Những đặc trưng cơ bản của Thiết kế Bauhaus
William Morris, nhà thiết kế nổi tiếng người Anh vào cuối thế kỷ XIX từng nhận định: Nghệ thuật thật sự đạt đến đỉnh điểm khi nó đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sau đó không nên có sự phân biệt giữa hình thể và chức năng.
Nói cách khác, cái đẹp cần phải luôn song hành cùng công năng. Quan điểm ấy đã ảnh hưởng đến những thế hệ thiết kế về sau, tiêu biểu là sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật đương đại ở Bauhaus. Phong cách De Stijl và trường phái thiết kế Nga cùng thời đại đồng thời có tác động lên những tác phẩm tại Bauhaus.
Page 32
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN DESIGN CỦA THẾ GIỚI
Các tác phẩm theo phong cách Bauhaus luôn đặt tính công năng lên hàng đầu thông qua ngôn ngữ hình học, hình khối đơn giản không trang trí. Tại Bauhaus các sản phẩm đều phải tuân thủ nguyên tắc "Thẩm mỹ đi liền với Công năng".
Năm 1923, Bauhaus tiến hành cải cách với quan điểm mới: Nghệ thuật và công nghệ - sự kết hợp mới. Sản phẩm cần phải đáp ứng được tính thẩm mỹ dựa theo các tiêu chuẩn về thiết kế, đồng thời đảm bảo công năng và tính tiện dụng. Về mặt kiến trúc hay trang trí nội thất cũng vậy. Những công trình được xây dựng theo mảng, khối, không thừa cũng không thiếu. Những chi tiết cầu kỳ như thước cột La Mã, phù điêu, hoa văn uốn lượn được giảm đến mức tối thiểu.
Bên cạnh “Thiết kế đáp ứng công năng”, Bauhaus còn là sự thống nhất giữa nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ.
Walter Gropius khẳng định rằng: “Kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc, chúng ta đều phải trở về làm thợ thủ công! Ở đó không có gì là "Art Professional – nghệ thuật chuyên nghiệp". Không có sự khác biệt cơ bản giữa nghệ sĩ và thợ thủ công. Nghệ sĩ là một nghệ nhân cao quý…Một tền tảng của sự thủ công là cần thiết cho mọi nghệ sĩ. Nó là nguồn gốc là của sự sáng tạo.”
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN DESIGN CỦA THẾ GIỚI
Page 36
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN DESIGN CỦA THẾ GIỚI
Những nhà thiết kế và những tác phẩm tiêu biểu:
Walter Adolph Gropius (18/5/1883 tại Berlin – 5/7/1969 tại Boston) là một kiến trúc sư người Đức và là người sáng lập ra trường phái Bauhaus. Ông là tác giả của rất nhiều các công trình kiến trúc nổi tiếng như Nhà máy giày Fagus (1910 – 1911) Alfeld, Đức; Khu nhà ở Siemenstadt (1929), Berlin, Đức; Khu chung cư Aluminum City Terrace, (1942-1944), New Kensington, Pennsylvania…
Công trình trong khu nhà xã hội Siemenstadt ở Berlin, xây dựng trong những năm 1929 – 1934
Page 37
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN DESIGN CỦA THẾ GIỚI
Tổ hợp trường Bauhaus đầy ấn tượng có ảnh hưởng đến nhiều tòa nhà hàng đầu thế kỷ 20. Thường được mô phỏng nhưng không bao giờ được xây tốt hơn, phong cách hình học nhọn của trường đã trở thành mô hình cho những căn hộ và văn phòng mà ngày nay chúng ta đang sống và làm việc.
Công trình được xếp vào danh sách di sản của UNESCO này đã được sửa chữa lại một cách tuyệt vời sau khi bị lãng
quên và sau những thiệt hại của chiến tranh. Vì luôn tràn ngập ánh sáng tự
nhiên nên tòa nhà vẫn làm du khách cảm thấy mới mẻ và hiện đại đến nỗi khó có thể tin được nó đã được xây dựng từ năm 1925.
