- Phương pháp đo kích thước:
Đo kích thước các pha của nhện ở vật kính có độ phóng đại 45x, chụp ảnh có kích thước và quy đổi 1 vạch = 0,025mm (quy đổi theo vạch trùng nhau giữa thước chụp và thước đo chuẩn), kích thước cơ thể nhện tính từ cuối bụng đến hết phần đầu giả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
Hình 3: Phương pháp đo kích thước nhện bắt mồi.
- Từ nguồn nhện bắt mồi L.chaudhrii đã nhân ở trên, chúng tôi tiến hành nuôi sinh học. Vì nhện bắt mồi L.chaudhrii thuộc nhóm di chuyển mạnh, nên việc nuôi chúng được tiến hành theo theo phương pháp nuôi cá thể trong lồng Munger cải tiến.
* Cấu tạo lồng Munger nuôi NBM (Xem phụ lục 1):
Lấy khoảng 100 trưởng thành cái NBM thả lên trên tấm nuôi cách ly có sẵn nhiều nhện gié cho đẻ trứng trong 2h, sau 2h chuyển toàn bộ nhện trưởng thành cái NBM ra ngoài.
- Dùng bút lông chuyển từng trứng NBM vào trong 1 lồng nuôi. - Số trứng nhện ở từng nhiệt độ này là 60 trứng.
- Đặt các lồng nuôi có trứng lên giá rồi đặt trong hộp nhựa phía dưới có nước muối Sulfat Kali bão hòa (để đảm bảo ẩm độ 96-98% là ẩm độ thích hợp cho nhện gié phát triển)
- Đặt Hộp nhựa có các lồng nuôi này vào tủ định sinh thái Sanyo Mir - 154 và duy trì mức nhiệt độổn định.
* Phương pháp theo dõi:
Theo dõi trứng NBM cho đến khi trứng nở, lột xác thành tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, ghép cặp, đẻ trứng, chết sinh lý, hàng ngày theo dõi 1 lần. Sau khi NBM đến tuổi 3 ghép cặp, thả một nhện đực (từ nguồn nuôi đã chuẩn bị sẵn) vào lồng nuôi để chúng ghép cặp với nhện cái đến khi nhện cái đẻ trứng.
Nguồn nhện đực: Dùng 100 – 200 con cái trưởng thành cho đẻ trứng trong khoảng thời gian từ 2 – 4 h. Chuyển 100 trứng nuôi tập thể trên 4 lồng nuôi đến khi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 nhện hóa trưởng thành 3 ngày thì sử dụng. Nguồn nhện đực phải được thực hiện trước khi nuôi cá thể 4 ngày
Hàng ngày chuyển toàn bộ trứng đẻ ngày hôm trước ra ngoài nuôi riêng rẽ trong lồng nuôi với thức ăn dư thừa nhện gié cho đến khi chúng hóa trưởng thành để xác định số lượng trứng nở, số nhện non sống sót đến trưởng thành và xác định tỷ lệ giới tính của chúng.
Sau 3 -5 ngày thay lồng nuôi mới.
Điều kiện thí nghiệm như nhiệt độ và ẩm độ ổn định, thức ăn dư thừa và không có sự ảnh hưởng của mật độ trứng mới đẻ đã đáp ứng yêu cầu của môi trường không hạn chế về thức ăn và không gian (Birch, 1948).
* Chỉ tiêu theo dõi:
- Thời điểm trứng nở, nhện non các tuổi - Thời điểm đẻ quả trứng đầu tiên - Số trứng đẻ hàng ngày
- Thời điểm kết thúc đẻ trứng - Thời điểm chết sinh lý
- Tỷ lệ trứng nở, tỷ lệđực cái của trứng được đẻ hàng ngày của thế hệ G1 Từ đó xác định được Thời gian trứng, nhện tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, trưởng thành, vòng đời và tuổi thọ của NBM.
- Sức tăng quần thể và các thông số cơ bản của NBM tại 3 nhiệt độ nuôi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Hình 5: Các lồng nuôi được đặt trong thùng có nước muối bão hòa 2.6. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 2.6. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
2.6.1. Công thức tính tỷ lệ trứng nở, tỷ lệđực/cái, tỷ lệ cái
- Công thức tính tỷ lệ trứng nở: Tỷ lệ nở trứng (%) = Tổng số trứng nở x 100 Tổng số trứng theo dõi - Công thức tính tỷ lệđực/ cái: Tỷ lệđực/ cái = Tổng số con đực Tổng số con cái - Công thức tính tỷ lệ cái: Tỷ lệ cái (%) = Tổng số con cái x 100 Tổng số con theo dõi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 2.6.2. Công thức xác định thời gian phát dục của một cá thể N n . X X N 1 i i i ∑ = =
Trong đó: X: thời gian phát dục trung bình xi: thời gian phát dục ở ngày thứ i ni: số cá thể phát dục ở ngày thứ i N: tổng số cá thể theo dõi * Độ lệch chuẩn: n t S.α = ∆
Trong đó : n : Dung lượng mẫu S :phương sai mẫu
tα: Giá trị t-student với α=n-1
2.6.3. Phương pháp tính tỷ lệ tăng tự nhiên NBM
Khả năng phát triển quần thể của các loài nói chung và của NBM nói riêng được đánh giá thông qua tổng hợp của một loạt các yếu tố bao gồm tốc độ phát triển, khả năng sinh sản, tỷ lệđực cái và tỷ lệ sống sót của con cái trong một môi trường nào đó. Ởđây là môi trường không hạn chế về không gian, thức ăn dư thừa, không có ảnh hưởng của cá thể khác hoặc kẻ thù tự nhiên. Với môi trường tối ưu này, khả năng tăng quần thể là cao nhất, được đặc trưng bởi một trị số quan trọng là tỷ lệ tăng tự nhiên. Trị số này cũng được gọi là chỉ số môi trường và được ký hiệu là r.
Chỉ số môi trường này được tính theo công thức:
DN: Số lượng chủng quần gia tăng trong thời gian dt N: Số lượng chủng quần ban đầu
DT: Thời gian tăng đôi quần thể với DT = ln(2)/rm Hay r = b - d, trong đó: b: Tỷ lệ sinh
DN r.N =
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 d: Tỷ lệ chết
Viết dưới dạng tích phân: Nt = No.e-rt = 1 (1)
Trong đó: Nt là số lượng chủng quần ở thời điểm t.
No là số lượng chủng quần ở thời điểm ban đầu. e là cơ số logarit tự nhiên.
Để tính được (1) phải lập được bảng sống, do đó cần có các thông số lx và mx - lx: tỷ lệ sống sót qua các tuổi x, là xác suất sống sót của các cá thể cái ở tuổi x - mx: Số con cái sống sót trung bình được một cá thể mẹ ở tuổi x đẻ ra trong một đơn vị thời gian
Tổng số con cái sinh ra sống sót trong một thế hệ (do một mẹđẻ ra) là hệ số nhân của một thế hệ: Ro = ∑ lx.mx (2)
- Thời gian của một thế hệ : Tc và T là tuổi trung bình của tất cả các cá thể mẹ khi đẻ con cái
T = x.lx.mx.e-rx (4) (Brich (1948), Pielow (1977)) Tc được tính theo cơ sở mẹ còn T được tính theo con cái mới sinh.
Tính r, λ, Ro, Tc, T, DT thông qua phần mềm Microsoft Excel. ∑ x.lx.mx (3) Tc =
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii 3.1.1. Đặc điểm hình thái của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii
Nhện có kích thước nhỏ bé, để nhìn rõ chúng phải quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp điện. Vòng đời loài nhện này gồm các 3 pha phát triển: nhện trưởng thành, trứng và nhện non (gồm nhện non tuổi 1, nhện non tuổi 2, nhện non tuổi 3).
* Nhện trưởng thành
Nhện đực khi mới lột xác cơ thể hình ô van hơi dẹt, màu trắng trong, trên mặt lưng chuyển dần sang màu vàng nhạt và sau đó toàn bộ cơ thể sẽ chuyển sang màu vàng nâu đến vàng nâu đậm, sáng bóng. Trưởng thành cơ thể hình ô van dài, hơi dẹt, màu trắng trong, có thể quan sát thấy ở hai bên cơ thể hệ thống khí quản màu trắng sữa hoặc ở trên mặt lưng ở cuối cơ thể có vệt màu vàng nâu. Sau đó toàn bộ cơ thể sẽ chuyển sang màu vàng nâu nhạt, sáng bóng.
Trưởng thành NBM thành thục (đã thực hiện giao phối) có màu vàng nâu, trên mặt lưng màu vàng nâu đậm hơn mặt bụng. Trên lưng lồi lõm, có nhiều đôi lông ngắn mọc đối xứng với nhau, ở cuối bụng đôi lông dài hơn.Nhện trưởng thành đực cơ thể màu vàng đậm, cơ thể dẹt, phần bụng thường hơi nhọn hướng về phía trong, kích thước nhỏ hơn con cái. Nhện trưởng thành cái có màu nhạt hơn con đực, phần bụng tròn to hơn so với con đực.
