II. Cấu tạo chung của ATS
1.3 Chuyển mạch kiểu bập bênh
Chuyển mạch kiểu bập bênh giống như một cầu dao đảo chiều, với hai tiếp điểm tĩnh được nối với hai nguồn điện.Tiếp điểm động kiểu bập bênh nằm giữa hai tiếp điểm tĩnh và được gắn với trục truyền động và nó được nối với tải . Trục truyền động được nối qua hệ thống cam cơ khí, cơ cấu truyền động ở đây là một nam châm điện thông thường là nam châm điện một chiều có công suất lớn và làm việc ở chế độ xung. Mỗi khi xung điện được đưa vào cuộn dây nam châm điện tiếp điểm động tác động một lần đến xung tiếp theo tiếp điểm động chuyển mạch từ nguồn này sang nguồn khác. Kết cấu chuyển mạch kiểu bập bênh là gọn nhẹ, tác động nhanh và điều khiển nó một cách dễ dàng. Nhược điểm của nó là cần có công suất nguồn điều khiển lớn làm việc ở chế độ ngắn hạn đồng thời số lần thao tác không được lớn như công tắc tơ và áp tô mát do tiếp xúc giữa tiếp điểm động và thanh dẫn ra tải là tiếp xúc động kiểu quay. Cũng giống như áp tô mát chuyển mạch kiểu bập bênh không cần cuộn dây duy trì tiếp điểm. Hiện nay tiếp điểm loại này thường được sử dụng rộng rãi và với mọi cấp công suất từ 400-4000A Chuyển mạch kiểu bập bênh giống như một cầu giao đảo chiều, với hai tiếp điểm tĩnh được nối với hai nguồn điện. Tiếp điểm động kiểu bập bênh nằm giữa hai tiếp điểm tĩnh và được gắn với trục truyền động và nó được nối với tải. Trục truyền động được nối qua hệ thống cam cơ khí, cơ cấu truyền động ở đây là một nam châm điện thông thường là nam châm điện một chiều có công
suất lớn và làm việc ở chế độ xung. Mỗi khi xung điện được đưa vào cuộn dây nam châm điện tiếp điểm động tác động một lần đến xung tiếp theo tiếp điểm động chuyển mạch từ nguồn này sang nguồn khác. Kết cấu chuyển mạch kiểu bập bênh là gọn nhẹ, tác động nhanh và điều khiển nó một cách dễ dàng. Nhược điểm của nó là cần có công suất nguồn điều khiển lớn làm việc ở chế độ ngắn hạn đồng thời số lần thao tác không được lớn như công tắc tơ và áp tô mát do tiếp xúc giữa tiếp điểm động và thanh dẫn ra tải là tiếp xúc động kiểu quay. Cũng giống như áp tô mát chuyển mạch kiểu bập bênh không cần cuộn dây duy trì tiếp điểm. Hiện nay tiếp điểm loại này thường được sử dụng rộng rãi và với mọi cấp công suất từ 400-4000A
Sơ đồ kí hiệu :
* Ví dụ về chuyển mạch kiểu bập bênh :
Hình I-9
Nguồn 1 Nguồn 2
Tới Tải
1 Đầu vào lưới, 2 Đầu ra phụ tải, 3 Đầu vào phía máy phát, 4 Tiếp điểm động kiểu bập bênh, 5 Hai tiếp điểm tĩnh.
Nhìn chung mỗi loại chuyển mạch đều có các ưu nhược điểm riêng tuỳ theo yêu cầu của phụ tải mà ta lựa chọn cơ cấu chuyển mạch thích hợp với mục tiêu cao nhất đó là đảm bảo sự làm việc tin cậy , an toàn cơ cấu càng gọn nhẹ càng tốt. Trên thực tế hiện nay thường dùng kiểu chuyển mạch bập bênh.