THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC I.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨ NG KHOÁN VI Ệ T NAM

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán Trung Quốc và bài học cho sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán của Việt Nam (Trang 69)

II. ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC 1.Những thành tựu đạt được của thị trường chứ ng khoán Trung Qu ố c

d. Nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC I.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨ NG KHOÁN VI Ệ T NAM

1.Sự ra đời và ba năm hoạt động

1.1.Sự ra đời

Từ tháng 12/1986, chương trình đổi mới kinh tế được triển khai mạnh mẽ ở

Việt Nam, đi đôi với việc xây dựng thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái để tạo

điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao. Trong quá trình đổi mới, nhu cầu xây dựng thị trường chứng khoán xuất phát từ các lý do:

a.Giải quyết nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế

Vốn là một yếu tố quan trọng, đảm bảo tới 40-50% tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam mới chỉđáp ứng được khoảng 30% nhu cầu đầu tư trong nước và 8% tổng mức đầu tư toàn xã hội. Do các khoản tiền gửi vào ngân hàng thương mại chủ yếu là ngắn hạn, các ngân hàng này không thể đáp ứng được nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Khi nền kinh tế Việt Nam thực hiện đổi mới và bước sang giai đoạn phát triển mới, nhu cầu vốn dài hạn phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải được thực hiện thông qua thị trường chứng khoán.

b.Xây dựng một hệ thống thị trường thống nhất trong cả nước và hội nhập với thị trường quốc tế.

Việt Nam thực hiện cơ chế thị trường với sự ra đời của hàng loạt các thị

69 trường sức lao động, thị trường khoa học kỹ thuật, thị trường thông tin, thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái. Thị trường chứng khoán là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thị trường đó, và sự ra đời của nó là một nhu cầu khách quan.

c.Thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Thị trường chứng khoán xác định đúng đắn giá trị tài sản doanh nghiệp được cổ phần hoá, tạo ra thị trường mua bán các cổ phiếu của các doanh nghiệp sau khi phát hành một cách hợp pháp. Để được đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, các doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo luật, do đó, họ phải tự hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

d.Thị trường chứng khoán nâng cao tính năng động, nhạy cảm trong nền kinh tế

Để chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị

trường, việc đổi mới tư duy, tạo ra tác phong làm việc công nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Thị trường chứng khoán nâng cao tính công khai, minh bạch trong các hoạt

động kinh tế, đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh lành mạnh, do đó, nâng cao tính linh hoạt cho nền kinh tế nói chung và đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm cho từng cá nhân nói riêng.

Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 20/7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam

đã được khai trương và đi vào hoạt động 1.2.Ba năm hoạt động

Cho đến nay, hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chia thành hai thời kỳ diễn biến tương đối trái ngược nhau.

Thi k th nht: Từ khi Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ

Chí Minh đi vào hoạt động đến cuối tháng 6 năm 2001. Trong giai đoạn này, mặc dù số lượng cổ phiếu niêm yết chỉ dừng lại ở 5 cổ phiếu, tổng số khối lượng và giá trị giao dịch qua từng phiên chỉ dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, nhưng thị trường chứng khoán thực sự thu hút đông đảo nhà đầu tư tham gia. Việc định giá thấp đối với cổ phiếu niêm yết trong phiên giao dịch đầu tiên và sự gia tăng của giá cổ phiếu đã trở thành một trong những yếu tố cơ bản tạo dựng lòng tin ban đầu

70 cho công chúng đầu tư.

Thi k th hai: Từ cuối tháng 6 năm 2001 đến nay: Sự đảo chiều của thị

trường chứng khoán được đánh dấu bằng việc các cơ quan quản lý, điều hành thị

trường áp dụng các biện pháp can thiệp vào thị trường tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2001 nhằm ngăn chặn nguy cơ “bong bóng giá cổ phiếu”. Hiện tượng giá cổ

phiếu niêm yết sụt giảm với tốc độ cao và không ổn định trong nhiều phiên giao dịch của thời kỳ này khiến lòng tin của người đầu tư bị dao động. Đến cuối năm 2001, số lượng chủng loại cổ phiếu tăng lên 10, khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 118.000 cổ phiếu/phiên và giá trị giao dịch bình quân đạt trên 6 tỷ đồng, nhưng thị giá của hầu hết các loại cổ phiếu niêm yết đã giảm đáng kể, 30-60% so với mức

đỉnh điểm. Chỉ số VN-Index đã giảm từ 571,04 điểm (25/6/2001) xuống còn 239,27 điểm (28/12/2001). Năm 2002, số lượng chủng loại chứng khoán tăng lên 20 loại, khối lượng giao dịch bình quân đạt khoảng 126.000 cổ phiếu/phiên, nhưng giá trị bình quân chỉ còn 3 tỷ đồng/phiên, đây vẫn là một năm chịu tác động của chiều hướng giảm sút kéo dài trên thị trường.

