Kiểudữliệu con trỏ biến con trỏ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ lập trình Pascal ĐH Hoa Lư (Trang 117)

1. Con trỏ và biến động

1.2. Kiểudữliệu con trỏ biến con trỏ

a, Con trỏ có định kiểu

Kiểu con trỏ là một kiểu dữ liệu đặc biệt dùng để biểu diễn các địa chỉ. Kiểu con trỏ do người lập trình định nghĩa theo cú pháp sau:

Type Tên kiểu con trỏ = ^Kiểu dữ liệu;

Tên kiểu con trỏ tuân theo quy định đặt tên của Pascal, Kiểu dữ liệu của kiểu con trỏ là các kiểu dữ liệu đã định nghĩa trước trong pascal. Để một kiểu con trỏ có thể đại diện cho một biến nào đó thì Kiểu dữ liệu viết sau ký tự ^ sẽ phải giống như kiểu dữ liệu của biến đó, nói cách khác hai kiểu dữ liệu phải tương thích.

Ví dụ: khai báo kiểu con trỏ: Type Chu = string[20]; CT1 = ^Byte; CT2 = ^chu; CT3 = ^Nguoi; Nguoi = record Hoten:string[20]; Namsinh: 1900..2100; End;

Chú ý: Pascal chỉ cho phép đưa trực tiếp vào định nghĩa kiểu con trỏ các kiểu dữ liệu đơn giản sau: số nguyên, số thực, ký tự. Các kiểu dữ liệu có cấu trúc muốn đưa vào con trỏ thì

phải thông qua một tên kiểu khai báo trong phần Type

b, Con trỏ không định kiểu

Con trỏ không định kiểu là kiểu con trỏ không quan tâm đến kiểu dữ liệu mà nó trỏ tới. Pascal dùng tên chuẩn Pointer để khai báo kiểu này.

Cú pháp: Var

Tên biến:Pointer;

Con trỏ không định kiểu được coi là tương thích với mọi kiểu con trỏ. Chú ý:

* Về bản chất tất cả con trỏ đều chứa địa chỉ nên chúng không có gì khác nhau song để tránh nhầm lẫn trong các quá trình xử lý Pascal chỉ coi các con trỏ cùng trỏ tới một kiểu dữ liệu là tương thích với nhau.

c, Biến con trỏ

Biến con trỏ cũng như biến mảng, biến kiểu bản ghi hay kiểu tập hợp có thể khai báo thông qua kiểu con trỏ hoặc khai báo trực tiếp. Biến con trỏ có định kiểu sẽ trỏ đến một kiểu dữ liệu cụ thể.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ lập trình Pascal ĐH Hoa Lư (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w