* Trứng: Trứng nhện bắt mồi L.chaudhrii có hình bầu dục, màu trắng trong, sáng bóng, bề mặt có chất dính để chống thấm nước và tăng sức bám trên bề mặt giá thể. Trứng mới đẻ có màu trắng đục sau chuyển dần sang trắng trong, trong suốt. Trứng sắp nở có màu trong suốt, dễ lẫn và khó phát hiện. Trứng đẻ rời rạc từng quả hoặc từng cụm do dính lại với nhau nhờ có chất kết dính trên bề mặt trứng. Khi trứng nở, vỏ trứng nứt ngang và nhện non chui ra từ phía đuôi ra trước, đầu ra sau, vỏ trứng màu trong suốt dần dần teo lại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Hình 6: Trưởng thành cái Hình 7: Trưởng thành đực nhện bắt mồi L.chaudhrii nhện bắt mồi L.chaudhrii
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
* Nhện non tuổi 1
Nhện non mới nở rất nhỏ bé, chỉ bằng kích thước của trứng. Cơ thể nhện non hình bầu dục, ở phần lưng màu trắng trong, hai bên thân màu trắng sữa với 3 đôi chân. Mặt lưng nhện sần sùi, lớp da ngoài mỏng và có nhiều ngấn ngang, dọc và có đôi 2 lông ở phần cuối bụng dài nhìn khá rõ.
Sau khoảng 2 - 5 phút, nhện non bắt đầu di động nhanh nhẹn và cơ thể chuyển dần sang màu trắng sữa. Sau khoảng 15 – 20 phút, nhện non đã có thể bắt đầu tìm vật mồi và ăn vật mồi. Sau khi ăn, chúng di chuyển nhanh nhẹn hơn và tăng dần kích thước.
Hình 9: Nhện non tuổi 1 và tuổi 2 nhện bắt mồi L.chaudhrii
* Nhện non tuổi 2
Nhện non tuổi 1 sau khi lột xác thành nhện non tuổi 2 có 4 đôi chân, chuyển động nhanh nhẹn hơn tuổi 1. Cơ thể nhện non tuổi 2 có màu trắng sữa, phần cuối bụng hơi nhọn, mặt lưng hơi không bằng phẳng và hơi vồng lên nên cơ thể giống hình quả trám. Ở cuối tuổi 2, cơ thể gần giống hình ô van nhưng phần bụng vẫn hơi nhọn và bắt đầu tăng kích thước khá nhanh.
* Nhện non tuổi 3
Cơ thể nhện tuổi 3 hình ô van, khi mới lột xác có màu trắng trong và dần chuyển sang màu trắng đục. Mặt lưng của cơ thể không bằng phẳng và hơi vồng lên. Kích thước cơ thể tăng nhanh và gần cuối giai đoạn hóa trưởng thành, nhện tuổi 3 đã có kích thước tương đương với nhện trưởng thành. Có sự biến động về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 kích thước như vậy là do nhện tập trung tích luỹ dinh dưỡng chuẩn bị cho nhiệm vụ sinh sản ở pha trưởng thành.
Ở giai đoạn nhện non tuổi 3 đã có thể phân biệt được đực cái dựa vào màu sắc và kích thước của cơ thể.
Nhện non tuổi 3 hóa trưởng thành đực cơ thể màu trắng sữa, ở phía cuối bụng có đốm trắng, cơ thể thon nhỏ và phần bụng hơi nhọn.
Nhện non tuổi 3 hóa trưởng thành cái có màu trắng sữa, kích thước cơ thể to hơn hẳn nhện non tuổi 3 hóa trưởng thành đực, cơ thể có hình dạng giống trưởng thành cái nhưng mặt lưng hơi vồng lên.
Hình 10: Nhện non tuổi 3 nhện bắt mồi L.chaudhrii.