2.Cơ cấu tổ chức và thành phần thị trường

2.1.Mô hình thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam được thiết lập như sau: Thị trường chứng khoán Việt Nam do Nhà nước sở hữu, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động công bằng, hiệu quả, an toàn, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể

của đất nước, hội nhập với thị trường chứng khoán khu vực và thế giới. Tham gia vào thị trường chứng khoán là các chủ thể khác nhau:

UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC TRUNG TÂM GDCK Cơ quan tư vấn Các tổ chức phụ trợ - Kế toán - Thanh toán - Lưu ký - ....

Công ty CK Công ty CK Công ty CK

Nhà đầu tư Nhàđầu tư

71 2.2.Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam, được thành lập theo Nghị định 75/1996/NĐ-CP, là cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thông qua các nhiệm vụ

và quyền hạn sau:

- Soạn thảo văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản đó.

- Chủ trì và phối hợp các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

- Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với công ty kinh doanh chứng khoán và các đối tượng khác trên thị trường chứng khoán.

- Trình Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Sở giao dịch chứng khoán.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh dịch vụ chứng khoán.

- Ban hành các quy định về niêm yết, thông báo phát hành thông tin về giao dịch, mua bán chứng khoán, thoả thuận với Bộ tài chính để quy định phí, lệ phí liên quan đế việc phát hành và kinh doanh chứng khoán...

2.3.Trung tâm giao dịch chứng khoán

Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và sắp tới sẽ có thêm Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, có nhiệm vụ:

- Tổ chức, quản lý và điều hành TTCK

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động giao dịch chứng khoán, đăng ký thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán.

- Giám sát các hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch chứng khoán của các thành viên của TTGDCK.

- Công bố các thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán, các hoạt động của tổ chức niêm yết....

72 2.4.Các công ty niêm yết

Từ chỗ chỉ có 2 cổ phiếu được niêm yết, giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán với tổng giá trị 270 tỷ đồng khi mới thành lập, đến nay, tổng giá trị

chứng khoán niêm yết đã lên đến 6600 tỷ đồng, bao gồm trên 1000 tỷ đồng cổ

phiếu của 21 công ty cổ phần và 5500 tỷ đồng trái phiếu, trong đó ngoài trái phiếu chính phủ, trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển có tổng trị giá 157 tỷ đồng. (Xem phụ lục 1 giới thiệu 21 công ty niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam).

2.5.Nhà đầu tư

Số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục tăng. Cuối năm 2000 có gần 3000 tài khoản giao dịch, cuối năm 2001 có gần 9000 tài khoản, cuối năm 2002 có gần 13000 tài khoản, đến tháng 6 năm 2003 đã có hơn 14500 tài khoản giao dịch, trong đó có hơn 90 nhà đầu tư có tổ chức và 35 nhà đầu tư nước ngoài. (1)

2.6.Các công ty chứng khoán

Cho đến nay, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho 12 công ty chứng khoán, trong đó có 5 công ty cổ phần và 7 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, gồm Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty chứng khoán Đệ Nhất (FSC), Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), công ty chứng khoán cổ phần thương mại Châu á (ACBS), Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC), công ty chứng khoán của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC), công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt Nam (VCBS)... Tập đoàn quỹ đầu tư Dragon Capital là công ty nước ngoài đầu tiên được phép thực hiện các giao dịch chứng khoán trên TTCK Việt Nam với tư cách một công ty chứng khoán.Trong 12 công ty, có 3 công ty mới bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2003 là Công ty chứng khoán Mêkông-MSC và công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh-HSC và Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông á-EABS.

73 trường:

a.Hoạt động môi giới

Tính đến tháng 6 năm 2003, tổng số tài khoản mở tại các công ty chứng khoán là 14500 tài khoản, tăng 7% so với số lượng gần 14000 tài khoản vào cuối năm 2002 và tăng hơn 65% so với số lượng 9000 tài khoản vào cuối năm 2001.

(1) (Chứng khoán Việt Nam Tháng 7 năm 2003 trang 8).

Đến tháng 3 năm 2003, tổng giá trị giao dịch của các công ty chứng khoán đạt gần 237 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước (Chứng khoán Việt Nam-Số 7 năm 2003- trang 16). Các tài khoản vẫn chủ yếu tập trung tại 4 công ty chứng khoán hàng đầu là ARSC, SSI, ACBS, BSC, những công ty có khối lượng giao dịch môi giới chứng khoán lớn nhất trên thị trường.

b.Hoạt động tự doanh

Danh mục đầu tư của các công ty này bao gồm các chứng khoán niêm yết (cổ

phiếu, trái phiếu), chứng khoán không niêm yết (cổ phiếu, trái phiếu, công trái xây dựng tổ quốc), kỳ phiếu của các ngân hàng thương mại, chứng từ có giá. Các công ty sử dụng vốn chủ yếu vào viêc nắm giữ các trái phiếu niêm yết là VCBS, IBS, BSC. Các công ty có tỷ lệ vốn đầu tư nhiều vào cổ phiếu niêm yết là BVSC, ACBS, SSI, FSC. Các công ty tập trung số lượng lớn vốn vào công trái là ARSC.

