Phân tích diễn biến tình hình thời tiết Đông Bắc Bộ từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy (phyllotreta striolata) hại bọ rau thập tự (Trang 32 - 33)

c. Nghiên cứu đặc điểm các pha phát dục (trứng, sâu non và nhộng) của bọ nhảy Phyllotreta striolata).

4.1.Phân tích diễn biến tình hình thời tiết Đông Bắc Bộ từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009.

tháng 5 năm 2009.

Sâu hại nói chung và bọ nhảy nói riêng là những loại côn trùng có phản ứng rất nhạy cảm với những điều kiện khí tượng thời tiết bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Khi các điều kiện thời tiết không thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển thì lại rất thuận lợi cho các loài sâu hại phát sinh gây hại, đồng thời điều kiện thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh phát dục, các pha sinh trưởng của sâu hại.

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã thu được số liệu khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc tại Trạm Phù Liễn - Hải Phòng được trình bày ở bảng 4.1:

Bảng 4.1: Số liệu khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc Bộ tại Trạm Phù Liễn - Hải Phòng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009.

Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Độ ẩm (%) Bốc hơi (mm) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) TB nhấtCao Thấpnhất 2 21,1 24,7 191 94 32,1 7,3 81,9 3 20,1 22,8 18,4 93,6 30,1 76,8 40,2 4 23,2 26,9 21,1 92,4 36,2 200,4 91,3 5 25,7 30,0 23,5 89,2 50,9 1009,6 156,2

Từ bảng số liệu chúng tôi có những nhận xét như sau:

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 5/2009 là 25,7oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,1oC vào tháng 3.

- Độ ẩm: kết quả từ bảng trên cho ta thấy ẩm độ không khí dao động từ 89,2- 94%. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 5 đạt 89,2, độ ẩm cao nhất vào tháng 2 đạt 94%.

- Lượng mưa: lượng mưa thấp nhất vào tháng 2 là 7,3mm, cao nhất vào tháng 4 là 200,4mm.

- Giờ nắng: số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5 đạt 156,2 giờ, số giờ nắng thấp nhất vào tháng 3 đạt 40,2 giờ.

Như vậy những yếu tố thời tiết nói trên cho thấy: ở tháng 3 có nhiệt độ trung bình thấp nhất, nhưng lại có độ ẩm không khí tương đối cao, tháng 2 có độ ẩm cao nhất, thì đây là điều kiện thuận lợi cho các loài sâu hại phát sinh, phát dục và gây hại trong đó đặc biệt là bọ nhảy Phyllotreta striolata. Tháng 4 có lượng mưa lớn nhất, còn trong tháng 5 thì mưa đều trong tháng, thỉnh thoảng xuất hiện mưa rào làm cho bọ nhảy chết dần, trứng thối dẫn đến làm giảm mật độ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy (phyllotreta striolata) hại bọ rau thập tự (Trang 32 - 33)