Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ 2 (DVB-T2) được công bố tháng 2-2009 (sau DVB-S2 và DVB-C2 cho truyền hình số trên vệ tinh và truyền hình cáp). DVB-T2 sử dụng nhiều giải pháp kỹ thuật mới như: ống vật lý, băng tần phụ, các mode sóng mang mở rộng, MISO dựa trên Alamouti, symbol khởi đầu (P1,P2), mẫu hình tín hiệu Pilot, chòm sao xoay,… mục đích là làm tăng độ tin cậy của kênh truyền và tăng dung lượng bit. Trên thực tế, DVB-T2 có khả năng truyền tải dung lượng bit lớn hơn DVB-T gần 50% đối với mạng đa tần (MFN) và thậm chí cao hơn đối với mạng đơn tần (SFN). DVB-T2 là hệ thống truyền hình số mặt đất lý tưởng cho truyền hình có độ phân giải cao HDTV (High Defination Televition).
Sự sẵn sàng của chuẩn DVB-T2 mang đến các cơ hội mới cho môi trường truyền hình mặt đất. Các nhà quảng bá và nhà cung cấp dịch vụ khác có thể
Tế bào đầu tiên của khối FEC của khối TI Ghi Đọc Hàng 1 Cột 1 Cột 1 Cột Nc
quan tâm hỗ trợ các dịch vụ mới trên DTT mà trước đó khó triển khai do hạn chế về dung lượng băng thông trong các băng tần VHF và UHF.
Việc phát triển chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai đã đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đó là sự gia tăng dung lượng băng thông giúp cung cấp cho người xem các dịch vụ truyền hình mới. Trong nhiều quốc gia, chuẩn DVB- T2 hỗ trợ cơ hội cho các nhà quảng bá triển khai một chuỗi các dịch vụ HDTV trên môi trường DTT. Chuẩn DVB-T2 cũng có khả năng hỗ trợ các dịch vụ có thể trong tương lai. Các dịch vụ thế hệ kế tiếp như 3D TV có thể hưởng lợi từ việc gia tăng dung lượng sẵn có của DVB-T2.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế, các đặc tính kỹ thuật chung cho máy thu DVB-T2 cần được các nhà điều hành quốc gia công bố sớm. Điều này sẽ hạn chế sự phân hóa thị trường và đảm bảo cho người xem có thể có nhiều chọn lựa máy thu với giá thấp nhất có thể. Đây cũng là lý do mà các nhà sản xuất đã bắt đầu hợp tác để định nghĩa các yêu cầu cho máy thu DVB-T2 .
Theo sau sự kết thúc chuyển đổi tương tự, người ta hy vọng rằng các quốc gia sẽ bắt đầu triển khai các dịch vụ dùng chuẩn DVB-T2. Trong một số quốc gia, chuẩn mới này sẽ dùng để hỗ trợ các dịch vụ HDTV (cả miễn phí và trả tiền) và cũng dùng để cải tiến hay thay thế các dịch vụ truyền hình có độ phân giải chuẩn hiện nay. Tuy nhiên, việc thay thế chuẩn DVB-T bởi DVB-T2 cũng cần có một khoảng thời gian „quá độ‟ trong quá trình chuyển đổi. Người ta cũng cho rằng chuẩn DVB-T và DVB-T2 sẽ cùng tồn tại trong nhiều năm, mỗi chuẩn hỗ trợ người xem các loại dịch vụ khác nhau.
Nhìn chung, DVB-T2 sẽ đem đến nhiều cơ hội triển khai các dịch vụ mới. Với việc gia tăng dung lượng lên mức giới hạn vật lý có thể, chuẩn DVB-T2 sẽ rất thích hợp với nhiều dịch vụ trong tương lai.
CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN TẠO NÊN TÍNH ƢU VIỆT CỦA DVB-T2 SO VỚI DVB-T