Bảng 4.6 : thể hiện các ngành nghề của xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang
STT Các ngành
nghề Tỉ lệ % tham gia Tỉ lệ % không tham gia
1 Mộc 1,2 98,8
2 Lò giết mổ 0.2 99,8
3 Dịch vụ 40 60,0
4 Chăn nuôi 75 25,0
5 Sửa chữa 10 90,0
(Nguồn niên giám thông kê của Xã Bình Sơn – Huyện Lục Nam – Băc giang năm 2013)
1.2 98.8 0.2 99.8 40 60 75 25 10 90 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Mộc Lò giết mổ Dịch vụ Chăn nuôi Sửa chữa % Tỉ lệ % tham gia
Tỉ lệ % không tham gia
Hình 4.1 :Biểu đồ thể hiện các ngành nghề của xã Bình Sơn – Lục Nam – Bắc Giang
Hiện nay xã có hai nghành nghề tương đối phát triển nhanh và mạnh đó là tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm qua, cùng với việc mở mang giao thông, xây dựng nhà xưởng, đầu tư tu bổ, quảng bá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp của xã thì thương mại – dịch vụ trong xã cũng đã phát triển nhanh chóng.
Với các loại hình dịch vụ thương mại đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong nhiều lĩnh vực như: ăn uống, hang tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nội thất, giải trí… Đây là nghành đang được ưu tiên phát triển nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng như diện mạo của toàn xã.
Về làng nghề, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đem đến nhiều thay đổi trong cơ cấu các nghành kinh tế của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Trước đây, xã Bình Sơn là một xã thuần nông nhưng hiện nay ngoài nông nghiệp người dân còn tích cực làm thêm nghề phụ mà chủ yếu làm làm mộc, sản xuất đồ gỗ nội thất phục vụ nhu cầu tiêu dùng
tiêu dùng trên địa bàn và các vùng lân cận. Do đặc thù nghành nghề nên nước thải sinh hoạt làng nghề từ các hộ sản xuất đồ mộc này không đáng kể.
Tuy nhiên rác thải tại các địa phương có các hộ gia đình làm nghề sản xuất đậu phụ, phục vụ nhu cầu của người dân trong xã. Một số bộ phận khác lại mở lò giết mổ gia súc, số lượng các lò giết mổ cũng như những hộ sản xuất đậu phụ tương đối ít nhưng nước thải từ các hộ gia đình này hoàn toàn chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường. Chình từ các hộ gia đình này xả trực tiếp vào hệ thống cống rãnh, mương máng chung của địa phương gây nên tình trạng bốc mùi rất ô nhiễm.
* Đánh giá nguồn nước thải của người dân trong xã Bình Sơn
Dân số của xã gồm 1539 hộ, dân số khoảng 6721 khẩu, nghề nghiệp chủ yếu của nhân dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã lần thứ XXI. Nghị quyết HĐND xã kỳ họp thứ 7 ( nhiệm kỳ 2011 – 2016) đồng thời thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được UBND Huyện giao năm 2013 và giai đoạn 2011 – 2015, nền kinh tế của xã đã từng bước tăng trưởng . Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định.
Nếu cho rằng trung bình một người dân thành phố tiêu thụ lượng nước khoảng 36,5 m3/năm, đối với người dân nông thôn là 30 m3/năm và coi là có 80% lượng nước sạch tiêu thụ sẽ biến thành nước thải sau quá trình sử dụng. [4]. Từ đó ta có thể ước lượng được lưu lượng nước mà người dân Xã Bình Sơn tiêu thụ, thải ra theo từng thôn như sau:
Bảng 4.7 : Ước lượng nước tiêu thụ và thải ra của người dân/năm
STT Thôn Số khẩu Lượng nước tiêu thụ ( m3
/năm)
Ước lượng nước thải ra (m3/năm) 1 Đồng đỉnh 932 27.960 22.368 2 Tân Mộc 763 22.890 18.312 3 Bãi Cả 756 22.680 18.144 4 Bình giang 660 19.800 15.840 5 Cầu bình 657 19.710 15.768 6 Xóm làng 610 18.300 14.640 7 Bãi đá 628 18.840 15.072 8 Tân Bình 548 16.440 13.152 9 Đồng hiệu 527 15.810 12.648 10 Đồng xung 642 19.8260 15.408 Tổng 261.690 161.352
( Nguồn niên giám thông kê của xã Bình Sơn năm 2013)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận xét rằng lượng nước thải ra môi trường trong một năm là rất lớn, nếu không có biện pháp xử lý, tiêu thoát thì sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh chính những hộ dân đó. Thực tế điều tra đánh giá tại địa phương em thấy, tuy lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường là khá lớn nhưng nhìn chung do có hệ thống đường ống, mương cống đảm bảo thoát nước tốt, nước thải từ các hộ dân trước khi thải ra hệ thống cống đều được qua các song chắn rác các loại, nên tình trạng ùn tắc, ứ đọng ít xảy ra, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng bốc mùi, hôi thối từ nước thải, đặc biệt vào các những ngày nằng nóng oi bức.
Ngoài ra, còn một số hộ dân chưa có tinh thần bảo vệ môi trường chung và thiếu ý thức tôn trọng quy hoạch hệ thống đường xá của xã, tự ý xây mới, tôn tạo các công trình xây dựng của mình (như cổng vào, tường bao…) làm ảnh hưởng tới đường ống, cống thoát nước của địa phương, gây tắc, tràn cục bộ nước thải ra lòng đường.
Bảng 4.8. Các thành phần ô nhiễm chính có trong nước thải của người dân STT Thành phần Đơn vị Nồng độ 14:2008(Cột A) QCVN 1 pH - 6,60 5-9 2 BOD5 Mg/l 23,60 30 3 COD mg/l 47,20 - 4 Phosphat (P-PO4 3- ) mg/l 18,24 6 5 Nitrat (N-NO3 - ) mg/l 15,28 30 6 TSS mg/l 118,0 50 6,6 8 23,6 30 47,2 0 18,24 6 15,28 30 118 50 0 20 40 60 80 100 120
PH BOD5 COD PO4 NO3 TSS
Nồng độ QCVN 14:2008 (cột A)
Hình 4.2 : Nồng độ thành phần ô nhiễm chính có trong nước của người dân
Qua bảng và hình 4.2 ở trên ta thấy, hàm lượng của các thông số trong nước như sau:
- pH có giá trị là 6,6, BOD5 = 23,6 mg/l, NO3- có giá trị = 15,28 mg/l các chỉ tiêu trên đều nằm trong giới hạn cho phép đối với nước thải sinh hoạt.
- Hàm lượng photphat có giá trị = 18,24 mg/l đã vượt quá tiểu chuẩn cho phép 3,04 lần đối với chất lượng nước loại A
- Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS = 118,0 mg/l vượt quá tiểu chuẩn cho phép 2,36 lần đối với chất lượng nước loại A.
.