4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Văn Quan là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Lạng Sơn, cách Thành phố Lạng Sơn 35 km, có đường Quốc lộ 1B chạy qua, với 24 đơn vị hành chính (23 xã và 1 thị trấn). Huyện có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng.
- Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng. - Phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn. - Phía Tây giáp huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn.
Huyện Văn Quan có diện tích tự nhiên là 55.028,23 ha. Huyện có đường Quốc lộ 1B và Tỉnh lộ 279 chạy qua với tổng chiều dài 50 km. Quốc lộ 1B chạy từĐông sang Tây, đóng vai trò trục chính trong hệ thống giao thông, nối liền giữa vùng kinh tế mở Đồng Đăng – Lạng Sơn và Bình Gia – Bắc Sơn. Tỉnh lộ 279 chạy từ Bắc xuống Nam, là tuyến giao lưu với Đồng Mỏ - Chi Lăng.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Văn Quan là huyện vùng núi của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao trung bình khoảng 400 m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi các dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc...
Địa hình bị chia cắt mạnh gây hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, việc quy
hoạch bố trí các khu công nghiệp, khu chuyên canh sản xuất hàng hóa, khu đô thị, khu dân cư cũng gặp nhiều khó khăn.
4.1.1.3. Khí hậu
Huyện Văn Quan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hanh, ít mưa.
Nhiệt độ trung bình năm là 21,7oC.
Lượng mưa bình quân năm là 1.500 mm. Do sự phân bố lượng mưa không đều gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.
Độẩm không khí bình quân 81,5%.
Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam, vùng không bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.
Lượng bốc hơi bình quân năm là 811 mm. Số giờ nắng trung bình năm là 1.466 giờ.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Văn Quan có hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố khá đồng đều, có 2 con sông lớn chảy qua:
- Sông Kỳ Cùng: thuộc hệ thống sông Tây Giang (Trung Quốc), bắt nguồn từ núi Bắc Xa cao 1.166 m ở huyện Đình Lập, chảy qua huyện Cao Lộc đến huyện Văn Quan, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 35 km, bắt đầu từ Nà Kiểng đến Điềm He chảy theo hướng Đông Tây, từĐiềm He đến hết ranh giới huyện chảy theo hướng Nam Bắc. Chế độ dòng chảy biến động lớn, về mùa mưa thường xuất hiện lũ.
- Sông Môpya: Bắt nguồn từ vùng núi phía Nam huyện, chảy qua xã Tri Lễ, xã Lương Năng, xã Xuân Mai, xã Vĩnh Lại, xã Song Giang; hợp lưu với sông Kỳ Cùng ở Pắc Làng; đoạn chảy qua huyện dài khoảng 50 km.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Văn Quan nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt. Kinh tế phát triển ổn định. Huyện Văn Quan là một huyện miền núi nên nền kinh tế huyện đặt trọng tâm phát triển vào nông lâm nghiệp, đồng thời cũng từng bước hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống và đô thị. Tuy nhiên, do kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn thiếu, địa hình là các đồi núi cao hiểm trở nên mức độ giao lưu chưa cao và khó huy động nguồn lực bên ngoài.
Trong những năm qua, kinh tế của huyện dần có những bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của huyện còn thấp (8,04 triệu đồng/người/năm – tính theo giá hiện hành), bằng 51,54% GDP bình quân của cả tỉnh Lạng Sơn. Vì vậy huyện Văn Quan cần có những chính sách và biện pháp đẩy nhanh kinh tế phát triển, khuyến kích đầu tư, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân trong huyện.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm. Trong giai đoạn tới, với sựđầu tư của Nhà nước, của UBND tỉnh Lạng Sơn, cùng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn huyện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp : Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có sự tăng trưởng rõ rệt. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2012 đạt 137,10 tỷđồng, năm 2013 đạt 172,01 tỷđồng.
+ Sản xuất nông nghiệp: Nền nông nghiệp của huyện tăng trưởng khá nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hoá ít, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng là do áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
Trồng trọt: Mặc dù sản xuất chịu ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền trong việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụng giống mới… nên ngành trồng trọt vẫn tăng trưởng. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm trên 60,00% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
Cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng thâm canh, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị cây trồng nông nghiệp có năng suất cao và tăng giá trị ngành chăn nuôi. Diện tích gieo trồng các cây hàng năm năm 2013 là 8.189,10 ha. Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 25.900 tấn, lương thực bình quân đầu người năm 2013 đạt 476,77 kg. Các loại cây lương thực và các loại cây rau màu cơ bản giữđược về diện tích, năng suất và sản lượng.
Vùng cây ăn quả tiếp tục được mở rộng. Một số cây ăn quả chính của huyện như nhãn, hồng, mận, mơ... Tuy nhiên sản lượng chưa lớn, chưa đủ trở thành sản phẩm hàng hoá lớn trên thị trường.
Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi tiếp tục được duy trì, đến năm 2013, đàn trâu của huyện là 16.000 con; đàn bò 6.900 con; đàn lợn 33.300 con; đàn gia cầm 327.100 con, ngựa 25 con, dê 912 con, đàn ong 1.400 tổ.
- Phát triển lâm nghiệp: huyện Văn Quan tiếp tục thực hiện lồng ghép các chương trình trồng rừng như chương trình 327, PAM, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, trồng cây nhân dân được triển khai ở nhiều xã, kết hợp với việc thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân và việc nâng cao ý thức cho người dân đã phát huy tác dụng đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, góp phần nâng cao vốn rừng của huyện
* Khu vực kinh tế công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp có sự tăng trưởng nhanh. Sản phẩm chủ yếu là: Quặng kim loại, cát sỏi, đá các loại, chế biến gỗ....
