Nguyễn Văn Đức (1997) cho biết, nếu sử dụng 1 lứa đẻ thì tiến bộ di truyền là 0,16 con/thế hệ, nếu sử dụng 2, 3 và 4 lứa đẻ thì tiến bộ di truyền về số lợn con/thế hệ sẽ là 0,2; 0,23; 0,25 con. Như vậy, càng sử dụng nhiều lứa
Tuy nhiên, khi sử dụng càng nhiều lứa, khoảng cách thế hệ càng kéo dài, dẫn đến tiến bộ di truyền hàng năm bị giảm. Kết quả nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) đã cho biết, nếu chỉ sử dụng 1 lứa đẻ đầu, số lợn con tăng 0,15 con/năm, tiếp tục sử dụng 3 lứa đẻ đầu, số lợn con tăng 0,145 con/năm và khi sử dụng 4 lứa đẻ đầu, số lợn con chỉ tăng 0,129 con/năm. Như vậy, sử dụng 2 lứa đẻ đầu để chọn lọc, ước tính hiệu quả chọn lọc hàng năm cao nhất có thể do lứa thứ 2 có số con sơ sinh sống/ổ đạt cao và khoảng cách thế hệ ngắn.
Năm 2001, Trần Thị Dân nghiên cứu trên lợn Yorkshire, Landrace và các con lai của chúng đã cho biết, tiến bộ di truyền hàng năm đối với tính trạng số con sơ sinh sống trung bình là 0,04 con/ổ và khối lượng lợn con sơ sinh là 0,08kg/ổ.
Tạ Thị Bích Duyên (2003) cũng nghiên cứu về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ trên lợn Landrace và Yorkshire cho biết, khuynh hướng di truyền của giống lợn Landrace tại Thụy Phương tăng lên từ -0,28 đến +0,1 con/ổ.
Smith (1984) đã ước tính được tiến bộ di truyền về số con sơ sinh sống/ổ ở lợn là 3,0%/ thế hệ. Khi đánh giá tiến bộ di truyền trong 3 lứa đẻ đầu, Treacy (1989) cho biết, tiến bộ di truyền đạt được trong 3 lứa đẻ đầu là 0,19; 0,2; 0,19 con/thế hệ. Roehe và Kennedy (1993) cho biết, tiến bộ di truyền hàng năm đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ ở lợn là 0,22 con/năm.
Hermesch (2005) khi nghiên cứu trên giống lợn Large White và Landrace cho biết tiến bộ di truyền hàng năm về số lợn con sơ sinh sống/ổ của 2 giống đó là 0,1 con/năm.
PHẦN III