Sử dụng phương pháp EffortlessEnglish như thế nào?

Một phần của tài liệu Effortless English Method (Trang 27 - 31)

Chúng ta đã hiểu bản chất hoạt động của EE cũng như hiệu quả của phương pháp này. Giờ là lúc để ứng dụng phương pháp trong từng loại tài liệu.

1. Các bài học trong bộ Effortless English Quy trình học bài Effortless English:

1. Đọc bản text 1 lần . Đọc và tra từ mới nếu cần thiết để hiểu nội dung bài học. Có thể nghe audio trong khi đọc.

2. Nghe vocabulary 1 lần để hiểu nghĩa từ mới.

3. Nghe Mini story 1-3 lần. Đây là phần quan trọng nhất và cần được nghe nhiều nhất. Nghe và trả lời nhanh như có thể.

4. Nghe Poit of view 1 vài lần.

Lặp lại từ bước 1- 4 ít nhất 3 lượt trên ngày. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối, khi đã hiểu từ mới, chúng ta chỉ cần tập trung tâm lực vào việc nghe MS và PV.

Các giai đoạn nghe và trả lời câu hỏi:

1. Nghe và bắt chước đủ các từ

2. Nghe và bắt chước các từ nhưng tăng dần tốc độ (giống như chơi 1 trò chơi vậy, nhanh nhất có thể).

Có 1 điều thực sự quan trọng khi học EE là Psychology. Tony Robin, diễn giả truyền động lực hàng đầu thế giới, đã nói rằng để làm nên thành công: 20 % là phương pháp, 80 % còn lại là Psychology. Chính cảm xúc, năng lượng, thái độ khi học sẽ quyết định 80 % việc các bạn sẽ thành công hay không, thành công nhanh hay chậm. Chúng ta có phương pháp hiện đại nhưng điều đó không có nghĩa là ta chỉ nghe bằng tai. Dồn toàn bộ áp lực “ ngồi 1 chỗ” và nghe, nghe, nghe, thậm chí là 3 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng một ngày. Nghe đầy áp lực và mệt mỏi. Liệu nó có hiệu quả không? Không cần biết câu trả lời chính xác là gì, nhưng chắc chắn một điều là nó sẽ khiến bạn stress và tất nhiên, việc học sẽ là 1 gánh nặng với bạn. Chúng ta sẽ sớm mệt mỏi và bỏ cuộc.

Chúng ta cần nghe bằng toàn bộ các giác quan, nghe trong trạng thái tràn đầy hứng khởi và năng lượng. Giữ cho mình tư thế thoải mái và nhiều năng lượng nhất khi học: thẳng người, di chuyển, cười, vung tay vung chân , biểu hiện cảm xúc trên mặt… khi nghe bất cứ điều gì trong bài học. Hãy nhập tâm vào bài học, hình dung và kết nối nội dung nghe với hành động, cảm xúc của bản thân. Hãy tưởng tượng rằng thầy AJ đang nói chuyện với chúng ta, và chúng ta hưởng ứng hoặc phản đối ý thầy. Những hành động đơn giản như kiểu: Ah, Uh khi thầy kể 1 câu, gật đầu khi nói “Yes”, lắc đầu khi nói “ No”, mắt chữ O mồm chữ A khi thầy nói đến một điều khiến bạn thật sự ngạc nhiên. Hét to câu trả lời nếu có thể. Thậm chí, có thể nhảy nhót khi nghe. Đừng bao giờ để mình trong trạng thái mệt mỏi và cố nghe. Nó chỉ tốn thời gian của bạn mà thôi. Bất cứ khi nào bạn thấy dấu hiệu của sự chán nản, ngán ngẩm để nhồi nhét thêm, hãy đứng dậy và đi làm 1 việc gì đó. Khi tinh thần thoải mái trở lại, hãy tiếp tục bài học. Bằng cách này, chúng ta sẽ có đủ năng lượng để học, sẽ thấy thư giãn, thoải mái và học nhanh hơn bình thường 4 – 5 lần.

