Không được uống rượu.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 30)

Tất cả những thứ có chất men làm say người, hay chấc độc hại người đều không được uống. Chính mình không uống đã đành, mà cũng không được ép nài người khác uống. Ép nài, khuyến khích người khác uống, tội lại nặng hơn cả chính mình uống nữatránh làm điều xấu, gây ra tai họa…

Lục độ: 6 phép tu

- Bố thí: đem công sức và tài trí của mình để giúp cho ng khác 1 cách thành thực chứ k phải cầu lợi và ban ơn.

- Trì giới: kiên trì tu luyện, trung thành với điều răn.

- Nhẫn nhục: biết kiên nhẫn, nhường nhịn để làm chủ được mình. - Tịnh tiến: cố gắng phấn đấu, vươn lên ko ngừng.

- Thiền định: tập trung tư tưởng vào điều ngay chính, ko để cái xấu che lấp. - Bất nhã: trí tuệ thấy rõ hết, hiểu thấu mọi sự của TG.

Câu 28: Qúa trình phát triển và phân hóa của Phật giáo thành Phật giáo tiểu thừa và Phật giáo đại thừa?

Trả lời:

Ngay từ khi mới ra đời, số người theo đạo Phật tăng lên rất nhanh. Dưới thời Axôka (273 – 237 TCN) đạo Phật trở thành quốc giáo ở Ấn Độ. Trong thời kì này, giáo lí Đạo Phật, kinh phật và các tổ chức Phật giáo đều đã hình thành.

Năm 253 TCN, một đại hội Phật giáo lần đầu tiên được triệu tập tại Pataliputơra. Ở thế kỉ III TCN, Đạo Phật đã được truyền bá rộng rãi sang Sơrilancan, Mianma, Thái Lan, Inddonexia,…..

Bước vào chế độ phong kiến, Phật giáo ở Ấn độ cũng có nhiều biến chuyển. Con đường tu hành khổ hạnh mà PG chủ trương từ trước không lôi kéo được đông

đảo quần chúng, để thích ứng với hoàn cảnh xã hội mới, PG có nhiều biến đổi. Nội bộ PG bị phân hóa ra làm hai giáo phái, đối lập nhau: Đại Thừa Và Tiểu Thừa.

Thừa nghĩa là cỗ xe chở người, ý nói xe chở người ra khỏi vòng luân hồi. Phái đại thừa nghĩa là “cỗ xe lớn” hoặc “con đường cứu vớt rộng”thì cho rằng không phải chỉ những người tu hành mà cả những người trần tục quy y theo Phật cũng được cứu vớt. giải thoát cho vô lượng vô biên chúng sanh, không kể xiết, không phân biệt dân tộc và quốc độ…. Với sự xuất hiện của Phái đại thừa, PG có 1 bước phát triển mới, vượt ra khỏi biên giới Ấn Độ. Phái đại thừa phát triển ở miền Bắc Ấn Độ rồi chuyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt nam. Phái đại thừa chủ trương không nhất thiết phải tu hành khổ hạnh.

Phái tiểu thừa nghĩa là “cỗ xe nhỏ’ hoặc “con đường cứu vớt hẹp” cho rằng chỉ những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt. Chủ trương giữ thứ chất nguyên thủy của Đạo Phật , phải tu hành khổ hạnh, mục đích cuối cùng là thoát tục. Phái tiểu thừa phát triển ở miền nam Ấn Độ rồi truyền sang các nước Srilancan,

Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào.

Câu 29: Những điểm tích cực và hạn chế của Phật giáo?

Trả lời:

Điểm tích cực:

- Khuyên con người làm điều thiện tránh làm điều ác - Từ bi hỉ xả vô lượng vô biên của Phật pháp.

- Phản đối chiến tranh.

- Con người không phải là do 1 thực lực siêu nhiên nào đó tạo ra.

- thực hiện bình đẳng giữa các chúng sinh chống lại quan điểm phân biệt đẳng cấp, khuyên con người yêu thương lẫn nhau.

- Nghi lễ của Đạo Phật rất đơn giản, điều này phù hợp với hoàn cảnh cảu người dân lao động nghèo khổ thuộc các đẳng cấp dưới cho nên nó được hưởng ứng nhiệt tình., Đạo Phật phán ánh tình yêu thương đồng loại.

- Hạn chế thứ nhất của Phật giáo là tiếp cận thế giới, con người với cái nhìn bi quan, thương cảm. Bản thân Tứ diệu đế là sự minh chứng rõ nhất cho điều này khi tiền đề đầu tiên của Tứ diệu đế chính là Khổ đế. Chúng ta sinh ra đời, phải tiếp xúc, chịu đựng cái thế giới này đã là khổ rồi.

