IV. Đặc điểm chung của nền kinh tế Việt Nam tác động đến cấu trúc
2. Tổng quan vê cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
Năm 2010 – 2013 là giao đoạn chứng kiến nhiều sự biến động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy mà cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong thị trường cũng có nhiều biến động do tác động của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán giảm sâu khiến cho việc cổ phần hóa, huy động vốn trên thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn.
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam Vốn cổ phần thường
Lợi nhuận chưa phân phối Vốn vay ngân hang
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Phát hành cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu cho đối tác chiến lược 3. Ví dụ
VÍ DỤ CẤU TRÚC VỐN TRONG THỰC TIỄN VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH ( CII )
TÊN CÔNG TY : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH ( CII )
NGÀY THÀNH LẬP: 24/12/2001
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHÍNH
- Dịch vụ: Thu phí giao thông
- Kinh doanh nhà ở, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính... TẦM NHÌN :
Phát triển Công ty thành một tổ chức đầu tư tài chính lớn, có sức cạnh tranh cao trong lĩnh vực đầu tư,khai thác các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư và hưởng lợi từ việc đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật và xã hội
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần 237,127,518 706,524,882
Giá vốn 68,932,756 236,197,125 Lợi nhuận gộp 168,194,761 470,327,756 Thu nhập tài chính 840,599,168 299,850,796 Chi phí tài chính 237,299,476 248,717,528 Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh
596,784,476 197,522,281
Lợi nhuận trước thuế
626,686,218 162,507,706
Lợi nhuận sau thuế
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Tiền và tương đương tiền
442,112,016 797,248,819
Đầu tư tài chính ngắn hạn 158,452,600 152,072,313 Phải thu ngắn hạn 542,545,171 329,241,109 Hàng tồn kho 204,828,257 435,358,503 Tài sản ngắn hạn khác 49,949,926 87,811,296 Tài sản cố định 3,534,140,516 4,029,635,898 Lợi thế thương mại 58,405,306 81,726,915
Đầu tư tài chính dài hạn 1,381,726,479 1,439,114,906 Tài sản dài hạn khác 40,149,033 135,755,522 Tổng tài sản 6,637,744,908 8,016,672,560 Nợ ngắn hạn 1,760,292,850 2,429,713,063 Nợ dài hạn 3,221,635,954 3,591,099,179 Vốn chủ sở hữu 1,476,522,883 1,631,242,124 Lợi nhuận chưa
phân phối
330,776,067 300,553,260
Kịch bản: theo nghị quyết DHCD thường niên năm 2014 công ty CII có kế hoạch bổ sung nguồn vốn tài trợ cho các dự án xây dựng cầu Sài Gòn 500 tỷ, B.O.T mở rộng xa lộ Hà Nội 250 tỷ, di dời đường đay cao thế đường sắt Bến Thành- Suối Tiên 250 tỷ. Tổng nguồn vốn bổ sung 1000 tỷ.
Công ty xem xét hai phương án sau:
Phương án 1: phát hành 1000 tỷ trái phiếu lãi suất 8%/ năm
Phương án 2: phát hành 50 triệu cổ phiếu với giá 20 000 VND/cổ phiếu Với kế hoạch đầu tư trên, năm 2014 EBIT 2014 sẽ tăng 30%. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, công ty đang lưu hành 115,527,000 cổ phiếu
PHÂN TÍCH EBIT-EPS Đơn vị 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Phương án tài trợ 2014 Nợ Phát hành cổ phiếu EBIT-lợi
nhuận trước thuế và lãi vay 325,485,540 423,131,202 423,131,202 Lãi vay 162,978,834 242,978,834 162,978,834 lợi nhuận trước thuế 162,507,706 180,152,368 260,152,368 Thuế TNDN (25%) 40,626,927 45,038,092 65,038,092
Lợi nhuận sau
thuế 121,880,780 135,114,276 195,114,276
Lợi nhuận dành cho cổ đông
thường
Số lượng cổ
phần thường 115,527,000 115,527,000 165,527,000
Lãi cơ bản trên
1 cổ phiếu EPS 1.054998221 1.169547171 1.17874592 % thay đổi trong EBIT 30% 30% % thay đổi trong EPS 10.86% 11.73% Kết luận:
Phương án 1: phát hành 1000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suât 8%/năm Việc thực hiện theo phương án 1 làm tăng thu nhập trên từng cổ phiếu cũng như giá trị của công ty. Nhưng rủi ro mất khả năng chi trả lớn, doanh nghiệp phải gánh chịu nhiều rủi ro và điều đó có thể làm giảm giá trị doanh nghiệp. Ngoài khoản vay như trên thực tế doanh nghiệp đã có nợ vay và phải chi trả gốc và lãi trong năm càng làm tăng rủi ro mất khả năng chi trả cho doanh nghiệp.