Kết hợp các bước trên đây với cách Học sâu mà không nhàm chán mình đã trình bày ở phần II.2.2 và Nghe như thế nào trong phần II.1.2

2. Tài liệu: phim, bản tin, bài nói, bài hát

Phim là một tài liệu lý tưởng để học giao tiếp vì những đoạn hội thoại thực tế. Chúng ta sẽ học được các từ ngữ thông dụng hàng ngày, ngữ điệu, cách biểu đạt cảm xúc, ý tưởng,… Tuy nhiên, không phải vì thế mà cứ xem thật nhiều phim sẽ hiệu quả. Chúng ta cần xem phim đúng phương pháp.

Xem phim: Thay vì xem cả bộ phim 2 tiếng, hãy xem đoạn ngắn 3- 5 phút và xem theo

phương pháp sau:

2. Xem phim với phụ đề tiếng Anh. Dừng lại và tra các từ mới nếu có. Lặp lại bước này 3-5 lần cho tới khi nắm và hiểu được hết các từ mới.

3. Xem đoạn phim với phụ đề tiếng Anh nhiều lần mà không dừng lại. 4. Xem đoạn phim không có phụ đề. Nhiều lần.

5. Khi đã hiểu đoạn phim 1 cách tự động. Đã đến lúc, chúng ta dừng lại tại mỗi câu nói. Bắt chước y hệt câu nói từ cảm xúc, thái độ, body language của diễn viên.

Đương nhiên, cách làm này sẽ tốn của bạn khá nhiều thời gian mới có thể hoàn thành hết 1 bộ phim (có thể là 3-5 tháng). Nhưng đảm bảo rằng, sau khi xem hết bộ phim theo phương pháp này, phát âm, ngữ điệu, cảm xúc trong giọng nói cũng như những câu giao tiếp cơ bản sẽ đi vào tiềm thức của bạn, và bạn có thể dùng nó 1 cách tự nhiên.

Chọn phim: Chọn thể loại phim mà bạn thích hoặc phim có diễn viên mà bạn yêu thích vì

nó sẽ tạo cảm hứng mỗi lần bạn học. Có thể là phim lãng mạn, phim hài kịch,..Tuy nhiên, không nên chọn phim hành động, mà hãy chọn những đoạn phim có nhiều hội thoại.

Với bản tin, chương trình tivi yêu thích hoặc bài hát tiếng anh, chúng ta cũng làm theo cách tương tự. Luôn nhớ là phải đảm bảo hiểu 90%, học sâu , lặp đi lặp lại ít nhất 20 lần.

3. Tài liệu đọc để học: Từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết

Effortless English với mục đích chính là NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT, DỄ DÀNG, TỰ ĐỘNG. Tuy nhiên, AJ Hoge cũng cung cấp cho chúng ta cách học từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết dựa trên phương pháp này.

Thông thường, chúng ta thường được yêu cầu học Kỹ năng ngôn ngữ: kỹ năng đọc, viết,… sau đó sẽ áp dụng các kỹ năng này vào việc học tiếng anh.Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, thì đây lại không phải là cách mà não chúng ta học hay phát triển một cách tự nhiên về mặt ngôn ngữ.

Vậy chúng ta sẽ học từ mới, học ngữ pháp, học đọc và kỹ năng viết như thế nào? Tất cả sẽ có được thông qua việc ĐỌC. Chúng ta không cố ghi nhớ từ mới hay phân tích cấu trúc ngữ pháp, mà chỉ học từ vựng thông qua việc đọc, đọc những tài liệu dễ và đọc vì niềm hứng thú.