- Thứ hai, đề ra phương thức giải quyết tất cả những nỗi khổ đó đều xuất phát từ ý thức, tâm linh, từ sự rèn tập tính tình, từ sự diệt dục. Tức là, xét từ phía góc độ sống tích cực, đã quay lưng lại với hiện thực và để cho con người tuyệt giao với hiện thực bằng cách tự triệt tiêu tất cả lòng ham sống của bản than.

- Không góp phần xóa bỏ chế độ phân biệt đẳng cấp.

Câu 30: giáo lí cơ bản của đạo Hin đu?

Trả lời:

Tin ở kiếp luân hồi của cuộc sống.

Sau khi người chết, linh hồn sẽ hóa kiếp, tái sinh trong một kiếp mới. Người nào sống tốt thì sẽ tái sinh trong kiếp sống sung sướng.

Người nào sống tồi tệ, ác độc sẽ được tái sinh trong kiếp cỏ cây, loài vật. Có 4 đẳng cấp cha truyền con nối:Tăng lữ và tri thức, Quân đội, Chủ đất, nhà buôn, Thợ thủ công và nông dân.

Con người sinh ra ở đẳng cấp nhất định phải tránh giao tiếp với những đẳng cấp thấp hơn.

Câu 31: Sự ra đời và phát triển của đạo Hin đu trong lịch sử Ấn Độ?

Trả lời:

Khoảng TK VII đạo Phật bị sụp đổ ở Ấn Độ, đạo Balamon dần dần phục hưng đến khoảng TK VIII, IX đạo Balamon bổ sung nhiều yếu tố mới, từ đó đạo Balamon được gọi là đạo Hindu.

Hindu giáo là một tôn giáo không có người sáng lập, không có giáo chủ, tín lý, giáo điều được hình thành và hoàn thiện dần theo suốt chiều dài lịch sử của Ấn Độ.

Về mặt lịch sử thì đạo Hindu có ba giai đoạn lớn: giai đoạn Veda (Vệ Đà), giai đoạn Bà La Môn và giai đoạn Hindu:

Giai đoạn Veda kéo dài từ khoảng năm 1800 đến năm 500 TCN và gắn liền

với sự xâm nhập của người Aryan vào Ấn Độ. Vào thời gian này, kinh Veda (Vệ Đà) một trong những bộ kinh thiết yếu nhất của Hindu giáo đã ra đời. Giai đoạn Veda đã đặt xong nền móng về thần điện, giáo lý, nghi thức cho Hindu giáo. Những vị thần của giai đoạn này chủ yếu là biểu tượng của các hiện tượng tự nhiên như Thần Sấm,Thần Mặt Trời, Thần Gió,Thần Lửa, … Giáo lý cơ bản của giai đoạn Veda là ý niệm cho rằng, con người thường xuyên có các mối quan hệ với các thần linh và có sự hòa đồng với vũ trụ.

Giai đoạn Bà La môn Tới giai đoạn Bà La Môn giáo ba yếu tố cơ bản của

Hindu giáo là Dharma (đạo), Varna (đẳng cấp) và ashrama đã được hình thành. Sau đó, trong suốt hơn một chục thế kỷ trước và sau công nguyên, Hindu giáo liên tục được các tác phẩm văn học và tôn giáo như sử thi Mahabharata, sử thi Ramayana, cùng các truyền thuyết Purana, bộ kinh Upanishad, tác phẩm triết học Vedanta bổ sung và hoàn thiện.

Giai đoạn Hindu giáo

Giai đoạn Hindu giáo là giai đoạn cuối cùng và dài nhất, kéo dài từ những thế kỷ đầu TCN cho tới tận ngày nay.

Trong giai đoạn Hindu giáo các vị thần đã được trừu tượng hóa thành những biểu tượng. Các vị thần tượng trưng cho những hiện tượng thiên nhiên được quy tụ lại thành ba vị thần, chủ thể của một hình tượng tam vị nhất thể (Trimurti). Ba vị thần nhất thể đó là Braham, Shiva, Vishnu, đại diện cho ba lực lượng phổ biến của vũ trụ: sáng tạo, bảo tồn và phá hoại. Để dể dàng hòa nhập vào đông đảo dân chúng, ở giai đoạn này, nhiều lễ thức của Hindu giáo đã được đơn giản hóa

Sau khi phục hưng, đạo Hindu được các vương công Ấn Độ hết sức ủng hộ, do đó đã xây dựng nhiều ngôi chùa nguy nga và ban cấp rất nhiều ruộng đất, có khi đến nghìn làng.

