0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI CÔNG TY CP BÌNH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI. (Trang 47 -47 )

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo Trekaxova A.V (1983) [35], trong số các nguyên nhân dẫn đến ít sinh đẻ và vô sinh của lợn thì các bệnh ở cơ quan sinh dục chiếm từ 5-15%.

Trong chăn nuôi lợn sinh sản, năng suất chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào năng suất sinh sản; trong đó có hai yếu tố chính là độ sai con và độ mắn

40

được nhiều lợn con sinh ra và sống sót cho tới lúc cai sữa, đồng thời giảm thời gian phi sản xuất của lợn nái nhất là do không thụ thai. Mục tiêu trên đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy, các cơ quan sinh sản đóng vai trò rất quan trọng quyết định năng xuất chăn nuôi. Những bất thường của cơ quan sinh sản sẽ làm năng suất chăn nuôi lợn nái bịảnh hưởng (Johansson.L, 1972) [32].

John C.Rea (1996) [33] cho biết: Âm đạo của lợn khỏe mạnh có chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm Gram (+), Gram (-) hiếu khí và Gram (+), Gram (-) yếm khí. Điển hình là các vi khuẩn Streptococcus sp,

Staphylococcus sp, Enterobacteria, Corynebacterium sp, Micrococcus sp. S

lượng vi khuẩn tăng lên một cách đều đều từ phần đầu đến phần cuối của âm

đạo, khi phối giống hoặc sau khi đẻ cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn này xâm nhập vào tử cung.

Theo Popkov (1999), [34]: Mỗi thể viêm tử cung khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Nếu sức khỏe nái giảm sút, bệnh không được can thiệp sớm, vi trùng có thể vào máu đến tuyến vú gây viêm toàn bộ tuyến vú hoặc gây nhiễm trùng máu tạo nên thểđiển hình của hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa. Để chẩn đoán người ta dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: Lợn nái luôn ở tư thế rặn đái. Kiểm tra trực tiếp đường sinh dục lợn nái bằng mỏ

vịt, thấy cổ tử cung mở, niêm dịch từ tử cung, âm đạo chảy ra nhiều dịch lẫn mủ màu trắng đục, mùi hôi khắm,...

Trong trường hợp nái mắc bệnh ở thể ẩn khó phát hiện có thể chẩn

đoán lúc động hớn qua số lượng niêm dịch chảy ra nhiều đôi khi có những

đám mủ từ khe sinh dục ngoài chảy ra. Ngoài ra lợn nái mắc bệnh thường thụ

tinh nhiều lần mà không có kết quả.

Cũng theo Popkov (1999) [34]: Cho biết đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung ở lợn nái bị viêm đạt kết quả cao:

41

+ Streptomycin: 0,25g + Penicillin: 500.000UI

+ Dung dịch MgSO4 1%: 40ml + VTMC

Theo Zaneta, Laureckiene (2006) [36]: Để phòng bệnh viêm đường sinh dục cần: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú. Trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kỹ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc. Sau khi lợn đẻ xong cần phải bơm rửa bằng nước đun sôi để nguội pha thuốc tím 0,1% hay nước muối sinh lý 0,9%. Sau đó bơm hoặc đặt kháng sinh như:

Penicilin 2-3 triu UI; Tetramycine hay Sulfanilamid 2-5g hoc Clorazol 4-6

viên vào tử cung để chống viêm.

- Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.

- Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ thụ tinh đúng quy định và không để

nhiễm khuẩn.

- Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.

- Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis,... bằng cách

dùng vaccine đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những trường hợp bị sốt đột ngột gây sảy thai.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh viêm đường sinh dục.

Theo Lê Văn Năm và cs (1999) [20]: Cho rằng có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: Do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp

42

nhầy các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý, thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con. Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật (dụng cụ dẫn tinh làm tổn thương niêm mạc tử cung).

Tuy nhiên, theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [16]: Đưa ra nhận định rằng do tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ dẫn tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn cái. Do lợn đực nhảy trực tiếp, mà niệu quản và dương vật bị viêm sẽ truyền sang lợn nái.

Lê Xuân Cương (1986) [5], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục có tỷ lệđáng kể. Cùng với nhận

định trên, Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (1985) [3] cho rằng: Khi lợn nái đẻ

khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa. Nhưng sau đó thì niêm mạc đường sinh dục có thể bị tổn thương gây viêm đường sinh dục.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2002) [23], có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đường sinh dục như: Dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, ... Nhưng nguyên nhân chính luôn hiện trong tất cả các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ

làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2002) [23]: Cho biết tùy vào vị trí tác động của quá trình viêm đối với tử cung của lợn nái, người ta chia thành ba thể viêm.

- Viêm nội mạc tử cung (thể nhẹ), căn cứ vào triệu chứng có thể chia làm hai loại:

+ Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ: Thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, có khi cong

43

lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ lợn cợn những mảng tổ chức chết. Khi nằm dịch viêm thải ra nhiều hơn xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi khô lại hình thành từng đám vảy khô, màu trắng xám.

+ Viêm nội mạc tử cung có màng giả:

Ở trường hợp này niêm mạc tử cung bị hoại tử, những vết thương đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử. Thân nhiệt lên cao, ăn uống, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, âm hộ chảy ra nước màu đỏ nhạt hoặc nâu lẫn mảnh tổ chức hoại tử.

- Viêm cơ tử cung (thể trung bình): Thường phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Thân nhiệt cao, vật mệt mỏi, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Gia súc luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục, từ cơ quan sinh dục luôn chảy ra hỗn dịch có màu nâu đỏ kèm theo những mảng hoại tử, tổ chức rữa nên có mùi tanh thối, kiểm tra qua âm đạo bằng mỏ vịt thấy cổ tử cung mở

và hỗn dịch càng chảy ra nhiều hơn, phản xạđau đớn càng rõ hơn.

- Viêm tương mạc tử cung (thể nặng): Con vật ủ rũ, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn, vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, từ âm hộ luôn chảy hỗn dịch lẫn mủ và các tổ chức hoại tử có mùi thối khắm.

Nguyễn Xuân Bình (2005) [2], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau. Nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1-10 ngày.

Cũng theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [2]: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng). Khi gia súc bị viêm tử cung có thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng Oxytocin kết

44

hợp PGF2 hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [16]: Nái sinh sản bị viêm tử cung

điều trị như sau:

- Tiêm Oxytetracylin 30mg/kg TT/ngày, dùng liên tục trong 3-4 ngày.

- Tiêm Penicillin 50.000 UI/kg TT. Đồng thời thụt rửa âm đạo tử cung bằng Rivanol 5%, tiêm thuốc trợ sức, trợ lực VTMB1; VTMC; Cyein.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI CÔNG TY CP BÌNH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI. (Trang 47 -47 )

×