Trong cuốn “The power of reading”, Tiến sĩ Stephen Krashen, đã chỉ ra sau 1 số nghiên cứu được thực hiên với 2 nhóm. Một nhóm học từ vựng bằng cách đọc các tài liệu học thuật, cố nhớ , cố học danh sách dài từ mới. Nhóm thứ 2, học bằng cách đọc, đọc những câu chuyện trẻ con, những cuốn tiểu thuyết đơn giản, đọc vì sự quan tâm và niềm hứng thú. Sau 1 thời gian, nhóm thứ 2 có khả năng về từ vựng và diễn đạt ngôn ngữ nhiều gấp 3-5 lần nhóm thứ

Tại sao lại như vậy?

Khi chúng ta đọc tài liệu dễ, chúng ta có thể biết hầu hết các từ, đương nhiên chúng ta sẽ hiểu nghĩa của cả cuốn sách, câu chuyện đó. Nếu gặp 1 từ mới, ta có thể đoán nghĩa chung chung thông qua cả đoạn. Khi ta gặp lại từ mới này trong 1 đoạn khác, 1 văn cảnh khác, ta hiểu nghĩa của cả đoạn rồi, vì thế , lại có thể đoán và hiểu nghĩa của từ mới này thêm 1 chút. Cứ như vậy, qua 1 thời gian đọc cả cuốn sách, chúng ta sẽ biết từ mới này, hiểu nghĩa của nó và biết cách sử dụng chúng trong nhiều ngữ cảnh. Chúng ta học từ vựng thông qua việc đọc, đọc thật nhiều. Việc đọc nhanh hơn, cũng góp phần giúp chúng ta hứng thú hơn với cuốn sách ( vì không phải dừng lại tra từ điển), đương nhiên sẽ học được nhiều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với việc học ngữ pháp, học đọc, học viết cũng tương tự như vậy. Bằng việc ĐỌC, ĐỌC và ĐỌC, đọc THẬT NHIỀU những tài liệu DỄ, ĐƠN GIẢN, đọc vì sự HỨNG THÚ, não chúng ta sẽ vô thức tíêp nhận từ vựng, ngữ pháp, cách diễn đạt. Và dần dần, một cách vô thức, sẽ hình hình thành nên KỸ NĂNG ĐỌC, KỸ NĂNG VIẾT.

Các bạn có nhận thấy phương pháp EE được vận dụng ở đây không? Giống như việc nghe, khi đọc chúng ta cũng học như trẻ con: đọc những tài liệu dễ, đọc những tài liệu mà mình yêu thích và quan tâm. Tiếp đó là deep learning: đọc thật nhiều, đọc cả một cuốn truyện, cuốn tiểu thuyết để học được 1 số từ mới và một số cách diễn đạt, cách hành văn nhờ sự lặp đi lặp lại.

Vấn đề ở chỗ, thế nào là tài liệu DỄ ?

Thầy AJ Hoge định nghĩa rằng, tài liệu dễ là những tài liệu khi chúng ta đọc, chúng ta không cần đến 1 cuốn từ điển bên cạnh để tra từ mới, chúng ta có đủ vốn từ để hiểu toàn bộ câu chuyện, và nếu gặp 1 số từ mới chúng ta hoàn toàn có thể đoán nghĩa của nó. Nếu 1 tài liệu mà khi đọc, ta phải tra quá nhiều từ, hãy tạm để chúng sang 1 bên, chúng ta không vất chúng đi, mà sẽ quay trở lại dùng chúng sau 1 thời gian nữa. Hãy đọc sách dễ trước, những mẩu chuyện cười ngắn, những câu chuyện đời thường, những cuốn tiểu thuyết cho trẻ con, hãy tìm những tài liệu mà mình yêu thích và có cảm hứng để đọc. Thầy có gợi một sô cuốn truyện trẻ con dễ đọc và khá thú vi mà thầy thích: loạt sách Goosebumps cho trẻ con, The Hardy boys, một số sách của Roald Dahl như: A Charlie and Chocolate Factory, James and the Giant Peach.

Tóm lại, chúng ta học từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết bằng việc ĐỌC. Đọc những tài liệu dễ ( hiểu đến 90 %), đọc vì niềm hứng thú.

Một phần của tài liệu Effortless English Method (Trang 27 - 31)