Trong suốt chiều dài lịch sử, đạo Hindu là tôn giáo chủ yếu ở Ấn Độ. Tôn giáo này còn truyền bá sang 1 số nước Đông nam á, đặc biệt là Campuchia từ thời Ăngco về trước.

Ngày nay ẤN ĐỘ có khoảng 84% tổng số cư dân theo đạo Hindu.

Câu 32: Quan niệm Tam vị nhất thể trong tư tưởng đạo Hin đu?

Trả lời:

Ba vị thần tối thượng của Ấn giáo là Thần bảo vệ Vishnu; thần hủy diệt và tái tạo Shiva; Thần sáng tạo Brahman.

Ba vị thần tối thượng của Ấn Độ giáo Brahma, Vishnu, Shiva (Trimurti: tam vị nhất thể) có thể được giải thích như là những phương diện của một quyền năng duy nhất.

Brahma là là thần sáng tạo ra vũ trụ (thần sáng thế). Thần Brahma thường được thể hiện với 4 đầu và 4 tay, mỗi tay cầm một cuốn kinh Vệđà. Các biểu trưng khác là lọ nước sông Hằng, vòng hoa, ấn thí vô uý…

Visnu (bảo tồn) tượng trưng tất cả những gì tích cực và xây dựng trong vũ trụ. Có hình ảnh là vị thần với khuôn mặt người, 4 tay cầm 4 lệnh bài là cái tù và, cái vòng, cái búa và cánh hoa sen tượng trưng cho bốn chất tạo nên vũ trụ

Shiva (thần phá hoại) biểu thị những lực tiêu cực và phá hoại chung quanh ta.

Ba vị thần ở Điện thờ Ấn giáo là những biểu tượng của các nguyên lý trừu tượng. Vũ trụ được điều lý theo nhịp thái hòa. Có vị thần Shiva tàn phá, thì lại có thần bảo lưu Vishnu, không có vị thần nào hiện hữu đơn độc. Shiva không tách rời khỏi Vishnu.

Câu 33: Phân tích khái niệm luân hồi trong tư tưởng của đạo Hin đu?

Trả lời:

Quan niệm về luận hồi: con người có 2 phần:thể xác và linh hồn, và con người có quá trình tái sinh ko ngừng, và sự tái sinh giàu sang, sung sướng hay hèn mọn đau khổ phụ thuộc vào hành động của con người ở kiếp trước, và số phận con người k phụ thuộc vào đấng siêu nhiên nào quy định mà nó phụ thuộc vào chính

bản thân con người. (cho rằng con người sau khi chết, linh hồn sẽ đầu thai nhiều lần. Mỗi lần đầu thai như vậy con người sẽ sung sướng hơn hay khổ cực hơn kiếp trước là tùy thuộc vào những việc làm của kiếp trước tức là quả báo)

Sự luân hồi. Niềm tin nơi sự luân hồi hay sự chuyển kiếp (linh hồn chuyển

sinh) là Samsara. Việc linh hồn chuyển sinh được giải thích như sau: Khi một người qua đời, linh hồn không chết nhưng được đầu thai trong một hình thể sống khác. Tiến trình nầy được lặp đi lặp lại một vòng quay bất tận. Sự đầu thai có thể ở mức độ cao hơn hay thấp hơn cuộc sống trước đó. Nó có thể thuộc về cõi trời, cõi địa ngục hay nhân gian. Nó có thể xảy ra ở bất cứ hình thái nào của cuộc sống: con người, thú vật, cây cỏ... Một người ở tình trạng xã hội thấp vẫn có thể đầu thai thành một rajah (tù trưởng) hay là một Brahmin (quý tộc, thượng lưu). Hoặc người đó có thể thành một người bần cùng trong xã hội, một con thú vật, một con bọ, một con trùng, hay là cây cối, cát đá hoặc là một linh hồn ở cõi địa ngục. Một số người Ấn độ giáo tin rằng có tám triệu rưỡi các hình thái khác nhau mà một người có thể bị hóa thân vào đó.

Người theo Ấn độ giáo nói như thế nào về hình thái mà người đó sẽ đầu thai ở kiếp sau? Theo niềm tin của người Ấn độ giáo, điều nầy được quyết định theo luật nghiệp quả. Tư tưởng, lời nói, hành động của một người ở đời nầy sẽ có hậu quả tốt hay xấu cho đời sau của người đó. Chính định luật thời cổ cho rằng một người sẽ gặt cái mình đã gieo. Kinh Upanishads nói rằng:

Một Brahmin ăn cắp vàng của một Brahmin sẽ trải qua một ngàn lần thân phận làm nhện rắn, thằn lằn. Nếu ăn cắp ngũ cốc, người đó sẽ trở thành một con chuột. Nếu ăn cắp hoa quả hay cũ rễ thì sẽ trở thành một con khỉ. Ăn cắp một phụ nữ sẽ trở thành một con gấu. Ăn cắp một con gia súc sẽ trở thành một con dê dực.

