Thực trạng chiến lược khách hàng tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược khách hàng tại sở giao dịch ngân hàng công thương (Trang 26 - 31)

I Ngân hàng Công thương

2.1.Khái quát về Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển.

Chi nhánh ngân hàng Công thương thành phố Hà nội được thành lập theo quy định số 198 NHTCCB ngày 29/6/1988 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam.Ngày 24/3/1993 tổng giám đốc ngân hàng Công thương Việt nam gia quyết định số 93 NHCT TCCB, chuyển các hoạt động tại hội sở chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội thành hội sở chính ngân hàng Công thương Việt nam.Ngày 30/12/1998 chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Công thương ký quyết định số 134 QĐ HĐQT NHCT sắp xếp tổ chức hoạt động Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng Công thương Việt nam.Ngày 20/10/2003 Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt nam đã ban hành quyết định số 153 QĐ HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo dự án hiện tại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do ngân hàng trung gian tài trợ

.Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã đa dạng hoá:

-Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ mạnh thông qua các hình thức: gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… với các mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau

-Tài trợ thương mại và hoạt động tín dụng ngắn, trung, dài hạn, bảo lãnh, tái bảo lãnh cho tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.

-Thanh toán trong nước và quốc tế thông qua hệ thống Incombank-online, thanh toán điện tử liên ngân hàn, hệ thống Swift toàn cầu với nhiều phương thức thanh toán như: chuyển tiền, mở tài khoản, uỷ nhiệm chi…

+Phát hành và quản lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM. Quản lý vố tự động, chuyển tiền tự động, trả lương tự động và cung cấp thông tin trực tuyến đáp ứng mọi yêu cầu tại một quầy giao dịch.

+Đại lý cho các công ty bảo hiểm…

+Mua bán giao ngay, có kỳ hạn và chuyển đổi các loại ngoại tệ mạnh. +Đại lý cho các công ty bảo hiểm…

Bằng năng lực công nghệ thông tin hiện đại của toàn hệ thống, với một mạng điện tử Internet kết nối toàn cầu, hiện nay ngân hàng đã mở rộng mạng lưới quan hệ với nhiều ngân hàng khác trong nước cũng như nước ngoài.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I - NHCT

Ngân hàng Công thương có 2 sở giao dịch lớn nhất: Sở giao dịch I tại Hà nội

Sở giao dịch II tại Tp Hồ Chí Minh

Từ 1999 Sở giao dịch I tách khỏi NHTƯ hạch toán như 1 thành viên độc lập.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Hà nội đứng đầu là ban giám đốc với 1 giám đốc quản lý tổng hợp toàn ngân hàng, 2 phó giám đốc, mỗi phòng do trưởng phòng điều hành hoạt động và tổ chức nhân sự cũng như chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi mặt công tác của phòng, các trưởng phòng đều có phó phòng trợ giúp điều hành một số việc và trong một số trường hợp trưởng phòng đi vắng.

Các phòng ban Chi nhánh ngân hàng Công thương:  Phòng kế toán giao dịch:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, sử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và của Ngân hàng Công thương Việt nam quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên.Thực hiện nghĩa vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

 Phòng tài trợ thương mại

Là phòng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp, thực hiện nhiệm vụ phát hành, sử đổi thanh toán, LC nhập

khẩu, thông báo và thanh toán LC xuất khẩu.Thực hiện nhờ thu liên quan đến xuất nhập khẩu phù hợp với các phòng khách hàng 1, khách hàng 2, khách hàng cá nhân để thực hiện nhiệm vụ chiết khấu chứng từ, bao thanh toán, bảo lãnh trong và ngoài nước trong phạm vi được uỷ quyền làm thủ tục chuyển tiếp và phối hợp thực hiện các giao dịch vượt hạn mức theo hướng dẫn và uỷ quyền ngân hàng Công thương trong từng thời kỳ.Thực hiện nhiệm vụ mua bán ngoại tệ: xây dựng giá mua, bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt.Thực hiện việc mua_ bán ngoại tệ bằng chuyển khoản với các tổ chức kinh tế cá nhân theo quyết định ngân hàng, hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ đối với các đại lý thu đổi ngoại tệ.

 Phòng khách hàng 1(Doanh nghiệp lớn)

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ.Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ thực hành và hướng dẫn của ngân hàng Công thưong.