Doanh thu từ hoạt động tự doanh của các công ty có xu hướng giảm. Trong quý 1 năm 2003, trong kết cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh, chỉ có 5 công ty có doanh thu từ hoạt động tự doanh là BVSC, FSC, SSI, BSC, VCBS.

c.Hoạt động quản lý danh mục đầu tư

Nghiệp vụ này chưa được triển khai tại hầu hết các công ty chứng khoán. Chỉ

có công ty BVSC đã triển khai nghiệp vụ này từ mấy năm trước nhưng chủ yếu với cổ đông sáng lập là Tổng công ty Bảo Việt. Tuy nhiên, trong năm 2002, trị giá uỷ

thác đầu tư của công ty này cũng giảm nhiều. Công ty chứng khoán Thăng Long cũng ký hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, nhưng hoạt động này mới mang tính thử nghiệm.

74 Hoạt động bảo lãnh, phát hành, đại lý phát hành chủ yếu mới được triển khai tại một số công ty như BVSC, VCBS, ARSC. Trong năm 2001, chỉ có hai công ty là BVSC và IBS có doanh thu từ hoạt động này. Trong năm 2002, chưa có công ty nào thực hiện bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Công ty VCBS thực hiện bảo lãnh 6 đợt phát hành trái phiếu của chính phủ (qua Quỹ Hỗ trợ phát triển). Một số công ty khác như BVSC, ARSC, ACBS, VCBC làm đại lý phát hành kỳ phiếu của một số

tổ chức tín dụng như Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoặc đại lý phát hành cổ phiếu cho công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng.

e.Hoạt động tư vấn đầu tư, tư vấn niêm yết

Các công ty chứng khoán đều thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng thông qua việc phát hành các bản phân tích đánh giá về thị trường và hoạt động của các công ty niêm yết. Đa số các công ty chứng khoán đều có các trang web cập nhật thông tin về thị trường chứng khoán để các nhà đầu tư tham khảo. Trong năm 2002, các công ty BVSC, SSI, BSC, FSC, IBS đã tư vấn và giúp làm hồ sơ niêm yết cho 11 công ty niêm yết mới trên thị trường chứng khoán và trợ

giúp, tư vấn phát hành cổ phiếu bổ sung cho công ty HAPACO.

Ngoài các nghiệp vụ chính trên, các công ty chứng khoán còn chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng, công ty viễn thông nhằm cung cấp thêm các dịch vụ

hỗ trợ khách hàng như cầm cố chứng khoán, theo dõi giao dịch, đặt lệnh từ xa, ký hợp đồng thực hiện việc lưu ký chứng khoán, quản lý danh sách cổ đông...

2.7.Hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ

Số lượng các thành viên lưu ký là 16 tổ chức gồm 11 công ty chứng khoán, 2 ngân hàng thương mại Việt Nam (Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng ngoại thương Việt Nam), 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng HồngKônh và Thượng Hải (HSBC)-chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Standard Chartered-chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Déutche Bank-chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

75 lên rõ rệt từ 9,7 triệu cổ phiếu trong năm 2000 lên 73,6 triệu cổ phiếu vào năm 2003. Hiện nay chỉ có 3 loại cổ phiếu có tỷ lệ lưu ký so với số đăng ký niêm yết dưới 50% gồm cổ phiếu SAM, BT6, VTC. 4 thành viên có tỷ lệ chứng khoán lưu ký lớn nhất là Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), công ty chứng khoán ngân hàng á Châu (ACBS) và HSBC. Đến nay, hầu hết các công ty chứng khoán đã triển khai nghiệp vụ cầm cố chứng khoán.

Ngân hàng được chỉđịnh thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là Ngân hàng

Đầu tư và phát triển Việt Nam. Tiền gửi tại ngân hàng này đến 31/12/2003 là 72.877 triệu đồng, tăng 125% so với 32/12/2001 và 274,77% so với 31/12/2000. 2.8.Hiệp hội kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội kinh doanh chứng khoán được thành lập theo Quyết định số

29/2003/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành ngày 11/6/2003 với mục

đích bảo vệ quyền lợi và nghề nghiệp của các thành viên, từ đó triển khai các hoạt

động chuyên sâu và ổn định thị trường. Hiệp hội còn là nơi tham mưu cho các cơ

quan điều hành, tạo sự hài hoà về lợi ích cho các bên tham gia thị trường, quảng bá các hình thức đầu tư, kinh doanh chứng khoán tới công chúng ngày càng rộng rãi và hiệu quả hơn.

3.Công tác quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán

Công tác quản lý đối với thị trường chứng khoán đã đạt được một số thành tựu quan trọng, thể hiện ở những nội dung sau:

3.1.Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan đã xây

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán Trung Quốc và bài học cho sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán của Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)