Mỗi ngày đến trường em có thêm niềm vui Mái trường này chứng kiến những năm đầu đi học của em.

Một phần của tài liệu Bài soạn Giao an lop 5 tuan 31 chuan kien thuc (Trang 30 - 37)

2.Bài mới:

 Hoạt động 1: Luyện tập. Phương pháp: Luyện tập.

* Ôn tập về phép chia.

- GV ghi bảng : a : b = c

+ Phép tính trên được gọi là phép tính gì? Hãy nêu tên các thành phần của phép tính. + Em hãy cho biết thương của phép chia trong các trường hợp, số chia là 1, số chia và số bị chia bằng nhau và khác 0, số bị chia là 0.

Bài 1.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào? + Em hãy nêu cách thử lại để kiểm tra xem một phép tính chia có đúng hay không.

- GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:

Bài 2 : -

1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS nhắc lại quy tắc chia hai phân số

Bài 3.

- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS nhắc lại chia nhẩm cho 0,1; 0,001; 0,25; 0,5.

Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm đôi.

- Phép tính chia có các thành phần: số bị chia (a), số chia (b), thường (c).

- Mọi số chia cho 1 đều bằng chính số đó a : 1 = a

- Mọi số khác 0 chia cho chính nó đều bằng 1. a : a = 1

- Số 0 chia cho bất kì số nào cũng bằng 0 0 : b = 0 (b≠0)

- Trong phép chia có dư a : b = c (dư r), ta có a = b× c + r (0 < r < b)

- … thực hiện phép chia rồi thử lại để kiểm tra xem phép tính đúng không.

- Muốn kiểm tra một phép tính chia có đúng hay không ta làm như sau: Nếu là phép chia hết thì lấy thương nhân với số chia được tích là số bị chia thì phép chia đúng, nếu khác là phép chia sai. Nếu là phép chia có dư thì lấy tích của thương và số chia cộng với số dư được kết quả là số bị chia là phép chia đúng, kết quả khác số bị chia thì phép chia sai. - HS tự làm vài vào bảng con.

a) 8192 : 32 = 256; 5335 : 42 = 365 dư 5 b) 75,95 : 3,5 = 21,7 97,65 : 21,7 = 4,5 - HS làm vào bảng con. Cả lớp nhận xét, sửa. a) :52 103 25 43 10 3 = × = b) 21 44 3 11 7 4 11 3 : 7 4 = × = - HS nêu kết quả. Cả lớp nhận xét. a) 25 : 0,1 = 250; 48 : 0,01 = 4800; 95 : 0,1 = 950; 25 × 10 = 250 48 × 100 = 4800 72 : 0,01 = 7200 b) 11 : 0,25 = 44 32 : 0,5 = 64

Bài 4. (HS khá giỏi làm) - HS đọc yêu cầu bài tập.

3. Củng cố :

HS nhắc lại các tính chất của phép chia. 4. Dặn dò :

Chuẩn bị: Luyện tập. Làm bài 1,2/164.

75 : 0,5 = 150 11 × 4 = 44 32 × 2 = 64 125 : 0,25 = 500 32 × 2 = 64 125 : 0,25 = 500 - HS tự làm bài vào vở. 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét, sửa: a) 3 5 33 55 33 20 33 35 5 3 : 11 4 5 3 : 11 7 = = + = + ; 3 5 5 3 : 1 5 3 : ) 11 4 11 7 ( 5 3 : 11 4 5 3 : 11 7 + = + = = b) (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0.75 = 10; (6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0.75 = 8,32 + 1,68 = 10 ________________________ Tiết 3: KHOA HỌC Tiết 62 : MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu:

- Hình thành khái niệm ban đầu về môi trường.

- Liên hệ thực tế về môi trường địa phương nơi học sinh sống. - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Chuẩn bị:

- GV: - Hình vẽ trong SGK trang 128, 129. - HSø: - SGK.

III. Các hoạt động:

1.Bài cũ

- Thế nào là sự thụ tinh ở thực vật? Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?

- Hãy kể tên những cây thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ côn trùng mà em biết?

