4. Congestion Management Queuing (Quản Lý Tắc Nghẽn)
4.2.3 CQ (Custom Queuing)
- Hàng đợi tuỳ chọn CQ như hàng đợi PQ. CQ có 16 hàng đợi sẵn sàng, chia ra 16 lớp với nhiều ứng dụng. Bộ lập lịch của CQ không có tuỳ chọn để phục vụ một hàng đợi ưu tiên- như hàng đợi ưu tiên cao PQ – Vì thế CQ không cung cấp dịch vụ với trì hoãn lớn và lưu lượng nhạy với sự thay đổi.
- Như hầu hết các công cụ hàng đợi, phần quan trọng là bộ lập lịch. Bộ lập lịch CQ cung cấp phần trăm xấp xỉ về toàn bộ băng thông liên kết đến mỗi hàng đợi.
- Bộ lập lịch CQ thực hiện dịch vụ tuần hoàn trên mỗi hàng đợi, bắt đầu từ hàng đợi Q1. CQ lấy các gói từ hàng đợi, cho đến khi tổng số byte chỉ định cho mỗi hàng đợi vượt ngưỡng. Sau khi hàng đợi phục vụ nhiều byte, hay hàng đợi không có bất cứ gói nào, CQ di chuyển đến hàng đợi tiếp theo và lặp lại tiến trình.
- CQ không cấu hình phần trăm băng thông liên kết, nhưng nó cấu hình số byte lấy từ mỗi hàng đợi trong suốt quá trình xoay vòng qua các hàng đợi. Giả sử, chúng ta cấu hình CQ sử dụng 5 hàng đợi. Chúng ta chỉ bộ đếm byte của 10000 byte cho mỗi hàng đợi. Với cấu hình này, chúng ta có thể dành 20% băng thông liên kết cho mỗi hàng đợi. (Nếu mỗi hàng đợi gửi 10000 byte, tổng số 50000 byte được gửi trong mỗi chu kỳ, vì mỗi hàng đợi 10000/50000 = 20% byte).
- Thay vì chúng ta tính số byte của 2 hàng đợi đầu tiên, ta tính sẽ tính 10000 cho 2 hàng đợi tiếp theo, và 20000 cho hàng đợi thứ 5, tổng số byte gửi qua các hàng đợi tổng cộng 50000 byte. Do đó, Q1 và Q2 chiếm 10% băng thông liên kết và Q5 chiếm 40% liên kết. Công thức tính toán phần trăm băng thông liên kết cho hàng đơi x.
Tổng số byte của hàng đợi x
--- Tổng sổ byte cho tất cả các hàng đợi
- Bộ lập lịch CQ đảm bảo băng thông tối thiểu cho mỗi hàng đợi, trong khi cho phép một số hàng đợi cụ thể chiếm nhiều băng thông hơn các hàng khác. Giả sử cấu hình 5 hàng đợi tương ứng với số byte như sau: 5000, 5000, 10000, 10000, và 20 000. Nếu tất cả 5 hàng đợi có nhiều gói đến, phần trăm băng thông cho mỗi hàng đợi như sau: 10%, 10%, 20%, 20% và 40%. Tuy nhiên, giả sử hàng đợi Q4 không có lưu lượng trong một khoảng thời gian ngắn. Giả sử trong thời điểm đó, bộ lập lịch CQ cố gắng phục vụ
hàng đợi 4, không có gói nào đang chờ. Bộ lập lịch CQ di chuyển ngay lập tức đến gói tiếp theo. Trong khoảng thời gian tức thời này, hàng đợi Q1, Q2, Q3 và Q5 có các gói đang chờ. Như vậy, băng thông cho các hàng đợi chiếm tỷ lệ là: 12.5%, 12.5%, 25%, 0%, và 50%.
- Không như PQ, CQ không đặt tên các hàng đợi mà đánh số từ 1—16. Hàng đợi hoạt động tốt căn cứ vào số byte trong hàng đợi.Vì vậy, trong thí dụ trước với 5 hàng đợi, Q5 với 20000 byte phục vụ mỗi lượt, được xem là cấu hình tốt nhất trong các hàng đợi .Nếu lưu lượng trong Q5 chiếm 80% lưu lượng mạng , trong trường hợp này, Q5 có thể hoạt động yếu nhất. Dĩ nhiên, lưu lượng sẽ thay đổi qua thời gian; do đó, ngoài việc hiểu nguyên lý lập lịch, việc chọn các số để phân tích lưu lượng và dự đoán mức độ lưu lượng cũng rất quan trọng. .
- CQ làm việc trong các mạng với các ứng dụng không nhạy với biến động trễ, cần dành trước băng thông cho các lớp lưu lượng khác nhau. CQ không cung cấp các dịch vụ trễ thấp, như các hàng đợi ưu tiên cao của PQ mặc dù cho phép mỗi hàng đợi nhận một vài dịch vụ khi liên kết nghẽn. Bảng III-2 tổng kết các tính năng của CQ.
Ưu điểm
- Số hàng đợi nhiều ( 16 hàng đợi ) .
- Các hàng đợi đều được phụ vụ với sự ưu tiên ngang bằng nhau .
Nhược điểm
- Không có 1 hàng đợi ưu tiên nào .
- Không thích hợp cho các mạng đòi hỏi độ delay và jitter thấp .