Tháng 6/2004 Uỷ ban Basel đã chính thức công bố hiệp ước Basel I sửa đổi, được gọi là Hiệp ước Basel II. Theo nội dung hiệp ước này thì cơ chế căn bản của việc duy trì một hệ thống Ngân hàng an toàn là hệ thống tính toán vốn dự phòng bắt buộc nhạy cảm với rủi ro, giúp Ngân hàng có hệ thống quản lí rủi ro tốt hơn, giảm được mức vốn dự phòng bắt buộc, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng,làm hoạt động Ngân hàng an toàn hơn. Mức vốn dự phòng bắt buộc không chỉ nhạy cảm với mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh Ngân hàng, sản phẩm Ngân hàng mà còn nhạy cảm với kỹ thuật quản lí rủi ro, tổ chức và quy trình kiểm soát của Ngân hàng.
các phương pháp chuẩn hoá giản đơn (SSA) chuẩn hoá (SA) IRB căn bản IRB cao cấp không có sự đánh giá của bên ngoài hệ số rủi ro dựa vào đánh giá bên ngoài các phương pháp giảm rủi ro tín dụng PD, (M) dựa vào sự đánh giá của chính các Ngân hàng PD, LGD, EAD, M dựa vào sự tự đánh giá
đối sử ưu tiên đối với các doanh nghiệp trong nước
phương pháp giản đơn
phương pháp toàn diện
PD: Xác suất vỡ nợ. LGD: Tổn thất nếu xảy ra vỡ nợ. EAD: Tài sản có rủi ro tại thời điểm vỡ nợ. M: Kỳ hạn nợ Thứ nhất, Chuẩn hoá giản đơn (SSA)
Đây là phương pháp giống với Basel I về thước đo rủi ro tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn chủ sở hữu/tài sản điều chỉnh rủi ro) là 8%. Tuy nhiên, nó khác với Basel I ba điểm chính sau:
- Vốn dự phòng đối với các khoản tín dụng cho Chính phủ được phản ánh đúng hơn rủi ro tín dụng thông quan việc sử dụng các kết quả xếp hạng bình quân của các cơ quan tín dụng xuất khâu (ECA)
- Có sự khác biệt trong việc cho vay của một Ngân hàng với chính phủ của mình (hoặc nắm giữ trái phiếu Chính phủ đó trong tài khoản đầu tư). Nếu khoản tín dụng này sử dụng đồng nội tệ của Chính phủ, mức vốn dự phòng tối thiểu là 0% nhưng nếu không phải đồng nội tệ thì mức vốn dự phòng sẽ phụ thuộc vào mức xếp hạng của ECA đối với chính phủ đó
- Phương pháp này áp dụng hệ số rủi ro tối thiểu là 35% đối với các khoản tín dụng được đảm bảo hoàn toàn bằng nhà ở của người vay (trong Basel I tỷ lệ này là 50%), 75% đối với các khoản cho vay cá nhân và 150% đối với các khoản nợ quá hạn nếu các khoản dự phòng rủi ro tín dụng nhỏ hơn 20%.
Thứ hai, Phương pháp chuẩn hoá (SA)
Phương pháp này cho phép sử dụng các kết quả xếp hạng tín nhiệm của các cơ quan xếp hạng tín dụng tư nhân, tín dụng xuất khẩu để đưa ra những đánh giá về mức rủi ro tín dụng và từ đó đưa ra mức vốn dự phòng tối thiểu.
Basel cho phép sử dụng bốn hình thức hạn chế rủi ro là: thế chấp, bù trừ tài sản nội bảng và các tài sản nợ, bảo lãnh của bên thứ ba và chứng khoán hoá. Với phương pháp này, Basel II đưa ra hai phương pháp quản lí tài sản thế chấp
Phương pháp giản đơn
Phương pháp này giống với phương pháp trong Basel I, hệ số rủi ro của người vay được thay thế bằng hệ số rủi ro của tài sản thế chấp, hệ số rủi ro của phần tín dụng được đảm bảo ùăng tài sản có giới hạn sàn là 20% , phần còn lại của khoản tín dụng này có hệ số rủi ro phù hợp với người vay. Để tài sản thế chấp được chấp nhận theo phương pháp giản đơn, tài sản thế chấp phải được thế chấp ít nhất là trong kì hạn của khoản tín dụng và phải được đánh giá theo giá thị trường và được định giá tối thiểu là 6 tháng/lần.