Ngành công nghiệp phát triển chủ yếu là công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến. Trong giai đoạn tới, huyện cần khai thác triệt để hiệu quả của ngành công nghiệp này. Công nghiệp khai thác trên địa bàn huyện chủ yếu là khai thác mỏ quặng trên địa bàn các xã là xã Tràng Phái, Tú Xuyên, Tân Đoàn, Tri Lễ…; công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng như khai thác đá trên địa bàn các xã: Xã Tân Đoàn, Tràng Phái, Yên Phúc, Văn An...
Công nghiệp chế biến chủ yếu là chế biến nông lâm sản, với diện tích cho mục đích nông lâm nghiệp hiện có, cần đầu tư trang thiết bị tốt nhất để phát triển ngành công nghiệp này.
* Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại
Hoạt động dịch vụ – thương mại có bước phát triển khá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, các mặt hàng chính được cung ứng kịp thời, đầy đủ. Các hoạt động tài chính, tiền tệ đã tích cực khai thác các nguồn thu, đảm bảo cân đối ngân sách, tập trung đầu tư cho các nhu cầu thiết yếu và các công trình trọng điểm. Quản lý điều hành ngân sách
theo luật và kế hoạch, các đơn vị được hưởng ngân sách đã chủ động hơn trong quản lý và sử dụng nguồn vốn.
Một số ngành dịch vụ chủ lực của huyện là thương mại, dịch vụ, nhà nghỉ, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính và ngân hàng. Đây là những ngành dịch vụđem lại cho huyện doanh thu cao, đặc biệt trong những năm gần đây.
Trong thời gian tới, huyện cần đầu tư hơn nữa, để có những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và hiệu quả nhất.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội
* Dân số và lao động
Huyện Văn Quan có mật độ dân số ở mức cao so với mức trung bình chung của tỉnh Lạng Sơn. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức thấp so với tỷ lệ phát triển dân số chung. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho toàn huyện là ổn định tỷ lệ tăng trưởng dân số cơ học của huyện đểđảm bảo cho sự phát triển.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi của huyện chiếm 59,40% tổng dân số của huyện, điều đó cho thấy nguồn lao động trong huyện tương đối dồi dào. Đây sẽ là một nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Số người trong độ tuổi lao động của huyện đến năm 2013 là 32.234 người, chiếm 59,40% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 88,69% tổng số lao động của huyện. Với đặc thù là huyện miền núi nên lao động của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình độ lao động không cao. Nguồn lao động của huyện cần được quan tâm, đào tạo đểđáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề mang tính chất thời vụ nên vẫn
còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp, nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần được tập trung giải quyết.
* Giáo dục và đào tạo:
Trong năm 2013 tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi ở 24/24 xã, Thị trấn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động số người trong độ tuổi 17 – 20 đi học trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông. Quy mô, loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học. Xã hội hoá giáo dục có chuyển biến, bước đầu đã huy động toàn xã hội chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục.
Tính đến năm 2013, toàn huyện có 60 trường học, 584 lớp học, 12.663 học sinh. Cơ sở vật chất cho công tác dạy và học được tăng cường đầu tư, tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố chiếm 74%, tăng 20% so với năm 2005; không còn phòng học 3 ca.
* Y tế: Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp, đội ngũ thầy thuốc thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được thực hiện hiệu quả.
* Văn hoá- thể thao: Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền luôn được duy trì, phát triển và đẩy mạnh, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Duy trì hoạt động các nhà văn hoá trung tâm cụm xã, nhà văn hoá thôn bản. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy mạnh.
Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻđã thu hút được nhiều đối tượng, lứa tuổi tham gia tập luyện, các môn thể thao phổ biến như: Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền… được nhiều người tham gia luyện tập và thi đấu, phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì, số người tập thể dục thường xuyên.
* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ của huyện bao gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã và giao thông nông thôn. Một số tuyến giao thông đường bộ chính của huyện:
Về cơ bản các tuyến tỉnh lộ giao thông đi lại thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Với chính sách, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn, cùng với đó là xây dựng quy hoạch nông thôn mới.
-Thuỷ lợi: Về cơ bản hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của huyện với diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi là 63,78 ha, cùng hệ thống kênh mương, trạm bơm được kiên cố hoá sẽ ngày càng đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu của huyện. Đểđáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu tưới, tiêu nước của nền nông nghiệp thì huyện cần quan tâm, đầu tư để khai thác, mở rộng và kiên cố hoá các tuyến kênh mương và hệ thống thoát nước, đáp ứng nhu cầu và thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển.
-Năng lượng: Đến nay, 100% các xã đã có điện lưới Quốc gia để sử dụng và 85,60% hộ nông dân được sử dụng điện lưới quốc gia.
Huyện có một đập thủy lợi nhỏ là đập thủy điện Bản Quyền thuộc Thị trấn Văn Quan, được cung cấp nhu cầu sử dụng của người dân quanh vùng. Hiện nay đang có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp công trình phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho hoạt động của nhân dân. Kéo theo đó là các trang thiết bị sử dụng điện như máy xay xát, ti vi... phục vụ cuộc sống nhân dân ngày càng tăng.
-Bưu chính viễn thông : Hệ thống bưu chính viễn thông của huyện Văn Quan dần được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dần đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Mạng internet: Chủ yếu là do bưu điện tỉnh cung cấp, ngoài ra còn có sự tham gia của các doanh nghiệp khác như Viettel, EVN. Tính đến nay tổng số thuê bao Internet trên địa bàn huyện là 300 thuê bao, đạt mật độ 0,55 thuê bao/100 dân.
Nhìn chung, hệ thống mạng bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện