Tôi đồng tình với phƣơng pháp trả lƣơng hiện tại của nhà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh (Trang 54)

trả lƣơng hiện tại của nhà trƣờng 0 23.33 23.33 50 3.33 3.Tiền lƣơng đƣợc phân phối khá

công bằng và xứng đáng 0.00 16.67 10.00 66.67 6.67 4. Tiền thƣởng đƣợc phân phối khá

công bằng và xứng đáng 0.00 16.67 10.00 66.67 6.67 5. Tiền phụ cấp đƣợc phân phối khá

công bằng và xứng đáng 0.00 16.67 10.00 66.67 6.67 6. Mức lƣơng ngang bằng với đa số

các trƣờng đại học khác 0.00 16.67 36.67 30.00 16.67 7. Chính sách phúc lợi rõ ràng và

hữu ích 0.00 10.00 23.33 46.67 20.00 8. Tôi có thể sống hoàn toàn dựa

vào công việc dạy học 30.00 46.67 16.67 3.33 3.33

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra ở phụ lục do tác giả thực hiện)

Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy:

- Mức lƣơng phù hợp với năng lực công sức bỏ ra: tỷ lệ 26,67% số ngƣời đƣợc hỏi không đồng ý, có 60% số ngƣời đƣợc hỏi là đồng ý, còn,, lại 13,33% là trung tính. Với những tỷ lệ này cho thấy mức lƣơng hiện tại trả cho giảng viên đƣợc đánh giá là tƣơng đối phù hợp với năng lực và công sức của phần lớn giảng viên đã bỏ ra. Song trên thực tế, giảng viên họ mong muốn đƣợc cống hiến nhiều hơn (có nhiều số

47

tiết giảng hơn) đồng nghĩa thu nhập của họ tăng lên. Với tình hình của Nhà trƣờng hiện nay, sau 2 năm đƣợc nâng cấp lên Đại học thì vẫn chƣa đáp ứng đƣợc vấn đề này. Lƣợng SV tuyển sinh đƣợc vẫn còn hạn chế, trung bình mỗi năm từ 1600 – 2000 SV. Lƣợng SV ít, nguồn thu ít, giảng viên có ít tiết giảng nên thu nhập giảng viên còn ở mức thấp cũng là điều dễ hiểu.

- Phƣơng pháp trả lƣơng hợp lý: tỷ lệ 53,33% số ngƣời đƣợc hỏi đồng ý, 23,33% không đồng ý và 23,33% là trung tính. Qua đó cho thấy phƣơng pháp trả lƣơng hiện nay đƣợc đa số đồng tình nhƣng tỷ lệ này chƣa cao, Nhà trƣờng cần xem xét, điều chỉnh lại cách tính lƣơng của mình để tạo sự công bằng, làm động lực thúc đẩy giảng viên làm việc và cống hiến nhiều hơn. Bên cạnh đó, có tới 73,34% giảng viên cho rằng lƣơng, thƣởng, phụ cấp đƣợc phân phối khá công bằng và xứng đáng; 16,67% không đồng tình và 10% trung tính. Điều đó cho thấy chính sách lƣơng, thƣởng, phụ cấp của Nhà trƣờng công khai, minh bạch, tƣơng đối phù hợp với công sức giảng viên bỏ ra.

- Mức lƣơng ngang bằng với đa số các trƣờng đại học khác: có tới 16,67% số ngƣời đƣợc hỏi không đồng ý, có 46,67% đồng ý và 36,67% là trung tính. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế nhƣ phần trên đã chỉ ra là mức lƣơng của trƣờng ĐH TC - QTKD là tƣơng đối cân bằng so với các trƣờng đại học, cao đẳng trong khu vực tỉnh Hƣng Yên nhƣng vẫn thấp hơn nhiều so với một số trƣờng đại học, cao đẳng công lập tại Hà Nội. Tuy nhiên thực tế họ vẫn gắn bó với nhà trƣờng là do chủ yếu là giảng viên nữ, họ không đòi hỏi nhiều về thu nhập và họ chấp nhận làm việc tại trƣờng vì lý do công việc ổn định (chiếm 82,22% số ngƣời đƣợc khảo sát trả lời lý do họ làm việc tại trƣờng là vì công việc ổn định, chỉ có 17.78% lựa chọn vì lý do khác nhƣ yêu nghề, có thời gian chăm con nhỏ…).Song giảng viên họ kỳ vọng nhiều hơn ở mức lƣơng này.

3.2.1.2. Công cụ tài chính gián tiếp (Phúc lợi)

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp đƣợc trả dƣới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho ngƣời lao động. Phúc lợi đƣợc chia làm hai loại :

48

Phúc lợi bắt buộc là các khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đƣa ra theo yêu cầu của pháp luật. Cũng nhƣ mọi tổ chức hoạt động khác, Nhà trƣờng đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ chính sách bảo hiểm nhƣ: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Với sự hỗ trợ đóng góp của Nhà trƣờng đã tạo sự yên tâm cho mọi cho mọi giảng viên trong quá trình công tác.