- Hãy kể tên những con vật đẻ trứng và những con vật đẻ con mà em biết?

2.Bài mới:

* Hoạt động 1: Môi trường là gì?

- HS làm việc theo nhóm (những HS ngồi cùng bàn): quan sát hình minh hoạ, đọc thông tin và làm bài tập trang 128 SGK. - GV gợi ý: Sau khi tìm được thông tin phù hợp với hình hãy trình bày xem môi trường trong hình gồm những thành phần nào? - GV đến giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.

- HS trình bày về những thành phần của từng

- 3 Học sinh

- Đại diện nhóm trình bày, GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.

Hình 1 – c; hình 2 – d; hình 3 – a; hình 4 – b.

môi trường:

- GV kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt môi trường tự nhiên gồm các thành phần: Mặt Trời, khí quyển, đồi núi, cao nguyên, các sinh vật, … Môi trường nhân tạo gồm các thành phần do con người tạo ra như: làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường, trường học, công viên, các khu vui chơi giải trí, …

* Hoạt động 2: Một số thành phần của môi trường địa phương

- HS thảo luận theo cặp, (GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn) trả lời các câu hỏi: + Bạn sống ở đâu? Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.

* Hoạt động 3. Môi trường mơ ước

- GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo chủ đề: Môi trường mơ ước.

- GV gợi ý: Em mơ ước mình được sống trong môi trường như thế nào? Ở đó có các thành phần nào? Hãy vẽ những gì mình mơ ước. GV giúp đỡ những HS khó khăn.

3. Củng cố:

- HS đọc các thông tin trong SGK. 4. Dặn dò:

Học bài, hoàn thiện bức tranh về môi trường mình mơ ước.

Chuẩn bị : Tài nguyên thiên nhiên. kể tên các tài nguyên thiên nhiên mà em biết và nêu công dụng của chúng.

nào? (thực vật, động vật sống trên cạn và dưới nước, không khí, ánh sáng, đất, …)

+ Môi trường nước gồm những thành phần nào? (thực vật, động vật sống ở dưới nước như cá, cua, ốc, rong, rêu, tảo, … nước, không khí, ánh sáng, đất, …)

+ Môi trường làng quê gồm những thành phần nào? (con người, động vật, thực vật, làng xóm,ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số phương tiện giao thông, nước, không khí, ánh sáng, đất, …)

+ Môi trường đô thị gồm những thành phần nào? (con người, thực vật, động vật, nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương tiện giao thông, nước, ánh sáng, không khí, đất, …)

- HS phát biểu, GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung và nhận xét về thành phần của môi trường địa phương. - HS trình bày ý tưởng hoặc tranh của mình vẽ trước lớp. GV tuyên dương những HS có ý tưởng hay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

__________________________ Tiết 4: Vẽ tranh

Tiết 31:ĐỀ TAØI ƯỚC MƠ CỦA EM I. MỤC TIÊU:

- Hiểu về nội dung đề tài. Biết cách chọn hoạt động.

- Vẽ được tranh về ước mơ của bản thân. (HS khá, giỏi: sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp).

- HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh. II. CHUẨN BỊ:

Một số tranh ảnh về đề tài ước mơ, hình vẽ gợi ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1.Bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Kiểm tra bài tập thực hành vẽ trang trí đầu báo tường và nhận xét về cách bố cục; cách sắp xếp các mảng; vẽ mẫu.

2.Bài mới:

* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài - GVgiới thiệu một số tranh ảnh về đề tài ước mơ, một số tranh về các đề tài khác. - GV giải thích: Vẽ về ước mơ là thể hiện những mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc trong tương lai theo trí tưởng tượng thông qua hình ảnh và màu sắc trong tranh. Ví dụ: muốn sống trên cung trăng, dưới đáy đại dương; muốn trái đất mãi mãi hoà bình; muốn được du lịch khắp hành tinh, …Đối với HS, ước mơ học giỏi để trở thành bác sĩ, kĩ sư, hoạ sĩ, phi công, nhà khoa học, … là những ước mơ đẹp đẽ có thể thực hiện được.

