Tinh thần học tập.

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành sư phạm giáo dục công dân phần 1 (Trang 26)

Ở điều kiện hiện nay, đòi hỏi điều kiện chuẩn như trên là phi thực tế. Ta phải tổ chức thực nghiệm trên trường và lớp có sẵn, vì vậy các yếu tố trên được xem xét một cách tương đối. Việc chọn 2 nhóm lớp diễn ra tương đối đơn giản, chủ yếu là trình độ giữa 2 nhóm lớp không khác biệt nhau nhiều. Có thể chọn một số lớp trong khối có

học lực tương đương để chọn ra lớp thực nghiệm (vài lớp). Cũng cách chọn ấy, áp dụng cho trường khác ( nếu cần TNSP nhiều trường ).

b . Tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và đánh giá : (theo kế hoạch đề ra ở bước a ). ở bước a ).

c. Xử lý kết quả bằng thống kê. d. Viết bài.

2.5.3.5. Những yếu tố tác động lên kết quả của PPTNSP. a. Nguồn nghiên cứu.

Ở đây muốn nói đến xuất phát điểm cho việc nghiên cứu bằng TNSP. Những sự quan sát không khách quan, điều tra không chính xác, hoặc các nguồn tài liệu không đáng tin cậy sẽ làm ta có những giả thuyết thiếu cơ sở. Đôi khi những nhận định chủ quan về một sự kiện, một tình huống sư phạm cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

b. Việc chọn nhóm nghiên cứu.

- Tri thức nhà nghiên cứu cũng là nguồn nghiên cứu, do vậy có thể nhà nghiên cứu đặt giả thuyết không đúng hướng.

- Nhà nghiên cứu nhận định sau thống kê là chưa hợp lý, chưa khái quát.

2.5.4. Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.

Trong quá trình phát triển của nền giáo dục nước ta, các phong trào thi đua xây dựng nhà trường thành trường tiên tiến, sự phấn đấu của giáo viên để trở thành giáo viên giỏi luôn được nối tiếp. Nhiều công trình nghiên cứu viết về các trường tiên tiến và giáo viên giỏi…đã được thực hiện nhằm phổ biến sâu rộng trong nước, nhân các nhân tố ấy lên nhiều hơn. Nói cách khác, các đơn vị giáo dục, các cá nhân giáo viên có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cách làm của các đơn vị cá nhân điển hình thông qua các công trình nghiên cứu ấy. Phương pháp này gọi là phương pháp tổng kết kinh nghiệm ( PPTKKN ).

Mục đích của PPTKKN là tìm hiểu bản thân, nguyên chất, nguyên nhân và cách giải quyết tình huống giáo dục ở một đơn vị giáo dục, nghiên cứu con đường đi có hiệu quả, tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm dạy giỏi, tìm nguyên nhân thất bại của một đơn vị giáo dục v.v…

Phương pháp này thường được thực hiện theo các bước sau đây:

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành sư phạm giáo dục công dân phần 1 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)