Phương án 2: phát hành 50tr cổ phiếu giá 20 000 VNĐ
Việc thực hiện theo phương án 2 làm thu nhập trên từng cổ phiếu cao hơn phương án 1và không chịu áp lực đáo hạn trái phiếu như phương án 1.
Kết luận
Trong môi trường kinh doanh có tính toàn cầu hóa và biến động ngày càng cao, việc đưa ra những quyết định, chiến lược hướng tới mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp, nâng cao lợi ích cho chủ sở hữu ngày càng khó khăn và cần được xem xét kỹ lưỡng hơn. Huy động vốn từ nguồn nào là phù hợp, sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả, ....Những vấn đề đó phần nào được đề cập và phân tích trong bài tiểu luận này thông qua việc tìm hiểu về cấu trúc vốn, lý thuyết trật tự phân hạng , cấu trúc vốn tối ưu và tình hình thực tế ở Việt Nam.
Xem xét lý thuyết trật tự phân hạng với giả định về thông tin bất cân xứng , có thể thấy doanh nghiệp thường đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến kết cấu vốn từ việc phân hạng thị trường, có xu hướng lựa chọn nguồn tài trợ theo thứ tự ưu tiên giảm dần : tài trợ bằng vốn nội bộ (chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư), chứng khoán nợ và phát hành cổ phần thường. Lý thuyết này giải thích được vì sao các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành với môi trường kinh doanh như nhau lại có cấu trúc vốn khác nhau nhưng không giải thích được cho cấu trúc vốn của các doanh nghiệp khác ngành và không đưa ra một mô hình cấu trúc vốn tối ưu.
Trong khi đó, doanh nghiệp luôn có nhu cầu vốn thường xuyên cho việc đầu tư và phát triển, chủ động hơn trong việc hoạch định các sách lược, thì việc nghiên cứu mô hình cấu trúc vốn tối ưu, đưa ra mô hình cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất đã đáp ứng được yêu cầu này. Việc phân tích thực trạng ở Việt Nam và mô hình một công ty cụ thể đưa ra một cái nhìn đầy đủ và chi tiết hơn về vấn đề này này .
Dù nhiều lý thuyết và nghiên cứu về cấu trúc vốn đã được đưa ra nhưng cấu trúc vốn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm cả từ nội tại doanh nghiệp và môi trường bên ngoài nên không có một lý thuyết hay mô hình chuẩn cho tất cả các doanh nghiệp. Căn cứ vào thực tế hoạt động, điều kiện chủ quan, khách quan trong từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với lợi ích của doanh nghiệp.
Do giới hạn của đề tài cũng như thời gian tìm hiều, bài tiểu luận chỉ dừng lại ở việc phân tích các lý thuyết, các vấn đề dựa trên các tài liệu, số liệu có sẵn. Các vấn đề chuyên sâu, mở rộng với khảo sát thực tế về lý thuyết trật tự phân hạng, cấu trúc vốn, cấu trúc vốn tối ưu sẽ được đề cập đến trong các đề tài nghiên cứu chuyên môn khác.
Nguồn và tài liệu tham khảo
Myers, S.C., 1984, “The capital structure puzzle”, Journal of Finance 39, 575–592. Bài báo này chống lại “lý thuyết đánh đổi tĩnh” và “trật tự phân hạng”, chính là hai lý thuyết nền tảng cho sự lựa chọn cấu trúc vốn của các công ty. Trong lý thuyết đánh đổi tĩnh, cấu trúc vốn tối ưu đạt được khi lợi thế thuế do đi vay được cân bằng, ở điểm cực biên chi phí kiệt quệ tài chính. Trong lý thuyết đánh đổi, các doanh nghiệp thích tài trợ bằng vốn nội bộ hơn là vốn từ bên ngoài, và thích nợ hơn vốn cổ phần nếu tài trợ vốn từ bên ngoài là cần thiết.
Theo bài báo : Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp : Việt Nam đang đi sau thế giới http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/150487/giam-thue-thu-nhap-dn--viet- nam-dang-di-sau-the-gioi.html
Theo bài viết : Các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam
http://archive.saga.vn/view.aspx?id=8938
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...