sinh viên [FAC2]
- Yếu tố tỷ lệ thời gian tham dự sinh hoạt lớp của sinh viên (B4)
Chính những vấn đề còn tồn đọng nói ở trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với Giáo viên chủ nhiệm tại Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế. Để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên tác giả xin đưa ra một vài giải pháp được thực hiện lần lượt theo thứ tựưu tiên như sau:
3.1. Giải pháp tác động vào các nhóm nhân tố
3.1.1 Giải pháp tác động vào nhóm 1 [FAC1]:
Công tác chủ nhiệm là một công tác quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục sinh viên. Một người Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình sẽ
góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi; nhiều Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
Thông thường Giáo viên chủ nhiệm chỉ có một vài buổi trong tuần có tiết dạy ở lớp của mình chủ nhiệm cho nên với số ít buổi đó thì giáo viên sẽ khó khăn
để nắm bắt được tình hình của sinh viên lớp mình vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp
để có nhiều thời gian hơn nữa gặp gỡ, trao đổi với lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình sinh viên của lớp từđó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của sinh viên để có thể tìm giải pháp kịp thời ngăn chặn việc bỏ học của các em: Giáo viên chủ nhiệm cần dành nhiều thời gian để tiếp xúc với sinh viên hơn. Đồng thời ngoài những giờ sinh hoạt lớp (1 buổi/1 tuần) Giáo viên chủ nhiệm có thể dành thêm 1 buổi khác trong tuần để tham gia sinh hoạt tập thể với lớp, như vậy giữa Giáo viên chủ nhiệm và sinh viên sẽ gần gũi thân thiện với nhau hơn để những lúc sinh viên gặp vấn đề khó khăn gì có thể mạnh dạn có ý kiến với Giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm thường xuyên đến các hoạt động của lớp mình: Giáo viên chủ nhiệm cần tham gia động viên, ủng hộ tinh thần cho sinh viên trong các cuộc thi do Trường hay Khoa tổ chức như: bóng đá, bóng chuyền, cắm hoa, thanh lịch…Bên cạnh đó, Giáo viên chủ nhiệm có thể có những phần thưởng khuyến khích tinh thần cho các bạn thi đấu đạt thành tích.
3.1.2 Giải pháp tác động vào nhóm 2 [FAC2]
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu một phương pháp truyền đạt thích hợp dễ
hiểu để truyền đạt thông tin đến lớp một cách hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm cần nói rõ vấn đề cần chuyển tải, nếu sinh viên chưa hiểu, Giáo viên chủ nhiệm có thể
hướng dẫn cách để sinh viên thực hiện tốt nhất.
Giáo viên chủ nhiệm cần cập nhật thông tin thường xuyên và nắm vững vấn
đề cần thông báo để cung cấp đầy đủ cho sinh viên và giải thích nếu sinh viên có thắc mắc. Trước khi thông báo một qui định mới gì của Khoa và Trường, Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu rõ và được sự quán triệt tư tưởng từ Khoa sau đó mới truyền
đạt lại cho sinh viên. Tránh trường hợp thông báo của Khoa bị Giáo viên chủ nhiệm hiểu sai lệch vấn đề và thông báo sai lệch cho sinh viên.
3.1.3 Giải pháp tác động vào yếu tố tỷ lệ thời gian tham gia sinh hoạt lớp của sinh viên (B4) lớp của sinh viên (B4)
Giáo viên chủ nhiệm cần cho sinh viên thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt lớp.
Điểm rèn luyện rất quan trọng đối sinh viên bởi vì đây cũng là một tiêu chí
để đánh giá đạo đức sinh viên khi ra trường. Nếu khi tốt nghiệp điểm rèn luyện của sinh viên nhỏ hơn 50 điểm thì sinh viên không được tốt nghiệp. Vì vậy, Giáo viên chủ nhiệm nên khuyến khích cộng điểm rèn luyện đối với những sinh viên tham gia
đầy đủ các buổi sinh hoạt lớp, đồng thời cũng phê bình khiển trách những sinh viên ít tham gia sinh hoạt lớp.
Giáo viên chủ nhiệm nên thân thiện, tạo sự thoải mái trong giờ sinh hoạt lớp
để sinh viên vui vẻ và có hứng thú với buổi sinh hoạt lớp hơn.
