Phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt

Một phần của tài liệu Phát triển két cấu hạ tầng để bảo đảm và thúc đẩy phát triển bền vững.pdf (Trang 32 - 34)

III- CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẬT ẦNG ĐỂ ĐẢM BẢO VÀ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

3-Phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt

lc thông sut

Bưu chính, viễn thông là bộ phận quan trọng trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, góp phần rất quan trọng phát triển kinh tế- xã hội từng vùng và cả nước, vì vậy, phát triển mạnh mạng bưu

chính viễn thông là góp phần lớn vào thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh ở các vùng và cả nước. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế- xã hội trong từng vùng và nâng cao dân trí.

Để bưu chính, viễn thông có tác động tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội các vùng và cả nước, từ nay đến năm 2020 tập trung vào các biện pháp sau đây:

- Phát triển mạng lưới thông tin hiện đại và đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong hệ thống lãnh đạo, quản lý và các dịch vụ tài chính, thương mại, giáo dục, y tế, tư vấn… Mở

rộng khả năng hoà mạng viễn thông với chi phí có khả năng cạnh tranh quốc tế; phủ sóng phát thanh, truyền hình đến các xã, thôn trong cả nước và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới với chất lượng ngày càng cao.

- Phát triển nhanh mạng bưu chính, viễn thông công cộng cũng như chuyên dùng theo hướng đi thẳng vào kỹ thuật hiện đại, cơ giới hoá, tự động hoá, điện tử- tin học hoá bằng kỹ thuật số, quang học để có dung lượng lớn, tốc độ cao và chất lượng cao. Tiến tới thực hiện mạng số hoá đa dịch vụ, mạng thông tin cá nhân.

- Mở mang mạnh các dịch vụ mới: điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình, truyền số liệu tốc độ cao, thư điện tử, bưu phẩm khai giá… Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dịch vụ, phục vụ nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi, văn minh, lịch sự. Phổ cập sử dụng Internet, đưa vào các trường phổ thông, khác phục sự tụt hậu về lĩnh vực này.

- Mở rộng mạng thuê bao vô tuyến để bổ trợ cho các mạng cáp thuê bao, mở

rộng mạng điện thoại công cộng đến các vùng nông thôn hay khu vực thưa dân. Mở rộng mạng thông tin di động đến tất cả các huyện và một số xã, trong đó có xã vùng cao, vùng sâu, hải đảo.

- Phát triển mạng truyền số liệu quốc gia với nhiều loại tốc độ, làm nòng cốt cho các mạng truyền số liệu riêng, của các ngành (ngân hàng, thống kê, hàng không…).

- Phát triển thư điện tử đến các tỉnh, thành, thị xã lớn, khu kinh tế, trung tâm thương mại hay du lịch lớn, bằng hộp thư điện tử của bưu cục hoặc khách hàng dùng máy tính của mình đấu vào mạng.

- Hiện đại hoá ngành viễn thông, phát triển giao lưu các nước bằng hệ thống cáp quang lớn.

- Đưa dịch vụ bưu chính đến gần người dân hơn, bằng cách tổ chức thêm bưu cục, thêm đại lý bưu chính để các xã có dịch vụ bưu chính. Nhanh chóng xoá các điểm trắng về dịch vụ bưu chính, viễn thông, đảm bảo 100% số xã ở các vùng

được phục vụ thông tin điện thoại. Nâng cao mật độ điện thoại. Dịch vụ Internet

được cung cấp rộng rãi tới các trường đại học và phổ thông trung học trong cả

nước. Tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình của thế giới. Từ năm 2010

đến 2020, các chỉ tiêu sử dụng điện thoại và Internet của Việt Nam phấn đấu đuổi kịp, ngang bằng trung bình khu vực.

Một phần của tài liệu Phát triển két cấu hạ tầng để bảo đảm và thúc đẩy phát triển bền vững.pdf (Trang 32 - 34)