Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 32)

6. Kết cấu luận văn:

2.2.2.Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án là quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án trong phạm vi chức năng của mình tiến hành xem xét, đánh giá và ra phán quyết đối với các đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo trình tự thủ tục tố tụng do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện. Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án gồm có 3 loại: thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp Tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ.

Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, hệ thống Tòa án ở nước ta gồm có ba cấp: Tòa án nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Tòa án cấp tỉnh) và Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Tòa án cấp huyện). Trong đó, Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện đều có chức năng xét xử sơ thẩm. Vì vậy, với một vụ án hành chính cụ thể, cần phải xác định thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp nào, địa phương nào. Do đó, khi tiến hành khởi kiện vụ án hành chính, bên cạnh việc xem xét các điều kiện về chủ thể, đối tượng khởi kiện, vụ việc có thể kiện ở đâu, Tòa cấp nào sẽ thụ lý là vấn đề người khởi kiện cần quan tâm.

- Đối với đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước thì tùy theo cấp, theo địa giới hành chính của cơ quan nhà nước bị kiện mà Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm cũng được xác định khác nhau, cụ thể là:

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 29 SVTH: Nguyễn Tiến Anh

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống thì Toà án cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan nhà nước sẽ có thẩm quyền giải quyết.

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó thì Toà án cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở của người khởi kiện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan trực thuộc một trong các cơ quan nêu trên và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó thì Toà án cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở của người khởi kiện sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan nhà nước đó. + Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó thì Tòa án cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với nơi cư trú của người khởi kiện sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Toà án có thẩm quyền là Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu ý: Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước,

người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước có khi chỉ có liên quan đến một người nhưng cũng có trường hợp liên quan đến nhiều người. Do đó, việc xem xét thẩm

quyền của Tòa án trongtrường hợp liên quan đến nhiều người,cần phải phân biệt

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 30 SVTH: Nguyễn Tiến Anh

Trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ liên quan đến một người mà người đó vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì việc giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện. Nếu người khởi kiện lựa chọn Toà án giải quyết thì Toà án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại biết và yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án. Ngược lại, người khởi kiện lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì Toà án căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 109 của Luật tố tụng hành chính năm 2010 trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Toà án xem xét để tiến hành thụ lý vụ án.

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến nhiều người thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

- Trường hợp chỉ có một người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, những người khác còn lại không khởi kiện vụ án hành chính và cũng không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết được thực hiện như trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ liên quan đến một người nêu trên.

- Trường hợp có nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tất cả những người này đều lựa chọn một trong hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Toà án hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại) thì thẩm quyền giải quyết được thực hiện như trường hợp trên.

- Trường hợp có nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trong đó có một hoặc một số người lựa chọn Toà án giải quyết và một hoặc một số người lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết hoặc trường hợp chỉ có một hoặc một số người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, một hoặc một số người khác chỉ khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì căn cứ vào quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại có độc lập với nhau hay không để xác định. Nếu quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại độc lập với nhau thì việc giải quyết yêu cầu của

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 31 SVTH: Nguyễn Tiến Anh

người khởi kiện thuộc thẩm quyền của Toà án, còn việc giải quyết khiếu nại của những người khiếu nại thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Ngược lại, quyền lợi, nghĩa vụ của người khởi kiện và người khiếu nại không độc lập với nhau thì Toà án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại biết và yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án.

Như vậy, khi tiến hành khởi kiện vụ án hành chính, người khởi kiện cần cân nhắc đối tượng khởi kiện của mình thuộc trường hợp nào để lựa chọn nộp đơn tại Tòa án vừa thỏa mãn theo cấp Tòa án và theo lãnh thổ. Có như thế, Tòa án mới có thể nhận đơn và thụ lý đơn khởi kiện của mình.