Phương pháp toàn diện
Phương pháp này tập trung vào giá trị bằng tiền của tài sản thế chấp có tính đến sự biến động giá của tài sản. Khi chứng khoản được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng thì Ngân hàng phải áp dụng tỷ lệ khấu trừ đối với loại tài sản đảm bảo này để điều chỉnh tín dụng chịu rủi ro mà người vay
có thể gây ra, qua đó Ngân hàng sẽ tính được giá trị của khoản tín dụng và tài sản thế chấp theo sự biến động giá của thị trường.
Nếu khoản tín dụng và tài sản thế chấp được tính bằng các đồng tiền khác nhau thì Ngân hàng phải điều chỉnh giảm một lần nữa đối với giá trị của tài sản thế chấp (đã được điều chỉnh theo sự biến động giá thị trường) để tính đến những biến động của tỷ giá hối đoái. Việc áp dụng các tỷ lệ khấu trừ đối với tài sản đảm bảo trong phương pháp này giúp Ngân hàng giảm vốn dự phòng bắt buộc nhiều hơn phương pháp giản đơn.
Về nguyên tắc, Ngân hàng có hai cách tính tỷ lệ chiết khấu (1) Ngân hàng sử dụng các thông số do Uỷ ban Basel đặt ra
(2) Ngân hàng tự tính toán các tỷ lệ chiết khấu dựa trên các ước tính của Ngân hàng về sự biến động giá cả thị trường, lãi suất, tỷ giá...Ngân hàng Trung Ương chỉ cho phép các Ngân hàng sử dụng các ước tính của mình khi họ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về định tính và định lượng. Trong hầu hết các trường hợp, mức chiết khấu được xác định bởi sự biến động của giá chứng khoán trong khoảng thời gian nó được thanh lí.
Việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu là nhằm để bảo vệ người cho vay trược những tổn thất phát sinh từ sự sụt giảm giá trị tài sản thế chấp.
Thứ ba, Phương pháp dựa vào mức xếp hạng tín dụng nội bộ (IRR)
Theo phương pháp này, các Ngân hàng (được Ngân hàng Trung Ương cho phép) có thẻ sử dụng các ước tính của mình về các cấu phần rủi ro (PD - xác suất vỡ nợ, LGD - tổn thất nếu xảy ra vỡ nợ, EAD - tài sản có rủi ro tại thời điểm vỡ nợ, M - kỳ hạn nợ) để xác định mức vốn dự phòng có rủi ro nhất định. Phương pháp này căn cứ vào các thước đo về mức tổn thất ngoài dự tính (UL) và tổn thất dự tính (EL)
Các Ngân hàng phải phân loại các tài sản có rủi ro theo các đặc điểm rủi ro khác nhau và đối với mỗi loại tài sản này phưong pháp tính toán các thông số cấu thành rủi ro cũng khác nhau. Những loại tài sản có này bao gồm các khoản nợ của: Doanh nghiệp, Chính phủ, Ngân hàng và Cá nhân
Phương pháp này dựa vào 3 yếu tố chính là: (1) Các yếu tố cấu thành rủi ro
(2) Tỷ trọng rủi ro (3) Yêu cầu tối thiểu
Để thực hiên phương pháp này, các Ngân hàng phải đáp ứng được các yêu cầu về kỉ luật thị trường và được Ngân hàng Trung Ương kiểm tra và chấp nhận.
Một điều đáng lưu ý là trong phương pháp giản đơn và chuẩn hoá thì tài sản thế chấp băng hiện vật không có trong danh mục các tài sản đảm bảo hợp lệ và Basel II chỉ ghi nhận các tài sản đảm bảo tài chính.Tuy nhiên, với phương pháp này lại cho phép sử dụng nhiều hình thức đảm bảo tín dụng hơn.
Bảng tóm tắt các thống số cấu thành rủi ro
Dư liệu đầu vào Phương pháp chuẩn hoá
IRR căn bản IRR cao cấp
PD - xác suất vỡ nợ
NHTƯ mỗi nước sẽ quy định các tỷ trọng rủi ro dựa vào kết quả đánh giá tín dụng bên ngoài. Uỷ ban Basel chỉ đưa ra hướng dẫn thực hiện cho các NHTƯ Ngân hàng tự tính toán Ngân hàng tự tính toán LGD - tổn thất nếu xảy ra vỡ nợ
Do Ủy ban Basel quy định
Ngân hàng tự tính toán
EAD - tài sản có rủi ro tại thời
Do Ủy ban Basel quy định
Ngân hàng tự tính toán
điểm vỡ nợ
M - kỳ hạn nợ Do Ủy ban Basel
hoặc NHTƯ quy định
Ngân hàng tự tính toán