Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp (Trang 61)

IV. Hợp đồng trong bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận

1. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận

1.1. Khái nim: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một văn bản

trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những mất mát, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro được bảo hiểm gây nên còn được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.[2]

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm bao gồm các điều khoản chủ yếu dưới đây và các phụ lục kèm theo. Trong đó quy định:

- Các nguyên tắc chung

- Điều kiện, thủ tục và hiệu lực bảo hiểm - Phí bảo hiểm

- Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

- Thông báo - giải quyết tai nạn - bồi thường

- Trách nhiệm bảo lưu quyền khiếu nại người thứ ba - Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và xử lý tranh chấp - Hiệu lực của hợp đồng

1.2. Ký kết hp đồng bo him: Khi có nhu cầu bảo hiểm, người giao

nhận sẽ kê khai đầy đủ các khoản mục như trong giấy yêu cầu bảo hiểm, bao gồm:

- Tên người được bảo hiểm

- Hợp đồng vận tải, số lượng hàng ( số lượng container), loại container, trọng lượng, ký mã hiệu

- Tên hàng hoá vận chuyển, giá trị hàng theo hợp đồng

- Phương thức vận chuyển, tên và số đăng ký của phương tiện vận chuyển

- Tên, địa chỉ của phương tiện vận chuyển - Nơi bắt đầu vận chuyển và nơi nhận hàng - Nơi thanh toán tiền bồi thường

Nếu có nhu cầu bảo hiểm trách nhiệm cho hàng hoá trong thời gian lưu kho, bãi thì người có nhu cầu bảo hiểm cần ghi thêm các chi tiết về: Số, ký hiệu, container được đặt trong kho, bãi, thời gian để hàng trong kho, bãi.

Bằng chứng của việc tham gia bảo hiểm được thể hiện bằng hợp đồng bảo hiểm. Theo quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận của Bảo Việt " Hợp đồng bảo hiểm coi như đã được ký kết khi Bảo Việt chấp nhận bằng văn bản và được xem là căn cứ để cấp đơn hoặc giấy chứng

nhận bảo hiểm". Trừ khi có thoả thuận khác, người giao nhận phải thanh toán phí bảo hiểm cho Bảo Việt ngay khi nhận được đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Bảo Việt có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu không thanh toán phí bảo hiểm đúng thời hạn quy định.

Người bảo hiểm được miễn trách mà vẫn có quyền nhận nhận phí bảo hiểm nếu người giao nhận khai báo hoặc giấu giếm những điểm đề ra trong giấy yêu cầu bảo hiểm hay những thay đổi khác so với thông báo ban đầu.

1.3. Hp đồng bo him bao: Bên cạnh việc ký hợp đồng bảo hiểm

thông thường người giao nhận có thể dựa trên kế hoạch kinh doanh của mình hay khả năng dự tính mà có thể ký trước với công ty bảo hiểm một hợp đồng bảo hiểm bao cho các hợp đồng giao nhận cho một thời gian nhất định, trong đó ghi rõ cách tính số lượng hàng phải giao nhận ( số container), cung đoạn giao nhận, điều kiện bảo hiểm, phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm và những điểm liên quan khác đã được thoả thuận giữa hai bên.

Theo định kỳ hoặc khi xếp hàng lên phương tiện vận tải, người giao nhận phải báo cho bảo hiểm càng sớm càng tốt mọi tình hình về hàng hoá. Tuy nhiên việc thông báo này không được chậm quá sau khi phương tiện vận tải bắt đầu dỡ hàng tại bến cuối cùng. Nếu trước khi thông báo mà đã xảy ra tổn thất, thiệt hại và hoặc trách nhiệm thì người bảo hiểm vẫn có trách nhiệm bồi thường. Nếu người giao nhận cố ý không thông báo hoặc thông báo không kịp thời hay sai lệch thì bảo hiểm có quyền kết thúc hợp đồng ngay khi phát hiện và thu toàn bộ số phí bảo hiểm phải trả trước khi hợp đồng kết thúc.

Theo yêu cầu của người giao nhận, người bảo hiểm có thể cấp đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm riêng cho từng chuyến hàng. Nếu nội dung của chứng từ cấp riêng này không phù hợp với nội dung hợp đồng bảo hiểm bao thì sẽ căn cứ vào chứng từ cấp riêng để giải quyết.

Người giao nhận sẽ phải thanh toán phí bảo hiểm trước vào đầu mỗi kỳ cho các hợp đồng giao nhận dự kiến được bảo hiểm hoặc căn cứ vào số hợp đồng giao nhận đã thực hiện được trong cùng thời kỳ trước ( tháng hoặc quý trước). Trên cơ sở các hợp đồng giao nhận thực tế người giao nhận sẽ cùng người bảo hiểm đối chiếu thanh toán phí bảo hiểm thừa hoặc thiếu cho mỗi kỳ và thoả thuận kế hoạch bảo hiểm cho kỳ tới.

Đặc biệt, người bảo hiểm được phép kiểm tra các thông báo của người giao nhận về các hợp đồng giao nhận được bảo hiểm bằng cách kiểm tra sổ sách kế toán và tài liệu liên quan tới hợp đồng giao nhận với điều kiện công việc này không làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của họ và giữ bí mật về các thông tin đó.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp (Trang 61)