3.1.2. Kích thước các pha phát dục của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii
Kết quảđo kích thước từng pha phát dục và từng tuổi trong pha rầy non của NBM L.chaudhrii được chúng tôi thể hiện ở bảng 3.1.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Bảng 3.1. Kích thước các pha phát dục của NBM Lasioseius chaudhrii
Pha phát dục Chỉ tiêu Kích thước (µm ) Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Trứng Chiều dài 187,41 150,48 166,38 ± 9,09 a Chiều rộng 121,34 95,53 109,87 ± 5,61a Tuổi 1 Chiều dài 195,26 172,58 183,42 ± 5,61b Chiều rộng 124,97 103,47 114,16 ± 5,97b Tuổi 2 Chiều dài 327,41 283,89 297,07 ± 8,62 c Chiều rộng 164,91 137,02 142,62 ± 5,22c Tuổi 3 Chiều dài 399,82 362,74 381,14 ± 7,39 d Chiều rộng 180,51 163,85 175,13 ± 4,21d TT trước đẻ Chiều dài 411,73 377,49 393,51 ± 8,74e Chiều rộng 180,51 163,85 188.21 ± 5.50e TT đang đẻ Chiều dài 426,13 382,19 402,74 ± 9,03f Chiều rộng 205,75 171,28 193,43 ± 8,34f TT đực Chiều dài 308,22 280,56 294,83 ± 6,74 c Chiều rộng 147,94 129,28 140,66 ± 3,71c CV% Chiều dài 1,46 LSD0,05 4,07 CV% Chiều rộng 1,04 LSD0,05 2,89 (n=30) Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy, kích thước trung bình các pha phát dục của NBM L.chaudhrii như sau: Trứng: (166,38 ± 9,09) x (109,87 ± 5,61) µm. Nhện non tuổi 1: (183,42 ± 5,61) x (114,16 ± 5,97) µm. Nhện non tuổi 2: (297,07 ± 8,62) x (142,62 ± 5,22) µm. Nhện non tuổi 3: (381,14 ± 7,39) x (175,13 ± 4,21) µm. Nhện trưởng thành đực: (294,83 ± 6,74) x (140,66 ± 3,71) µm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Nhện trưởng thành cái trước đẻ trứng: (393,51 ± 8,74) x (188.21 ± 5.50) µm. Nhện trưởng thành cái đang đẻ trứng: (402,74 ± 9,03) x (193,43 ± 8,34) µm.
Như vậy, vào thời kì sinh sản, nhện cái tăng nhanh về chiều ngang trong khi chiều dài không thay đổi đáng kể. Giai đoạn này, con đực và con cái sự sai khác về kích thước rất lớn.
3.2. Đặc điểm sinh vật học của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii3.2.1. Thời gian phát dục các pha của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii 3.2.1. Thời gian phát dục các pha của nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii
Trong quá trình nhân nuôi sinh học, thời gian phát dục của từng pha của NBM là bước quan trọng đầu tiên được xác định. Nghiên cứu thời gian phát dục của từng pha để từđó biết được vòng đời của NBM có tương đương với vòng đời của con mồi hay không, chúng có phải là loài NBM lý tưởng trong việc kìm hãm nhện gié hay không? Thời gian phát dục của từng pha là thông số có ý nghĩa trong công tác dự tính khả năng gia tăng quần thể trong một khoảng thời gian của loài sinh vật đó. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nuôi sinh học NBM L.chaudhriiđể xác định thời gian phát triển từng pha của chúng.
3.2.1.1. Thời gian phát dục của trứng nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii
Bảng 3.2. Thời gian phát dục của trứng nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii
ở nhiệt độ 35oC, 32,5oC, 27,5oC và RH: 96% - 98% Nhiệt độ nuôi (oC) Số trứng theo dõi (quả) Thời gian phát dục Ngắn nhất
(giờ) Dài nhất (giờ)
Trung bình (ngày) 35,0 60 18 48 1,17 ± 0,12a 32,5 60 20 72 1,53 ± 0,15ab 27,5 60 24 96 1,79 ± 0,17b LSD0,05 0,24 CV% 0,97
Kết quả cho thấy rằng, thời gian phát dục của trứng NBM L.chaudhrii thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thời gian phát dục của trứng càng ngắn, ở nhiệt độ 35oC thời gian phát dục của trứng trung bình là 1,17 ±
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 0,12 ngày, ở nhiệt độ 32,5oC là 1,53 ± 0,15 ngày và 1,79± 0,17 ngày ở nhiệt độ 27,5oC. Ở nhiệt độ 35oC trứng cũng nở tập trứng hơn chỉ trong vòng 1 đến 2 ngày trong khi ở nhiệt độ 32,5oC và 27,5oC trứng nở rải rác hơn trong 3 đến 4 ngày. Như vậy ở nhiệt độ 35oC thời gian phát dục của pha trứng ngắn hơn 0,62 ngày so với ở nhiệt độ 27,5oC và ngắn hơn 0,36 ngày so với ở nhiệt độ 32,5oC.
3.2.1.2. Thời gian phát dục của nhện non nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii
Nhện non nở ra từ trứng ở thí nghiệm(3.2.1.1) được giữ nguyên số thứ tự và tiếp tục theo dõi trong suốt quá trình phát triển. Kết quả thời gian phát dục của nhện non NBM L.chaudhrii được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thời gian phát dục của nhện non nhện bắt mồi Lasioseius chaudhrii
ở nhiệt độ 35oC, 32,5oC, 27,5oC và RH: 96% - 98%
Tuổi nhện non