Phúc lợi tự nguyện

Căn cứ vào nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp, quỹ phúc lợi của trƣờng để tiến hành chi phúc lợi tự nguyện cho cán bộ, giảng viên nhƣ sau:

* Chi tiền ngày lễ tết trong năm cho cá nhân

Toàn thể cán bộ, giảng viên trong biên chế, hợp đồng dài hạn làm việc đủ 12 tháng trong năm đƣợc hƣởng mức chi dƣới đây; riêng cán bộ, giảng viên làm việc chƣa đủ 12 tháng và hợp đồng mùa vụ, tự túc lƣơng căn cứ thực tế Hiệu trƣởng quyết định sau khi tập thể đã họp bàn.

- Tết dƣơng lịch: từ 500.000 đến 1.000.000đồng/ ngƣời - Tết nguyên đán: từ 1.000.000 đến 4.000.000đồng/ ngƣời

- Ngày lễ 30/4 và ngày 1/5: từ 500.000 đến 1.000.000đồng/ ngƣời - Ngày quốc khánh 02/09: 300.000đồng đến 500.000đồng/ ngƣời - Ngày sơ kết, tổng kết năm học: 150.000đồng

- Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đối với Giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục: từ 500.000 đến 1.000.000đồng/ ngƣời, đối tƣợng khác: 400.000 đồng -800.000đồng/ ngƣời

- Ngày giỗ tổ Hùng Vƣơng 10/3 âm lịch: 200.000đồng/ ngƣời - Ngày khai giảng năm học: 200.000đồng/ ngƣời

- Hội nghị cán bộ công nhân viên chức: từ 200.000 đến 500.000đồng/ ngƣời - Ngày truyền thống ngành Tài chính: 200.000đồng/ ngƣời

Các ngày lễ khác

- Ngày 8/3 đối với nữ cán bộ, giảng viên: 100.000đồng/ ngƣời - Ngày 20/10 đối với nữ cán bộ, giảng viên: 100.000đồng/ ngƣời

49

- Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 đối với cán bộ viên chức y tế: 200.000 đồng/ ngƣời.

- Ngày thể thao Việt Nam 27/03 đối với giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất: 200.000đồng/ ngƣời.

- Ngày 27/7 đối với thƣơng binh và gia đình liệt sĩ: 300.000đồng/ suất.

-Ngày quốc phòng 22/12 đối với cán bộ, giảng viên là cựu chiến binh, quân nhân: 300.000đồng/ ngƣời.

- Ngày quốc tế thiếu nhi, tết trung thu chi cho các cháu thiếu nhi là con của cán bộ, giảng viên: 100..000đồng.

* Chi hỗ thợ tham quan nghỉ mát cho cán bộ, giảng viên vào dịp nghỉ hè trên cơ sở thống nhất giữa Ban giám hiệu, công đoàn trƣờng, mức chi:

- Nếu hỗ trợ bằng tiền: tối đa 1.000.000đồng/ ngƣời.

- Nếu trƣờng tổ chức đi tham quan du lịch tập trung: Hỗ trợ tối đa 3.000.000 đồng/ ngƣời

* Chi hiếu, hỷ, trợ cấp khó khăn

- Chi việc hỷ đối với Cán bộ, giảng viên: 500.000đồng, con Cán bộ, giảng viên: 300.000đồng.

- Chi việc hiếu đối với bố, mẹ, chồng (vợ), con của Cán bộ, giảng viên: 500.000đồng.

- Trợ cấp khó khăn đột xuất cho Cán bộ, giảng viên: 300.000đồng, thân nhân CBVC: 200.000đồng và tối đa không quá 1 lần trong năm (trừ các trƣờng hợp đặc biệt).

* Chi đối với Cán bộ, giảng viên nghỉ hưu

- Chi tặng quà Cán bộ, giảng viên nhận sổ hƣu: + Ban giám hiệu: 500.000đồng/ ngƣời

+ Trƣởng, phó các phòng, khoa, bộ môn: 400.000đồng/ ngƣời. + Giáo viên và nhân viên: 300.000đồng/ ngƣời.

50

- Chi tặng quà cán bộ, giảng viên nguyên là Ban giám hiệu nhà trƣờng đã nghỉ hƣu vào dịp tết nguyên đán: 200.000đồng/ ngƣời .

- Chi việc hiếu đối với cán bộ, giảng viên đã nghỉ hƣu: 300.000đồng.

- Chi việc hiếu, hỷ đối với cán bộ lãnh đạo các đơn vị có quan hệ công tác với trƣờng tối đa không quá: 500.000đ/ngƣời.