- GV bổ sung : Để những ước mơ của các em trở thành hiện thực thì mỗi chúng ta phải không ngừng phấn đấu, nỗ lực trong học tập và rèn luyện..

* Hoạt động 2: Cách vẽ

- GV phân tích một bức tranh: Em trở thành bác sĩ để HS thấy được cách thể hiện nội dung ước mơ.

- 1 HS nhắc lại cách vẽ tranh đề tài

- GV bổ sung kiến thức: Chọn các hình ảnh đặc trưng để làm hình ảnh chính nói lên ước mơ của mình.

* Hoạt động 3: Thực hành

- HS thảo luận theo nhóm tìm chọn nội dung vẽ phù hợp với đề tài ước mơ.

- GV quan sát chung các nhóm và hướng dẫn kịp thời cho các HS còn lúng túng chưa biết cách triển khai

- HS quan sát hình tham khảo trong SGK. - HS tiếp nói nhau về ước mơ của mình.

+ Hình ảnh chính của ước mơ: Chân dung một bác sĩ.

+ Cách vẽ hình: Vẽ hình dáng, các chi tiết (ống nghe, quần áo của bác sĩ, mũ …) phù hợp với nghề nghiệp của một người bác sĩ (mũ và quần áo có màu trắng …)

+ Bước 1 : Tìm, chọn nội dung phù hợp với đề tài.

+ Bước 2 : Vẽ hình ảnh chính làm nổi bật trọng tâm của tranh.

+ Bước 3 : Vẽ hình ảnh phụ và các chi tiết cho bức tranh sinh động.

+ Bước 4 : Vẽ màu có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài.

thực hành. Gợi mở cho HS tìm chọn các ước mơ khác nhau để bài vẽ phong phú.

- GV nhắc nhở HS vẽ to hình ảnh chính trước làm trọng tâm nội dung bức tranh; tìm những chi tiết phụ bổ trợ cho bức thanh thêm sinh động.

- GV lưu ý HS : không nên vẽ quá nhiều hình ảnh vì nó làm cho bài vẽ rời rạc, không rõ trọng tâm.

* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá

- GV chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp của HS để nhận xét về :

+ Cách tìm nội dung. (độc đáo, có ý nghĩa) + Cách bố cục (chặt chẽ, cân đối) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cách vẽ các hình ảnh chính, phụ (sinh động)

+ Cách vẽ màu (hài hoà, có đậm, có nhạt)

- Cho vài HS nhận xét. 3.Củng cố:

- HS nhắc lại cách vẽ, GV lưu ý về thiếu sót của một số bài.

4.Dặn dò:

Về nhà vẽ về ước mơ của em vào khổ giấy A4

Chuẩn bị : Quan sát và chuẩn bị mẫu lọ, bình, quả cho bài học sau.

______________________________ SINH HOẠT TẬP THỂ Đánh giá tình hình trong tuần qua. ĐẠO ĐỨC:

- Đa số HS lễ phép với mọi người.

- Nhắc nhở HS nói tục chửi thề: Phong, Lộc, Như, Huy. HỌC TẬP:

Tuyên dương những em học tốt trong tuần: , Quyền, Hương, Nhi,Liễu, Chi. - Nhắc nhở HS chưa chuẩn bị bài tốt: Như, An, Nhân, Vững, Phong ,Tân. - Nghỉ học không xin phép:Ngân.

- Hay nói chuyện trong giờ học: Huy, Như, Học, Lộc, Phong. VỆ SINH:

- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ

- Vệ sinh cá nhân chưa tốt: lộc, Huy,Phong,Như, Học. Phương hướng tới:

- Không nói tục, chửi thề.

- Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ - Rèn luyện chữ viết hàng ngày - Giữ trật tự trong giờ học.

- Ăn mặt sạch sẽ gọn gàng

- Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Thực hiện tốt công trình măng non.

Một phần của tài liệu Bài soạn Giao an lop 5 tuan 31 chuan kien thuc (Trang 30 - 37)