9.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên:Trọng số là 30%.
- Mục tiêu của kiểm tra thường xuyên:
+ Đánh giá toàn diện: Ý thức, thái độ, mức độ lĩnh hội tri thức và kỹ năng học tập, vận dụng của sinh viên, trên cơ sở đó phân loại sinh viên.
+ Kích thích sinh viên học tập thường xuyên, hình thành ý thức học tập nghiêm túc, thái độ tích cực, đảm bảo chất lượng
+ Giúp giảng viên thu được các thông tin ngược nhằm cải tiến phương pháp dạy học đúng đắn.
- Nội dung kiểm tra:
Nội dung kiểm tra, đánh giá thường xuyên bao gồm:
+ Ý thức, thái độ, mức độ tích cực học tập của SV thể hiện qua việc chuẩn bị bài, việc tham gia học tập, thảo luận, làm bài tập trên lớp, ở nhà.
+ Mức độ lĩnh hội tri thức, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn của sinh viên + Các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tổ chức hoạt động nhóm.
- Hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của SV vào đầu các giờ học.
+ Kiểm tra mức độ nghiêm túc, tích cực học tập của SV trong các giờ học, giờ thảo luận trên lớp.
+ Kiểm tra viết, vấn đáp trên lớp + Kiểm tra bài tập nhóm/tháng + Kiểm tra kết quả tự học. - Số điểm kiểm tra:
Học học phần TLH xã hội, mỗi sinh viên phải có 6 con điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Bao gồm:
- Điểm kiểm tra mức độ chuyên cần và ý thức chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần, thái độ tham gia học tập trên lớp: Mức độ tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến ở nhóm, ở lớp: 1 con điểm.
- Điểm kết quả học tập cá nhân theo hình thức kiểm tra viết: Đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức, kỹ năng vận dụng, giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, tổ chức 2 lần, mỗi lần lấy 1 con điểm = 2 con điểm.
- Điểm đánh giá kết quả làm các bài tập nhóm/tháng: Tổ chức thu chấm 2 lần lấy 2 con điểm
- Điểm kiểm tra các nội dung tự học: 1 con điểm
Kết quả đánh giá là trung bình cộng của 6 con điểm trên nhân với trọng số theo quy định.
9.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ:Trọng số là 20%.
- Mục tiêu kiểm tra:
Sau khi học được khoảng nửa thời gian, sinh viên làm một bài kiểm tra giữa kỳ nhằm đánh giá mức độ nhận thức và các kỹ năng vận dụng kiến thức môn học để hoàn thành các nhiệm vụ học tập của sinh viên ở giai đoạn giữa kỳ học, trên cơ sở đó giúp cho sinh viên và giảng viên cải tiến, điều chỉnh phương pháp giảng dạy, học tập ở nửa kỳ sau sao cho đảm bảo đạt kết quả tốt nhất.
- Nội dung kiểm tra: Sinh viên vận dụng kiến thức về các hiện tượng tâm lý xã hội để giải quyết một vấn đề thực tiễn.
- Hình thức kiểm tra: Làm bài viết trên lớp. Thời gian: 50 phút vào tuần thứ 7 của chương trình học.
9.3. Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ: Trọng số là 50%
- Mục tiêu: Đây là hình thức kiểm tra quan trọng nhất của học phần nhằm đánh giá toàn bộ các mục tiêu nhận thức, kỹ năng và thái độ học tập môn học
- Nội dung kiểm tra: Bao gồm các kiến thức và các kỹ năng cơ bản của môn học, vừa có vấn đề cụ thể, vừa có vấn đề mang tính khái quát, yêu cầu sinh viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo kiến thức gắn với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.
- Hình thức kiểm tra: Viết theo hệ thống ngân hàng câu hỏi vào cuối kỳ hoặc làm bài tập lớn theo các điều kiện quy định.
9.4. Tiêu chí đánh giá cho các loại bài tập, kiểm tra.
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Cụ thể:
- Điểm kiểm tra mức độ chuyên cần và ý thức chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần, thái độ tham gia học tập trên lớp: Mức độ tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến ở nhóm, ở lớp: Tổng 10 điểm, trong đó: Điểm chuyên cần tối đa = 3 điểm, điểm ý thức chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần, thái độ tham gia học tập trên lớp tối đa = 7 điểm.
- Điểm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cá nhân: Mức độ lĩnh hội tri thức, kỹ năng vận dụng, giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. GV tổ chức kiểm tra 30 phút trên lớp về một vấn đề (có lý thuyết và vận dụng), chấm tính điểm cá nhân theo thang điểm 10,
- Điểm tự học: Cuối kỳ giáo viên thu vở tự học của cá nhân, căn cứ mức độ thực hiện nhiệm vụ tự học (cả số lượng và chất lượng) giáo viên cho điểm cá nhân theo thang điểm 10.
- Điểm đánh giá kết quả làm các bài tập nhóm/tháng. Các nhóm làm bài tập nhóm/tháng (theo mẫu) nạp cho giáo viên theo thời gian quy định kèm theo kết quả phân loại mức độ tích cực và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công của các thành viên trong nhóm (A,B,C,D). Giáo viên chấm điểm bài tập các nhóm theo thang điểm 10 và dựa trên kết quả phân loại cá nhân của nhóm để tính điểm đánh giá cho từng sinh viên.
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUKhoa: Tâm lý - Giáo dục. Khoa: Tâm lý - Giáo dục.
Bộ môn: Tâm lý học