Định hướng hoạt động của BIDV Việt Nam

Một phần của tài liệu thanh toán quốc tế (Trang 26 - 31)

1.1. Định hướng chung

Định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 :

BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.

Chiến lược của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:

- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất. - Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát

triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát

triển ổn định bền vững.

- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh.

1.2. Phương hướng trong hoạt động tài trợ nhập khẩu

Trên cơ sở 03 chiến lược kể trên, BIDV đã phân khai chương trình hành

động theo 8 cấu phần chính. Cụ thể:

- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng. Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng;

- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn vốn trên

thị trường tài chính quốc tế;

- Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và

đầu vào các công ty trực thuộc;

- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị trường Việt Nam; - Phát triển NHBL: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp; - Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế; - Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền

tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;

hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; Mỗi cấu phần kể trên đều được xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện chi tiết đến từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến các đơn vị triển khai thực hiện.

2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tài trợ nhập khẩu tại BIDV Việt

Nam

Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng nhập khẩu của Ngân hàng BIDV Việt Nam trong vài năm gần đây, chúng ta thấy rằng bên cạnh những hoạt động đạt được hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tài trợ nhập khẩu nói riêng vẫn tồn tại những vướng mắc cần giải quyết. Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, dựa vào phương hướng nhiệm vụ hoạt động trong những năm tới của BIDV và từ thực tiễn hoạt động của BIDV Việt Nam, nhóm 12 xin mạnh dạn nêu ra một số giải pháp và đề xuất sau.

2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành

2.1.1 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn

Định hướng tín dụng nhập khẩu của ngân hàng phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và nằm trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Điều kiện kiên quyết đảm bảo tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng nguồn vốn. Có huy động vốn được nhiều thì Ngân hàng mới có thể cho vay hoặc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng và ngược lại, việc sử dụng vốn khuyến khích Ngân hàng đẩy mạnh đa dạng các hình thức huy động. Chính vì vậy, Chi nhánh phải tiếp tục mở rộng khai thác các nguồn vốn theo các hướng:

- Xây dựng đề án phát hành kỳ phiếu ra nước ngoài trên thị trường vốn quốc tế : huy động vốn bằng kỳ phiếu và kinh doanh trên thị trường chứng khoán quốc tế.

- Tiếp tục khuyến khích dân cư gửi tiền vào Chi nhánh bằng các chính sách tăng lãi xuất tiền gửi cả VNĐ lẫn ngoại tệ, cả ngắn hạn lẫn trung và dài hạn. Đối với khách hàng truyền thống, Ngân hàng nên có các chính sách ưu đãi riêng.

- BIDV cần sử dụng thế mạnh uy tín của mình để tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước dành cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.. và thông qua mối quan hệ đối ngoại của hệ thống Ngân hàng, BIDV nên đẩy mạnh vốn vay dài hạn ở các tổ chức quốc tế.

2.1.2. Định hướng chiến lược tài trợ

Chuyển hướng tài trợ từ cho vay thương vụ có tính chất riêng lẻ thụ động sang cho vay theo dự án khép kín chu trình lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu thụ. Việc lựa chọn và thẩm định dự án đầu tư trở thành nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự thành công của Ngân hàng. Một dự án mặc dù đá được các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, nhưng trước khi quyết định cho vay, Ngân hàng cần phải thẩm định xem xét lại: Tính pháp lý của bộ hồ sơ, phương án vay và trả nợ của dự án, thẩm định nhóm chi tiêu hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với dự án có giá trị lớn vượt giới hạn tỷ lệ vốn có của doanh nghiệp và Ngân hàng, nên sử dụng hình thức cho vay đồng tài trợ thay bằng việc cho vay doanh nghiệp có dư nợ tại Ngân hàng hiện nay.

2.2. Giải pháp về nghiệp vụ tài trợ NK

2.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án NK

Cũng như đối với các loại tín dụng khác, quy trình tài trợ NK được chia

thành 3 giai đoạn theo thời gian và tính chất khoản vay. * Giai đoạn thẩm định trước khi cho vay

Đây là giai đoạn khởi đầu và quan trọng nhất thể hiện khả năng tiếp cận dự án và khách hàng của ngân hàng. Dù là phương án cho vay vốn lưu động hay cố định thì những nội dung cơ bản cần xem xét là:

- Xem xét thị trường tiêu thụ hàng hoá dịch vụ trong phương án kinh - Thẩm định lại toàn bộ số liệu, dữ liệu và các chỉ tiêu của dự án kinh doanh .

* Giai đoạn phê duyệt và giải ngân

Mặc dù hồ sơ vay được cácn bộ tín dụng thẩm định đầy đủ, nhưng khâu xem xét phê duyệt là không thể thiếu.Kế toán là người kiểm soát cuối cùng trước khi giải ngân kiêm tra và lưu trữ tài sản thế chấp, cầm cố, hợp đồng tín dụng và khê ước vay tiền, trước khi phát tiền vay hoặc chuyển tiền thanh toán và lưu hồ sơ giải ngân như các loại chứng từ có giá.

* Giai đoạn kiểm tra sau

Đây là giai đoạn kiểm nghiệm tính chính xác, khách quan của phương án kinh doanh đã được ngân hàng thẩm định:

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay: về nguyên tắc, vốn vay chỉ được sử dụng đúng mục đích trong phương án kinh doanh

- Thu hồi và xử lý nợ

2.2.2. Quản lý tài sản thế chấp cầm cố

- Xây dựng hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn quản lý vật tự, hàng hoá... dùng làm tài sản thế chấp

- Bảo hiểm tài sản, hàng hoá để phòng ngừa rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn... tài sản do ngân hàng quản lý cần được bảo hiểm. - Thành lập các công ty mua bán, khai thác tài sản thế chấp tồn đọng của các tổ chức tín dụng

2.2.3. Quản lý rủi ro trong tài trợ NK

Ngoài những nhân tố rủi ro khách quan và chủ quan trong tín dụng thông thường, tài trợ NK còn chịu ảnh hưởng lớn của hai nhân tố lãi suất và tỷ

giá của các đồng tiền giao dịch. Sự biến động thường xuyên của hai nhân tố, nếu tạo thêm thuận lợi cho ngân hàng trong nghiệp vụ tín dụng thì sẽ gây thiệt hại cho khách hàng và ngược lại.

Để quản lý rủi ro đối với lãi suất và tỷ giá, các ngân hàng nước ngoài áp dụng các giải pháp nghiệp vụ kinh doanh hối đoái trên thị trường tiền tệ với các công cụ chủ yếu sau:

- Hợp đồng mua bán kỳ hạn - Nghiệp vụ SWIP về lãi suất

- Hợp đồng quyền chọn về lãi suất và tỷ giá

2.3. Chiến lược con người và công nghệ ngân hàng

2.3.1. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của một NHTM. Trong năm tới, ngân hàng cần tập trung thực hiện từng bước chiến lược đó như sau:

Một phần của tài liệu thanh toán quốc tế (Trang 26 - 31)