Câu 34: Đạo Hin đu đã tiếp thu những tư tưởng gì trong tư tưởng của đạo Balamôn?

Trả lời:

- về đối tượng sùng bái: Giống như đạo Balamon, dạo Hindu cũng sùng bái 3 vị thần – Brama, siva, visu

-về giáo lí: chú trọng thuyết luân hồi. Cho rằng con người sau khi chết linh hồn sẽ đầu thai nhiều lần. Sử dụng bộ kinh Vêđa. Quan niệm về sự phân chia đẳng cấp tro ng xã hội: phân thành bốn đẳng cấp (chế độ đẳng cấp Vacna). Đạo tuyên truyền thu yết luân hồi và nghiệp báo, tổ chức các nghi lễ cúng tế

thần thánh xa xỉ.

Câu 35: Trình bày tiểu sử Mohamet và sự ra đời của Đạo Hồi?

Trả lời:

Mohammed sinh năm 570, xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút ở Mecca. Cha của Mohammed là một thương nhân nghèo, đã mất trước khi Mohammed ra đời. Mẹ của Mohammed mất khi ông lên sáu, Mohammed được bác nhận nuôi dưỡng. Năm 25 tuổi, Mohammed thành hôn với một bà goá, từ đó trở nên giàu có và ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo tôn giáo – chính trị của ông sau này.

Trước bối cảnh xã hội lịch sử của A rập thời bấy giờ, Mohammet với sự từng trải xã hội đã có những nhận thức sâu sắc về tình hình xã hội và tôn giáo trên bán đảo. Trước yêu cầu cấp bách của quần chúng, bị trào lưu xã hội thúc đẩy, ông đã bước lên võ đài cách mạng lịch sử to lớn. Tương truyền khi 40 tuổi (năm 610) Mohammet vào hang nhỏ ở núi Xira một mình tu luyện. Trong một đêm, thánh Allah (Allah chân chủ) đã cử thiên sứ Yibrail đến truyền đạt thần dụ và lần đầu tiên “Khải thị” cho Mohammet chân lý của kinh Coran, khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh”. Từ đó về sau, Mohammet tự xưng là sứ mệnh của “chân chủ”, bắt đầu đi truyền bá đạo Ixlem. Ban đầu, ông bí mật truyền giáo cho bạn bè thân thiết, về sau dần dần chuyển sang công khai với tất cả quần chúng Mecca nói chung.

Năm 622, bị quý tộc mecca khủng bố, Mohammet đã trốn đến Ya-tơ-rep. Lịch sử hồi giáo, năm 622 được gọi là “năm chạy trốn”, năm mở đầu kỉ nguyên Hồi giáo. Ở Ya-tơ-rep , Mohammet được quý tộc và thương nhân ủng hộ, đã tổ

chức quân đội, Năm 630 kéo quân về đánh chiếm Mecca, sau đó chinh phục toàn bộ bán đảo Ả Rập.

Chỉ trong một năm, tất cả các nhà thờ đã quy thuận đạo Ixlam. Trong đại hội mùa xuân năm 632, tụ họp lên tới 10 vạn tín đồ, Mohammet nhân danh thánh Allah tuyên bố “ hôm nay ta đã thiết lập xong một tôn giáo cao cả cho tất cả các người. Ta dâng trọn một ân huệ cho các người, ta đã lựa chọn đạo Hồi làm tôn giáo cho tất cả các người” Kể từ ngày đó, bán đảo A rập được thống nhất dưới lá cờ đạo Hồi. Ngày 8/6/632, Mohammet qua đời tại Madina, hưởng thọ 63 tuổi.

Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi một người nổi tiếng là giáo chủ Mohammed (Mahomet). Mâohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca.

Tục truyền rằng khi Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông một mình vào trong một hang nhỏ ớ núi Xira, ngoại thành Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy tưởng. Trong một đêm thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” và ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu truyền đạo. Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng mở rọâng tới quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại. Môhamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi thành Madinah - Thành phố tiên tri). Ơû đây ông phát động và tổ chức quần chúng đấu tranh và cuộc cách mạng của ông giành được thắng lợi. Sau đó ông tổ chức vũ trang cho các tín đồ (Muslim) và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca.

Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo Mohamet còn liên minh với các

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 30)