- Chi hỗ trợ tổ chức tất niên âm lịch, thăm quan học tập đầu xuân: Nhà trƣờng chi hỗ trợ theo từng đơn vị trong trƣờng theo mức sau:

+ Chi hỗ trợ tất niên âm lịch: 200.000 đồng/ ngƣời

+ Chi thăm quan học tập đầu xuân: 200.000 đồng/ ngƣời. Các trƣờng hợp đặc biệt khác do Hiệu trƣởng quyết định.

* Hỗ trợ chi phí cho giảng viên được cử đi học thạc sỹ, tiến sỹ: - Đào tạo ThS:

+ Hỗ trợ học phí theo số thu thực tế của cơ sở đào tạo, tối đa: 20.000.000đồng. + Hỗ trợ in ấn bảo vệ luận văn: 5.000.000đồng

- Đào tạo TS

+ Trƣờng hợp đào tạo từ ThS lên TS, đƣợc hỗ trợ học phí các khoản lệ phí theo số thu thực tế của cơ sở đào tạo, tối đa: 40.000.000đồng.

+ Trƣờng hợp đào tạo Đại học lên TS, đƣợc hỗ trợ học phí các khoản lệ phí theo số thu thực tế của cơ sở đào tạo, tối đa: 50.000.000đồng.

+ In ấn và bảo vệ luận án: 30.000.000đồng.

* Chương trình Phúc lợi khác:

- Thƣờng xuyên tổ chức các lớp học ngắn hạn để nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn cho ĐNGV.

- Hỗ trợ tiền điện thoại theo định mức với đội ngũ quản lý và các phòng ban chức năng.

- Khi giảng viên phải đi công tác xa thì sẽ đƣợc hỗ trợ những chi phí về đi lại, ăn nghỉ…theo quy định về chế độ công tác phí của nhà trƣờng.

51 - Thanh toán tiền tàu xe nghỉ phép năm.

- Trƣờng có trạm y tế phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho cán bộ, giảng viên và SV toàn trƣờng.

- Có hệ thống thƣ viện với một lƣợng lớn giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc đọc tại chỗ và mƣợn về của cán bộ, giảng viên và SV.

- Nhà trƣờng có nhà công vụ cho giảng viên thuê với giá ƣu đãi đảm bao nơi ở cho giảng viên.

- Ngoài ra các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội diễn... thƣờng xuyên đƣợc tổ chức vào các dịp lễ nhƣ 8/3, 20/10, 20/11 ...tạo cho đời sống tinh thần phong phú cho giảng viên.

Ảnh hưởng của phúc lợi đến động lực làm việc của giảng viên:

Tất cả những hình thức phúc lợi bắt buộc hay tự nguyện đều nhằm mục đích cuối cùng là khuyến khích, động viên giảng viên sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, giúp họ lấy lại tinh thần cũng nhƣ tạo động lực giúp họ làm việc tốt hơn, cống hiến nhiều hơn gắn bó lâu dài với Nhà trƣờng.

Theo kết quả điều tra thì có : 66,67% số giảng viên đƣợc hỏi đồng ý cho rằng chƣơng trình phúc lợi của nhà trƣờng là rõ ràng và hữu ích; chỉ có 10 % là không đồng ý và 23,33% là trung tính. Nhƣ vậy tỷ lệ số ngƣời khảo sát ủng hộ chƣơng trình phúc lợi của nhà trƣờng cao hơn nhiều so với số ngƣời không đồng tình và chiếm đa số. Điều đó cho thấy Nhà trƣờng đã đƣa ra chính sách phúc lợi tƣơng đối hợp lý góp phần tạo động lực làm việc cho ĐNGV. Tuy nhiên số ngƣời không đồng tình và trung tính vẫn còn khá cao. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo nhà trƣờng cần nỗ lực hơn nữa trong các chƣơng trình phúc lợi dành cho ĐNGV để khích lệ, động viên họ trong công việc.

3.2.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của các công cụ đãi ngộ tài chính

Sau khi điều tra khảo sát ĐNGV trong Nhà trƣờng ta thấy:

Lƣơng, thƣởng, phụ cấp đƣợc phân phối khá công bằng và xứng đáng thì có tới 73,34% đồng tình với ý kiến này; 16,67% không đồng ý; còn 10% là bình thƣờng, không có ý kiến gì về vấn đề này. Song bên cạnh đó xét về sự đảm bảo

52

cuộc sống của thu nhập tại trƣờng thì 76,67% số ngƣời đƣợc hỏi không đồng ý, chỉ có 6,66% đồng ý và 16,67 là trung tính. Mức lƣơng Nhà trƣờng trả cho giảng viên còn thấp. Chỉ có 43,67% đồng ý với ý kiến mức lƣơng này ngang bằng với các trƣờng đại học khác. Điều đó chứng tỏ là mức lƣơng, thƣởng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đời sống của giảng viên, chƣa thực sự tạo đƣợc động lực để họ làm việc và cống hiến.