2.2.3. Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Theo quy định tại Luật Tố tụng hành chính năm 2010, việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính phải được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ do luật tố tụng hành chính quy định, bao gồm các giai đoạn sau :

- Giai đoạn thụ lý vụ án hành chính là giai đoạn mở đầu cho toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hành chính tại Toà án21

.

Theo đó, việc thông báo thụ lý vụ án được Thẩm phán thực hiện sau khi xem xét vụ án hành chính là thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Trước tiên, Thẩm phán được phân công phải thông báo nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 10 ngày làm việc cho người khởi kiện, trường hợp được miễn án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì chỉ thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.

Về cách tính thời điểm được thụ lý vụ án sẽ được căn cứ vào biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Nếu người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý.

- Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được tính từ khi thụ lý vụ án hành chính cho đến khi Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

+ Đưa vụ án ra xét xử: trong vòng 20 ngày kể từ ngày có quyết định đưa ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa để tiến hành xét xử.

+ Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án: Việc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính được Tòa án quyết định nếu đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng ; đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 32 SVTH: Nguyễn Tiến Anh

người đại diện theo pháp luật; đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt các đương sự; hay cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc vụ việc khác có liên quan.

+ Đình chỉ việc giải quyết vụ án: Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây22:

 Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

 Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận;

 Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

 Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu;

 Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật Tố tụng hành chính mà Toà án đã thụ lý.

- Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được tính từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đến khi Toà án thực hiện xong các thủ tục sau phiên toà sơ thẩm. Trong giai đoạn này, Toà án phải tiến hành các công việc:

+ Chuẩn bị mở phiên toà sơ thẩm; + Tiến hành phiên toà sơ thẩm;

+ Thực hiện thủ tục sau phiên toà sơ thẩm.

2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

2.3.1. Khái niệm hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Để tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thì phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa tòa án với viện kiểm sát, và giữa những cơ quan này với người tham gia tố tụng. Yêu cầu của văn bản pháp luật đó chính là yêu cầu hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Những tiêu

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 33 SVTH: Nguyễn Tiến Anh

chí đánh giá không giống nhau, không chung nhất ở tất cả các thời kỳ mà ở từng thời kỳ, thời điểm khác nhau.

Do vậy, có thể hiểu hiệu quả xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là những kết quả có lợi có được khi tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hành chính mà Nhà nước ta đặt ra khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội xuất hiện xung quanh hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, cần có nhiều yếu tố khác nhau hợp lại. Một số yếu tố được xem có ảnh hưởng đến hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính gồm:

- Hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật tố tụng hành chính nói riêng.

Hệ thống pháp luật là một yếu tố hết sức quan trọng và có ý nghĩa khi đánh giá hiệu quả của bất kỳ hoạt động nào của một quốc gia. Bởi vậy, muốn đánh giá được hiệu quả hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thì cần thiết phải dựa vào yếu tố này. Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là vấn đề thuộc về pháp luật tố tụng hành chính, do vậy yếu tố trực tiếp ảnh hưởng chính là hệ thống pháp luật tố tụng hành chính. Do đó, hệ thống pháp luật tố tụng hành chính là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

- Cơ cấu tổ chức hoạt động của Tòa án.

- Tổ chức hoạt động và hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước.

Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Những chủ thể này khi tham gia vào các quan hệ quản lý hành chính có quyền sử dụng quyền lực nhà nước để chỉ đạo các đối tượng quản lý thuộc quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Tổ chức hoạt động của chủ thể này phải được chú trọng, xem xét để đưa ra những phương hướng hợp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình. Nếu như tổ chức hoạt động, hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước không tốt thì việc xét xử vụ án hành chính nói chung và xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến hiệu quả xét xử thường không cao.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc 34 SVTH: Nguyễn Tiến Anh

- Ý thức pháp luật của người dân.

Ý thức pháp luật của người dân là việc người dân hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật như thế nào. Ý thức pháp luật của người dân thấp thì họ sẽ khó

Một phần của tài liệu xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 32)