Đặt tụ bù thành nhóm

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế cấp điện cho phân xưỡng lắp rap oto (Trang 69)

: ứng với hệ số cos sau khi bù

1. Đặt tụ bù thành nhóm

- Nếu sử dụng khi mạng điện quá lớn và khi chế độ tải tiêu thụ theo thời gian của các phân đoạn thay đổi khác nhau

- Nguyên lý : bộ tụ được đấu vào tủ phân phối khu vực hiệu quả do bù từng phân đoạn mang lại cho các dây dẫn xuất phát từ tụ phân phối chính đến các tủ phân phối khu vực có đặt tụ được thể hiện rõ nhất. - Ưu điểm : làm giảm công suất biểu kiến yêu cầu kích thước dây cáp đi

đến các tủ phân phổi khu vực sẽ giảm đi hoặc cùng tiết diện. Dây trên có thể tăng thêm phụ tải cho tủ phân phối khu vực. Như vậy tổn hao trên đường dây cáp sẽ giảm

- Nhược điểm : Dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả dây dẫn xuất phát từ tụ phân phối khu vực. Vì thế kích thước dây dẫn và công suất tổn hao trong dây dẫn của các đoạn dây dẫn ở trên không được cải thiện với chế độ bù từng phân đoạn

+ khi có sự thay đổi đáng kể của tải, luôn luôn tồn tại nguy cơ bù thừa và kèm theo hiện tượng quá điện áp

Chương VII: TÍNH TOÁN CHIẾU SÁNG

1) Các yêu cầu cơ bản:

Trong bất kỳ xí nghiệp nào, ngoài chiếu sáng tự nhiên còn phải dùng chiếu sáng nhân tạo, phổ biến nhất là dùng đèn điện để chiếu sáng nhân tạo.

Khi thiết kế chiếu sáng phải đáp ứng yêu cầu về độ rọi và hiệu quả của chiếu sáng đối với thị giác. Ngoài ra, chúng ta còn phải quan tâm đến màu sắc ánh sáng, lựa chọn các chao chụp đèn, sự bố trí chiếu sáng vừa đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật và còn phải đảm bảo mỹ quan. Thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a Không lóa mắt: Vì với cường độ ánh sáng mạnh mẽ làm cho mắt có cảm giác lóa, thần kinh bị căng thẳng, thị giác mất chính xác.

b Không lóa do phản xạ: ở một số vật công tác có các tia phản xạ khá mạnh và trực tiếp, do đó khi bố trí đèn cần chú ý tránh.

c Không có bóng tối: ở nơi sản xuất, các phân xưởng không nên có bóng tối mà phải sáng đồng đều để có thể quan sát được toàn bộ phân xưởng. Muốn khử các bóng tối cục bộ, thường sử dụng bóng mờ và treo cao đèn.

d Độ rọi yêu cầu phải đồng đều: Nhằm mục đính khi quan sát từ vị trí này sang vị trí khác mắt người không phải điều tiết quá nhiều, gây mỏi mắt.

e Phải tạo được ánh sáng giống ánh sáng ban ngày: Để thị giác đánh giá được chính xác.

2) Trình tự thiết kế chiếu sáng.

Với các nhà xưởng sản xuất công nghiệp thường là chiếu sáng chung khi cần tăng cường ánh sáng tại điểm làm việc đã có chiếu sáng cục bộ.

Vì là phân xưởng sản xuất, yêu cầu khá chính xác về độ rọi tại mặt bàn công tác, nên để thiết kế chiếu sáng cho khu vực này thường dùng phương pháp hệ số sử dụng.

Trình tự như sau:

 Vì đây là phân xưởng láp ráp nên đòi hỏi phải đảm bảo độ chính xác cao, màu sắc giống ánh sáng ban ngày.

Kích thước phân xưởng:

Chiều dài: a=171,9m Chiều rộng: b=80,601m Diện tích: S=13855,3119m2 Chiều cao: h=7m • Hệ số phản xạ: Hệ số phản xạ trần: =0,5 Hệ số phản xạ tường: =0,3 Hệ số phản xạ sàn: =0,1 • Chọn bộ đèn:

- Vì phân xưởng có trần cao h = 7m nên để đủ ánh sáng ta chọn loại bộ đèn có kiểu chiếu sáng trực tiếp và chóa phản xạ tròn.

- Chọn loại bóng đèn HID-Metal Halide với: Công suất Pđ=250W

Quang thông đèn Φđ=20000lm Chiều dài l=163mm

- Quang thông và công suất của bộ đèn:

Φbđ=Φđ.(số bóng trong bộ đèn) = 20000. 1 = 20000 lm Pbđ=Pđ.(số bóng trong bộ đèn) = 250. 1= 250W

Chọn độ cao treo đèn htt (m):

Độ cao treo đèn htt là khoảng cách từ dáy dưới đèn đến mặt phẳng làm việc. htt = h - h’ - hlv Trong đó: h: độ cao từ sàn đến trần. h’: khoảng cách từ đèn đến trần hlv:khoảng cách từ sàn đến mặt phẳng làm việc. Ta chọn hlv = 1m và đèn treo sát trần h’=0. Suy ra htt = 6m • Xác định hệ số sử dụng đèn CU: Chỉ số địa điểm K:

Căn cứ vào kiểu chiếu sáng của bộ đèn, các hệ số phản xạ của trần, tường, sàn và chỉ số địa điểm ta tra bảng “hệ số có ích” để xác định hệ số sử dụng CU: CU = 1

Chọn độ rọi theo tiêu chuẩn Etc(lux):

Đây là phân xưởng lắp ráp chọn Etc = 200 lux.

Hệ số bù:

Phân xưởng được trang bị loại đèn HID (Metal Halide). Địa điểm công nghiệp

Tra bảng ta chọn hệ số bù d = 1,5

Xác định số bộ đèn:

Quang thông tổng:

Tổng số bộ đèn cần thiết:

Phân bố các bộ đèn:

Phân xưởng với chiều dài 171,9m, chiều rộng 80,601m, chiều cao 7m các thiết bị

được phân bố thành 6 xưởng nên ta bố trí đèn thành 12 dãy, mỗi dãy 17 bộ đèn. • Kiểm tra độ đồng đều:

o Khoảng cách giữa 2 dãy đèn với nhau : L1 = 5.2m

o Khoảng cách giữa 2 cột đèn với nhau : L2 = 8.5m

o Chiều cao treo đèn tính toán: htt = 6 m

o Khoảng cách giữa dãy đèn ngoài cùng với tường : Dt1 = 3m

Với loại đèn HID, trần cao thì ta có: α = 0,8 ÷ 1,8 β= 0,3 ÷ 0,5

Các tỷ số trên đều thoã mãn điều kiện. Do đó phân bố đèn đạt được độ đồng đều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình cung cấp điện (Trần Quang Khánh NXB – KH&KT Hà Nội )

Bài tập cung cấp điện (Trần Quang Khánh NXB – KH&KT Hà Nội )

Giáo trình hướng dẫn đồ án cung cấp điện (Lê Đình Bình NXB Hà Nội )

Giáo trình cung cấp điện (biên soạn Phạm Hồng Thanh)

Giáo trình cung cấp điện (biên soạn Nguyễn Thành Đoàn )

Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị từ 0,4-500kV ( Ngô Hồng Quang – NXB Hà Nội)

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế cấp điện cho phân xưỡng lắp rap oto (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w