 Phòng khách hàng 2(Doanh nghiệp vừa và nhỏ)

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ.Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương.

 Phòng khách hàng cá nhân

Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND & ngoại tệ.Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay.Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch.

 Phòng kế toán_tài chính

Là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Công thương

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

 Phòng kiểm tra nội

Là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng phát luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành.

 Phòng tiền tệ kho quỹ

Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo qui định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương.Ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, chi thu tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

 Phòng tổ chức hành chính

Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức các bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHVTVN. Thực hiện công tác quản lý và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.

 Phòng thông tin điện toán

Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

2.2 Các hoạt động của ngân hàng trong một số năm gần đây

Ba năm qua, nhận định của các chuyên gia kinh tế khu vực Ngân hàng tại Việt nam đang trong quá trình hiện đại và phát triển với sự giúp đỡ của Ngân hàng thế giới và sự quan tâm đặc biệt từ phía chính phủ. Nhiều ngân hàng đã chứng tỏ thực hiện quá trình này thông qua những thay đổi nhanh chóng trong hoạt động để đạt được những thành công nhất định và hệ thống Ngân hàng Công thương luôn đi đầu trong tiến trình đó.

Bảng 1: Bảng tình hình hoạt động của Sở giao dịch I- NHCTViệt nam

Đơn vị: tỷ đồng

2003 2004 2005

Số tiền +/- so 02 Số tiền +/- so 03 Số tiền +/-so04

Tổng nguồn huy động 15.158 25% 14.026 -7, 5% 16.071 14, 6% Tổng nguồn cho vay 8.978 18% 9.753 8, 6% 10.865 11, 4% Dư nợ bquân 1.475 30% 2.472 57, 5% 2.780 12, 5%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 - 2005

Nhìn bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương ta thấy chi nhánh tăng trưởng về quy mô các mặt hoạt động. Cụ thể với uy tín nhiều năm ngân hàng đã huy động được một lượng vốn khá lớn từ nhiều nguồn huy động: tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, và các khoản khác, chi nhánh đã hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra góp phần vào việc tích luy và cho vay chung của toàn hệ thống. Chi nhánh luôn tuân thủ đúng quy chế quản lý vốn do Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành, thực hiện tốt phương châm đầu tư, cho vay an toàn và hiệu quả. Kết quả sử dụng vốn sinh lời đạt tỷ lệ hơn 90% tổng nguồn vốn huy động. Cùng với chính sách đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng vì thế kết quả kinh doanh dịch vụ khác ngân hàng thời gian qua cũng tăng mạnh. Ngoài các hoạt động cơ bản nói trên thì thời gian qua Ngân hàng Công thương đã chú trọng hoàn thiện hơn các công tác tổ chức, tác nghiệp trong việc quản lý hành chính nhân sự, công tác công nghệ thông tin ngân hàng , kiểm tra kiểm toán nội bộ… Nhưng trong mấy năm gần đây không đồng đều nhau năm 2005 là năm gặt hái được nhiều thành công nhất từ trước đến nay nguồn huy động tăng 14, 6% so với cùng kỳ năm trước làm cho tỷ trọng cho vay cung tăng mạnh 11, 4%, đây là năm mà lợi nhuận ngân hàng tăng vượt bậc.Song năm 2004 nguồn huy động cũng như cho vay giảm sút so với năm 2003 nhưng nhìn chung vẫn đạt và vượt mức kế hoạch đặt ra.Từ những hoạt động đó ngân hàng đã thu được kết quả kinh doanh như sau:

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Tổng thu 828.901 892.769 903.427

Thu lãi tiền gửi 64.558 70.034

Thu lãi cho vay 153.856 168.164 158.356

Thu lãi điều hoà vốn 624.312 683.256

Thu dịch vụ 8.077 10.685

Thu khác

Tổng chi 629.578 627.373 619.798

Chi trả lãi tiền gửi 590.732 603.137 589.857 Chi nhân viên 7.689

Chi khác 24.236 29.932

Lãi hạch toán nội bộ 199

Vượt 28% so với kế hoạch 265.395 Vượt 40% so với kế hoạch 250.435 Vượt 35% với kế hoạch

Trích: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 - 2005

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược khách hàng tại sở giao dịch ngân hàng công thương (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w