PCCCR còn hạn chế.

3.4.3 Một số tồn tại

- Trước hết, vấn đề nổi bật nhất vẫn là tình trạng mua bán, vận chuyển các loại lâm sản trái phép trên địa bàn huyện Văn Lãng tuy không phải là điểm nóng nhưng thường có những diễn biến phức tạp, thất thường nên rất cần phải được giám sát, nắm bắt chặt chẽ và cần có biện pháp xử lý mạnh tay, nghiêm minh kịp thời, triệt để. Tình trạng khai thác gỗ trái phép nhỏ, lẻ ở của người dân vẫn diễn ra. Tình hình chung cho thấy, tình trạng vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép vẫn chưa được chặn đứng hoàn toàn.

- Việc áp dụng cơ chế chính sách đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn lỏng lẻo, thiếu tính hợp lý và đồng bộ, chưa thể gắn kết chặt chẽ được 2 vấn đề đó là: quyền lợi với trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

3.4.4 Nguyên nhân

- Một số các chính sách của Nhà Nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn khá nhiều chỗ thiếu tính đồng bộ, trong đó có những quy định còn khá bất cập, bất hợp lý, chưa thể thu hút, khuyến khích được người dân và cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Những công trình xây dựng, hệ thống giao thông ở nông thôn phát triển khá mạnh mẽ, góp phần tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là nâng cao giá trị từ rừng, từ gỗ, từ các loài TNR khác. Nhưng mặt khác, đây cũng là những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Do nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản cao, lợi nhuận đem lái lớn nên đã tạo động cơ cho việc buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép.

- Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mực, chưa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Ở một số địa bàn các xã và thị trấn, chính quyền vẫn chưa có được sự nhận thức đầy đủ, việc tổ chức thực hiện chưa triệt để trong vấn đề quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo quyết định số 245/1998/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giữa lực lượng kiểm lâm với các xã, thị trấn, các cấp ngành, chính quyền chưa được thường xuyên, chưa có được sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bên liên quan với nhau, dẫn tới hiệu quả đạt được chưa cao.

- Tại một số nơi thuộc vùng sâu, vùng xa người dân vẫn chưa được phổ biến dịch vụ Internet, khiến cho người dân bị lạc hậu, chậm trễ trong việc cập nhật các nguồn thông tin.

- Lực lượng kiểm lâm còn khá mỏng, trang thiết bị cần thiết và đã bị xuống cấp về chất lượng, chưa đáp ứng tốt được nhu cầu của nhiệm vụ. Hoạt động của một số kiểm lâm viên địa bàn phụ trách còn thiếu và yếu, chưa làm tròn bổn phận trách nhiệm, chưa làm tốt một số vấn đề tham mưu cho UBND xã, thị trấn thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và đất lâm nghiệp.

- Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào rừng.

3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn hạt kiểm lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn

- Cần phải đẩy mạnh và tuyên tuyền, phổ biến rộng rãi dưới nhiều hình thức và các biện pháp khác nhau cho toàn thể nhân dân trong địa bàn huyện về Luật bảo vệ và phát triển rừng, vận động người dân phải nghiêm chỉnh thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng. Yếu tố quan trọng nhất đó là phải làm sao để nâng cao được ý thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khi người dân đã có đầy đủ các nhận thức tích cực thì công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mới có thể nâng cao và hoạt động với hiệu quả cao nhất.

- Cần nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cấp xã, thôn, xóm trong vấn đề bảo vệ rừng. Trách nhiệm rất quan trọng của UBND các xã, thị trấn là thực hiện đầy đủ vấn đề quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, về bảo vệ rừng theo quyết định số 245/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nếu vẫn để xảy ra tình trạng lâm tặc đốt phá rừng, đốt rừng, để mất rững xảy ra trên địa bàn xã, thị trấn nào thì Chủ tịch UBND của xã, thị trấn đó phải có trách nhiệm kiểm điểm trước cấp ủy Đảng và chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND cấp huyện.

- Với đặc thù là một huyện miền núi, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào rừng. Trong khi đó chi phí để phát triển nghề rừng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu vì vậy cần chuyển giao những dự án, những mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế cao đến với người dân tạo công ăn việc làm tại chỗ để họ làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

- UBND các cấp xã, thị trấn phải có trách nhiệm chỉ đạo các thôn, xóm, bản có rừng và đất lâm nghiệp cần xây dựng, bổ sung hoàn thiện các quy ước và hương ước về bảo vệ và phát triển rừng.

- Tiến hành làm tốt công tác kiện toàn lại Ban chỉ đạo về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và PCCCR ở tất cả địa bàn các xã, thị trấn, các Tổ quản lý bảo vệ rừng ở các thôn, xóm, đưa vào hoạt động có quy trình và hiệu quả.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ và phát triển rừng, các quy định về phòng cháy chữa cháy.

- Kiểm tra và rà soát xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

- Thường xuyên kiểm tra, tuần tra nắm chắc địa hình diễn biến thời tiết và thông báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng tại khu vực đã xác định trên các phương tiên thông tin đại chúng.

- Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong công tác bảo vệ rừng, các lực lượng kiểm lâm phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng như Công an, Quân đội, Dân quân. Ngoài ra còn phải phối hợp với các cấp, các ngành như: các xã, thị trấn, và các chủ rừng tiến hành tổ chức các buổi truy quét bất ngờ nhằm ngăn chặn có hiệu quả với

tình trạng phá hoại rừng, khai thác TNR trái phép, buôn bán vận chuyển trái phép lâm sản.

- Tiến hành chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, Dự án phát triển kinh tế xã hội, cần phải có những chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, cần thiết và hợp lý để nhằm nâng cao đời sống cho những người dân sống nhờ rừng, có những chính sách xóa đói giảm nghèo cho tất cả những hộ, gia đình đang gặp khó khăn trong cuộc sống ở trên toàn địa bàn huyện.

- Cần cải cách hợp lý tất cả những thủ tục hành chính về khai thác, lưu thông lâm sản, có chính sách mở rộng thị trường lâm sản.

- Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho tất cả các kiểm lâm viên trên địa bàn huyện và các cán bộ trong Ban quản lý bảo vệ rừng các xã. Gắn kết chặt chẽ kiểm lâm viên địa bàn với rừng, với chính quyền cơ sở, với nhân dân để quản lý và bảo vệ có hiệu quả cao các TNR.

- Tăng cường đầu tư, đổi mới, nâng cao chất lượng tất cả các loại trang thiết bị cần thiết cho Hạt kiểm lâm để đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của nhiệm vụ.

- Thực hiện tốt quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn bản.

- Xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm lâm luật, cần bổ sung đầy đủ vũ khí và phương tiên thông tin liên lạc và các thiết bị khác phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.

PHẦN 4

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Thực hiện chuyên đề: “ Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn” có một số kết

luận sau:

Văn Lãng là một huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp tương đối lớn chiếm 85,5% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa có rừng trên địa bàn toàn huyện còn khá lớn chiếm 37% diện tích tự nhiên. Diện tích đất có rừng chiếm 48,5%, rừng tự nhiên chủ yếu là những cây gỗ nhỏ giá trị kinh tế thấp, rừng trồng chủ yếu là trồng Hồi, Sa Mộc.

- Tuyên truyền trực tiếp: trong năm qua Hạt kiểm lâm Văn Lãng đã mở 14 hội nghị, cuộc họp thôn tuyên truyền về công tác QLBVR, PCCCR cho 572/4000 lượt nghe đạt 14,3% kế hoạch.

- Tuyên truyên truyền lưu động:

+ Phối hợp với báo, đài truyền hình Lạng Sơn tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng: 03/01 lần đạt 300% kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tuyên truyền qua loa đài tại các tuyến đường liên thôn, liên xã và tại các chợ tập trung: 02 lần trên 9000 lượt nghe đạt 180% kế hoạch.

Tình hình khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn nhìn chung ít phức tạp, không có tụ điểm nóng về khai thác, vận chuyển, buôn bán. Cụ thể:

Năm 2011 phát hiện và lập biên bản 08 vụ. Năm 2012 phát hiện và lập biên bản 10 vụ. Năm 2013 phát hiện và lập biên bản 09 vụ.

* Đã xử lý: 07 vụ; còn tồn: 02 vụ (chuyển viện kiểm sát tiếp tục điều tra khởi tố hình sự)

Trong đó: Số vụ có đương sự: 06 vụ; không đương sự: 03 vụ

* Xử phạt hành chính: 07 vụ, Trong đó: Phạt tiền 03 vụ, tịch thu lâm sản, phương tiện 06 vụ.

* Lâm sản động vật rừng tịch thu: - Gỗ xẻ quý hiếm (nhóm IIA): 0,172m3

- Gỗ xẻ tạp các loại: 0,093m3, giảm 0,4 m3 so với năm 2012

- Khác (lọ tăm bằng gỗ trắc): 29 chiếc

- Động vật hoang dã thông thường ( rắn ráo): 86kg, giảm 88kg so với năm 2012 (tổ chức bán phát mại)

- Động vật rừng quý hiếm: Voọc: 05 con (đã tổ chức tiêu hủy)

Cu li: 12 con= 16kg (giao cho trung tâm cứu hộđộng vật)

* Phương tiện tạm giữ: 04 chiếc các loại, tăng 02 chiếc so với năm 2012 trong đó : xe máy 2 chiếc, xe ô tô: 02 chiếc

* Phương tiện tịch thu: xe máy 01 chiếc, 01 chiếc đang trong quá trình điều tra, chưa xử lý.

* Tổng thu ngân sách:35.099.000đ/ 50.000,000đ. Đạt 70% so với kế hoạch giao. Trong đó: thu tiền phạt: 17.250.000đ, thu bán lâm sản động vật rừng: 17.849.000đ

4.2 Tồn tại

Do thời gian có hạn, địa bàn nghiên cứu rộng, chuyên đề chủ yếu dùng phương pháp kế thừa có chọn lọc và phương pháp điều tra nhanh ở nông thôn,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. (Trang 43)