Một trong những thứ tuyệt vời nhất về Internet là không ai thực sự sở hữu được nó. Nó là một tập hợp (collection) các mạng mang tính toàn cầu, cả lớn và nhỏ. Các mạng này ra còn nhiều doanh nghiệp cung cấp internet không có hạ tầng. Tuy nhiên có thể nói chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp hiện tại chưa thực sự đáp ứng được các nhu cầu đa kết nối với nhau theo nhiều cách khác nhau để tạo thành một thực thể đơn nhất, cái mà chúng ta vẫn được biết đến với tên gọi Internet. Trong thực tế, tên này được xuất phát từ ý tưởng của các mạng kết nối chéo
(interconnectednetworks), được lấy từ hai chữ này mà ra.
Chính phủ và bộ TT&TT rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng mạng có nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng mạng. Như chính sách quản lý và phát triển internet, nghị định của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên điện tử trên internet,đặc biệt là Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án”Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. Nhà nước đã đua ra các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng mạng ngày càng hiện đại. Như:
+ Chính sách về đầu tư: Ban hành các chính sách ưu đãi cao về đầu tư với các dự án phát triển hạ tầng viễn thông băng thông rộng,các dự án phát triển khu công nghệ thông tin tập trung....
• Phát triển mạng internet có độ an toàn, tin cậy cao, kết nối nhiều hướng trên cơ
sở kết hợp các tuyến cáp quang biển, tuyến cáp quang trên đất liền và hệ thống thông tin vệ tinh, đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ băng rộng.
• Phát triển mạng cáp quang đến tất cả các huyện trong cả nước. Đối với những
khu vực quan trọng, hình thành các mạng cáp quang có cấu trúc mạch vòng để tăng cường an toàn thông tin
• Bảo đảm tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp
tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ; 100% viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và trung học phổ thông có kết nối để truy nhập Internet băng rộng; trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet
• Phát triển các mạng thông tin dùng riêng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của
mạng công cộng quốc gia; vừa đáp ứng nhu cầu thông tin riêng của các ngành, vừa sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của mạng công cộng đã xây dựng
• Ưu tiên phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ Đảng, Chính
phủ, quốc phòng, an ninh; đảm bảo chất lượng phục vụ, yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin.
+ Chính sách về tài chính: Đối với thuế thì NN có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các dự án phát triển công nghệ thông tin, nhất là các dự án phát triển hạ tầng cơ sở. NN còn dùng vốn ngân sách để ưu tiên cho các dự án, chương trình phát triển hạ tầng,ứng dụng công nghệ thông tin ....
+ Chính sách đất đai, địa điểm: thực hiện hỗ trợ đất đai hợp lý, ưu tiên lựa chọn, bố trí vị trí và diện tích phù hợp cho yêu cầu xây dựng hạ tầng....
2.3.2 Thành tựu
Việc phát triển hạ tầng cơ sở vật chất tạo điều kiện cho việc phát triển và phổ cập internet tại Việt nam, phát triển trình độ dân trí, ứng dụng CNTT vào đời sống, thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo ra nhiều công việc mới....
Theo thống kê mới nhất của bộ thông tin và truyền thông thì tổng băng thông kênh kết nối trong nước là 238138Mbps, tổng băng thông kênh kết nối quốc tế là 116412 Mbps, tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX là 62533727 Gybts, tổng thuê bao băng thông rộng là 3489453
Với băng thông rộng tốc độ truy cập internet nhanh đặc biệt là mạng 3G ra đời cùng với đó hàng loạt báo điện tử ra đời, kích thích nhu cầu tìm kiếm thông tin, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trên mạng từ đó nâng cao vốn hiểu biết cho người sử dụng và biết đến nhiều hơn tài nguyên mạng. Theo thống kê gần đây nhất có khoảng
23,2 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, số lượng người mua hàng qua mạng đã tăng từ 4% năm 2008 lên 11% năm 2009 hay số người sử dụng Internet để đọc tin tức trực tuyến đã tăng từ 89% năm 2008 lên 97% năm 2009….
2.3.3 Hạn chế
Việc quản lý còn nhiều bất cập như: quản lý ở một số khâu quản lý còn kém hiệu quả, tình trạng trồng chéo trong việc xây dựng và sử dụng hạ tầng mạng, các nhà hạ tầng mạng dùng một hạ tầng riêng dẫn đến tình trạng quản lý trở lên khó khăn. Điều này một phần đã làm cản trở việc phát triển hạ tầng mạng và quy hoạch phát triển. Tính tới nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính cấp giấy phép xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông cho 13 doanh nghiệp. Như tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, công ty thông tin di động VMS-VNPT, công ty viễn thông tin thông điện lực EVN Telecom, công ty cổ phần viễn thông FPT(FPT telecom)....Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp cung cấp internet không có hạ tầng.
Có thể nói chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp hiện tại chưa thực sự đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng, thể hiện qua sự nghẽn mạch, hạn chế tốc độ truy nhập download /up load, dịch vụ hỗ trợ khách hàng và cả về giá thành dịch vụ; Mặt khác còn có sự lãng phí lớn khi việc chia sẻ hạ tầng viễn thông giữa các nhà khai thác chưa được thực hiện tốt giữa các doanh nghiệp.
2.4 Quản lý chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong quản lý nhà nước về Internet