Page 38
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN DESIGN CỦA THẾ GIỚI
Sự đóng góp với kiến trúc của phong cách Bauhaus ngoài ra còn phải kể đến: Hannes Meyer (1889 – 1954) với năm tòa nhà chung cư ở thành phố Dessau gọi là Laubenganghäuser Dessau (Arcade Houses); Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969), Wassily Wassilyevich Kandinsky (1866 –
1944)…Bauhaus còn gây ảnh hưởng với những tác phầm đồ họa và mở ra con đường đồ họa mới – nghệ thuật chữ (typography) mà nhà nghệ sĩ đóng góp là Jan Tschichold (1902 – 1914), Joost Schmidt …
Laubenganghäuser Dessau (Arcade Houses) Tác phẩm đồ họa của Joost Schmidt
Những giá trị của Bauhaus đối với ngành mỹ thuật công nghiệp.
Những giá trị vĩnh cửu
Không còn là tên của một ngôi trường, Bauhaus trở thành một trường phái thiết kế được hưởng ứng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều sinh viên của trường Bauhaus là người Do Thái sau này định cư tại Isreal đã xây dựng quần thể kiến trúc Bauhaus với hơn 4.000 công trình tại Tel aviv.
Những ngôi nhà Bauhaus sau năm 1933 xuất hiện cả ở Anh, Nga, Canada, và đặc biệt là ở Mỹ. Ngày nay những cơ sở của trường Bauhaus ở Weimar và Dessau được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Năm 2004, quần thể kiến trúc Bauhaus ở Tel aviv cũng đã được trao danh hiệu này.
Ngày 7.7.2008, UNESCO công nhận sáu công trình nhà xã hội ở Berlin là di sản thế giới, trong đó có khu Siemenstadt, nơi Gropius đã góp sức mình với những công trình nhà ở đậm chất Bauhaus.
Gần 80 năm sau ngày trường Bauhaus đóng cửa, những căn nhà trường phái Bauhaus lại đang được xây dựng trở lại ở Dessau và Weimar. Sức mạnh của Bauhaus vẫn được duy trì, đó là sức mạnh của một trường phái thiết kế đầy tính nhân bản, vì cộng động hơn là vì cái tôi của người nghệ sĩ.
Page 40
Page 42
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN DESIGN CỦA THẾ GIỚI
Giá trị với ngành mỹ thuật công nghiệp.
Nếu như trước đây, thời Design thủ công, vấn đề hình thức sản phẩm được nâng thành tác phẩm nghệ thuật để chứng tỏ tài ba và sự khéo léo của bàn tay con người, công năng sản phẩm được xếp hàng thứ yếu và được coi như một phần của chính hình thức sản phẩm. Ngay cả các phong trào nghệ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng chỉ là những thay đổi
mang tính hình thức.Chính vì thế những motive hình dáng sản phẩm ít thay đổi.
Mặc dù cũng đã có những nghệ sĩ cấp tiến như Adolf Loos (trường phái Secession Vienna, Áo) hô hào “Hoa văn là tội ác” và kêu gọi hướng tới thẩm mỹ hiện đại – thẩm mỹ không hoa văn trang trí, nhưng thực chất chỉ dừng lại ở chỗ “gột rửa hoa văn trang trí” mà không hướng tới thẩm mỹ công nghiệp mới và mang nặng tính thủ công mỹ nghệ, cũng bởi do chủ trương phản đối công nghiệp sản xuất hàng loạt.
Chỉ sau khi đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918 và xu thế phát triển công nghiệp hóa đã được khẳng định thì vấn đề Design công nghiệp trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi có những quan niệm thẩm mỹ công
Giá trị với ngành mỹ thuật công nghiệp.
Trường Bauhaus đã xác định được rõ nét xu hướng tạo dáng công
nghiệp mới dựa trên nền tảng lấy công năng của sản phẩm làm gốc và hình thức phải tuân theo công năng.
Khẩu hiệu nghệ thuật “Hình dáng theo công năng” (Form follows function)
trở thành tôn chỉ nghệ thuật của phái Công năng chủ nghĩa (Funtionalism) coi trọng công năng hơn hình thức.
Cuối cùng cái tên Bauhaus không chỉ đơn thuần là một cái tên của một trường học mà nó đã trở thành một cái tên của một phong cách, một thời kỳ nghệ thuật gắn liền với sự phát triển của lịch sử nghệ thuật, kiến trúc trên thế giới. Những tư tưởng của Bauhaus đã và vẫn tiếp tục là cầu nối giữa mỹ thuật, nghệ thuật, tính ứng dụng, thực hành của nó cho cuộc sống.
Bauhaus cũng là một trong nhưng tiền đề xây dựng nên xu hướng Thiết kế Chức năng,Thiết kế Tối giản của nền thiết kế hiện đại.
Page 44