Một số chỉ tiêu đánh giá về tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH nhị hiệp (Trang 40 - 43)

- Đề bạt, thăng tiến lao động

Sơ đồ 2: Tổ chức quản lý bộ máy quản lý của Công ty

2.4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá về tình hình tài chính của Công ty

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của sản xuất kinh doanh. Phân tích chung tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai.

Để thấy rõ được tình hình cụ thể về năng lực tài chính cũng như khả năng hoạt động của Công ty TNHH Nhị Hiệp trong thời gian qua và khả năng tài chính trong tương lai ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá tài chính của Công ty qua 3 năm 2007 - 2009

STT Các chỉ số tài chính ĐVT 2007 2008 2009

1 Tỷ số thanh toán hiện hành lần 1.3364 1.241 1.4421 2 Tỷ số thanh toán nhanh lần 0.9542 0.9321 1.1211

3 Tỷ số nợ trên tổng vốn % 0.5457 0.5202 0.3691

4 Vòng quay các khoản phải thu lần - 0.3139 0.3463 5 Vòng quay tồn kho lần - 20.4135 17.8061 6 Vòng quay tổng tài sản lần - 0.1675 0.1546

7 Tỷ suất lợi nhuận % 0.1931 0.1728 0.1931

8 Doanh lợi tài sản % - 0.1235 0.1223 9 Doanh lợi tiêu thụ % - 0.9161 0.7681

Nguồn: Phòng kế toán

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: của Công ty qua 3 năm chỉ ở mức tương

đối. Năm 2007 khả năng thanh toán hiện hành của Công ty là 1,3364 lần có nghĩa là Công ty có 1,3364 triệu đồng tiền mặt để có thể thanh toán 1 triệu đồng tiền nợ. Năm 2008 khả thanh toán hiện hành của Công ty là 1,241 lần và giảm so với năm 2007. Vào năm 2009 khả năng thanh toán hiện thời của Công ty là 1.4421 tăng so với năm 2008. Qua đây ta có thể thấy khả năng thanh toán hiện thời của Công ty biến động theo chiều hướng tốt.

- Hệ số thanh toán nhanh của Công ty qua 3 năm cũng tương đối biến động tăng

lên. Năm 2007 khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,9542 lần nghĩa là Công ty có 0,9542 triệu đồng tiền mặt để thanh toán ngay 1 triệu đồng tiền nợ. Năm 2008 khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,9321 lần giảm so với năm 2007. Vào năm 2009 khả năng thanh toán được cải thiện và nâng cao lên là 1,211 lần. Ta thấy khả năng thanh toán của Công ty tương đối đảm bảo và doanh nghiệp đang đang tích cực cải thiện và phát triển nó.

- Tỷ số nợ trên tổng vốn: Qua 3 năm tỷ lệ nợ của Công ty có biến chuyển rõ rệt,

năm sau giảm hơn năm trước, cụ thể là qua các năm là 0,5457; 0,5202 và 0,3691, đây là một dấu hiệu rất tốt đối với Công ty. Nhưng nếu đánh giá cụ thể thì còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chiến lược kinh doanh của Công ty.

- Vòng quay các khoản phải thu: chỉ số vòng quay các khoản phải thu các năm

năm 2008. Ta có thể thấy đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà Công ty áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng thấp sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng chậm. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này tương cũng tương đối, không chênh lệch nhiều. Dấu hiệu năm 2009 tăng so với năm 2008 là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản phải thu của Công ty ngày càng tăng lên.

- Vòng quay tồn kho: Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu

quả như thế nào. Chỉ số vòng quay tồn kho của Công ty năm 2008 và 2009 lần lượt là 20,4135 và 17,866. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính chúng ta sẽ thấy khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy Công ty nên điều chỉnh chỉ số vòng quay hàng tồn kho đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

- Vòng quay tài sản: Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh

thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Năm 2008 chỉ số này là 0,1675, năm 2009 là 0,1564. Có nghĩa là: với mỗi đồng được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì Công ty sẽ tạo ra được 0,1564 đồng doanh thu. Nhìn chung, vòng quay tài sản của doanh nghiệp còn thấp. Điều này cho Công ty cần lưu ý cải thiện và khắc phục tốt hơn.

- Doanh lợi: Doanh lợi tiêu thụ, doanh lợi tài sản, doanh lợi vốn tự có năm 2009

đều giảm so với năm 2008, nguyên nhân do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho nên kinh tế suy yếu, dẫn đến đơn đặt hàng ít đi kéo theo đó làm tỷ lệ doanh lợi giảm. Đây là ảnh hưởng chung chứ không phải nhược điểm chủ quan của doanh nghiệp. 2.5 Môi trường kinh doanh của Công ty

Mọi doanh nghiệp đều tồn tại trong một môi trường nhẩt định và chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố trong môi trường đó. Trong quá trình hoạt

động và tồn tại của mình, nhiều doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ nắm bắt được những cơ hội do môi trường tạo ra, và ngược lại không ít doanh nghiệp bị phá sản do những tác động tiêu cực của môi trường kinh doanh. Do đó, phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra các chính sách phương hướng phát triển một cách đúng đắn để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH nhị hiệp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w