3.2.2. Thực trạng đãi ngộ băng công cụ phi tài chính

Đội ngũ giảng viên không phải chỉ có động lực duy nhất làm việc là để kiếm tiền mà còn có những nhu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất nói chung và tiền bạc nói riêng, nói cách khác là họ còn có những giá trị khác để theo đuổi. Vì vậy, để tạo ra và khai thác đầy đủ động cơ thúc đẩy cá nhân làm việc thì cần phải có những đãi ngộ phi tài chính kết hợp với đãi ngộ tài chính nhằm tạo ra sự đồng bộ trong công tác đãi ngộ của Nhà trƣờng.

Đãi ngộ phi tài chính đƣợc thực hiện thông qua hai hình thức là đãi ngộ qua công việc và qua môi trƣờng làm việc nhằm đáp ứng những nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao và đa dạng của ĐNGV.

3.2.2.1. Bản thân công việc

Bản thân công việc là một trong những yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến động lực làm việc của giảng viên. Ngay từ khi tuyển dụng đầu vào, Nhà trƣờng đã quan tâm đến việc thu hút giảng viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên làm việc, có điều kiện phát huy khả năng của mình nhƣ: Cam kết thanh toán học phí cho những giảng viên đang đi học ThS, TS; có chỗ ở cho những giảng viên nhà ở xa, giảng viên mới lập gia đình chƣa có nhà ở.... Để họ yên tâm công tác, cống hiến cho Nhà trƣờng.

Bên cạnh đó, Nhà trƣờng cũng tạo điều kiện cho giảng viên học tập, nâng cao trình độ trong quá trình công tác. Thƣờng xuyên kết hợp với Bộ chủ quản cho giảng viên tham gia các hội thảo, các lớp học chuyên ngành về tài chính – kế toán... để nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên. Ngoài ra, Nhà trƣờng đã thực hiện tốt chế độ khen thƣởng đối với những giảng viên có thành tích cao trong giảng dạy

53 và nghiên cứu khoa học.

Để hiểu rõ hơn bản thân công việc tác động và có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới động lực làm việc của giảng viên trƣờng ĐH TC – QTKD, tác giả đã thực hiện đánh giá về các yếu tố liên quan đến bản thân công việc đƣợc thể hiện qua các tiêu chí 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 phần II của phiếu điều tra tại phụ lục. Đƣợc tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.7: Đánh giá thái độ của giảng viên đối với bản thân công việc tại trƣờng ĐH TC – QTKD

Tiêu chí

Mức độ điểm trung bình của thang đo (%) Không đồng ý Ít đồng ý Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý 9.Tôi đƣợc cung cấp đầy đủ các

phƣơng tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho việc dạy học

3.33 16.67 10.00 66.67 3.33

10.Tôi đƣợc tạo điều kiện để sáng

tạo trong công việc dạy học 3.33 6.67 23.33 53.33 13.33 11.Tôi luôn đƣợc tạo điểu kiện học

tập để nâng cao kiến thức chuyên môn

0.00 3.33 13.33 70.00 13.33

12.Tôi đƣợc quyền quyết định một số vấn đề thuộc về chuyên môn của mình

0.00 10.00 30.00 53.33 6.67

13.Thời gian giảng dạy của tôi đƣợc

phân công hợp lý 3.33 6.67 20.00 56.67 13.33 14. Nhà trƣờng luôn tạo điều kiện

thăng tiến cho ngƣời có năng lực 0.00 3.33 30.00 53.33 13.33 15. Chính sách đào tạo và thăng tiến 0.00 6.67 30.00 53.33 10.00

54 là công bằng cho mọi giảng viên

16.Việc khen thƣởng là hợp lý, công bằng và đƣợc đánh giá dựa trên hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân

3.33 3.33 23.33 56.67 13.33

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra ở phụ lục do tác giả thực hiện)

Nhìn vào bảng 3.7 ta thấy:

- Hoạt động giảng dạy của ĐNGV sẽ không thể diễn ra nếu không có một hệ thống các phƣơng tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho việc dạy học đáp ứng ở mức độ nhất định. Qua khảo sát có thể thấy mức độ hài lòng ở mức 70% (trong đó 66.67% đồng ý và 3.33% ý kiến rất hài lòng), điều này cho thấy Nhà trƣờng đã quan tâm tới việc đầu tƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học của giảng viên và sinh viện. Song bên cạnh đó vẫn còn 20% không đồng tình và 10% trung tính cho thấy chất lƣợng các phƣơng tiện, thiết bị dạy học vẫn chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Do đó Nhà trƣờng cần quan tâm hơn nữa tới công tác

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh (Trang 54)