3.2 Một số giải pháp khác
3.2.1 Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn
Công tác phối hợp giữa giáo viên bộ môn và Giáo viên chủ nhiệm sẽ làm cho công tác chủ nhiệm thành công hơn. Sinh viên có thể thích học môn này, không thích môn kia vì những lý do khác nhau nên Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các giải pháp thích hợp nhằm giúp các em có thể có kết quả học tập tốt hơn từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn. Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ
môn trong nhà trường Giáo viên chủ nhiệm cũng sẽ góp phần phát hiện về năng khiếu cũng như sở thích của từng sinh viên để từđó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các năng khiếu đó giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn năng lực của mình.
Qua trao đổi với các giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm vững hơn về số lượng các sinh viên nghỉ học của lớp mình qua từng buổi học để tức thời có kế hoạch điều chỉnh cũng nhưđộng viên theo dõi các sinh viên bỏ học, giúp các em học tốt hơn. Thông qua phương pháp này Giáo viên chủ nhiệm cũng có thể
phân loại đặc điểm tình hình sinh viên trong lớp mình. Bằng cách này, giáo viên không chỉ hiểu rõ hơn sinh viên của mình mà còn có thể trở thành điểm tựa tinh thần tin cậy giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức ngày càng hoàn thiện hơn.
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò làm cố vấn học tập cho sinh viên: đối với một số môn học phù hợp với chuyên môn của Giáo viên chủ nhiệm thì họ có thể
giúp đỡ, hướng dẫn sinh viên giải bài tập, học nhóm, đọc những tài liệu có liên quan. Ngoài ra, Giáo viên chủ nhiệm có thể nhờ các giảng viên cơ hữu hoặc các thầy cô trợ giảng của Khoa hỗ trợ thêm cho sinh viên mình chủ nhiệm những môn học mà mình không có chuyên môn. Mặt khác, với vai trò là cố vấn học tập thì Giáo viên chủ nhiệm còn giúp sinh viên bằng cách giải thích cho sinh viên hiểu cách phân bổ hợp lý thời gian trả nợ môn như thế nào là hợp lý, tránh tình trạng sinh viên trả nợ môn tràn lan, không có hiệu quả.
Chính Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và chia sẻ nhiều nhất những tâm tư, nguyện vọng của sinh viên đối với việc học, góp ý phương pháp học tập hiệu quả cũng như tâm sự về cuộc sống, ...
3.2.2 Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Quản sinh Khoa, phòng Công tác Sinh viên tác Sinh viên
- Hình thành và chỉđạo hoạt động của Ban cán sự lớp.
- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện Nội quy, quy chế của Trường của sinh viên. Kịp thời phát hiện những sinh viên vi phạm qui chế để xử lý và tránh lặp lại
đối với những sinh viên khác.
sinh viên.
- Nắm rõ tình hình sinh hoạt nội ngọai trú của inh viên và trao đổi kịp thời những vấn đề phát sinh để cùng nhau giải quyết.
- Đánh giá kết quả học tập rèn luyện của sinh viên từng học kỳ theo quy
định của Bộ Giáo dục và đào tạo và qui định của Trường. Gửi kết quả về phòng Công tác Sinh viên, thông báo tới gia đình sinh viên những thông tin cần thiết về kết quả học tập, rèn luyện.
3.2.3 Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Đoàn – Hội sinh viên Khoa và Trường : Trường :
Tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích sinh viên tham gia như:
- Tổ chức các hoạt động ngọai khóa như : các cuộc thi thanh lịch, cắm hoa, các giải bóng đá bóng chuyền nam nữ….
- Tổ chức các cuộc thi “viết về Bác Hồ”, “Nét bút tri ân”…
- Yêu cầu Đoàn - Hội sinh viên Khoa, Trường hỗ trợ thúc đẩy hoạt động Chi đoàn và Chi hội của lớp.
KẾT LUẬN
XW
Giáo viên chủ nhiệm lớp làm công tác theo dõi quản lý giáo dục sinh viên và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng Nhà trường về nhiệm vụ được phân công như
cố vấn học tập, giúp đỡ và hướng dẫn sinh viên thực hiện tốt mọi quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên, để thực hiện công việc theo quy chế cũng như sự hỗ trợ của phòng Công tác sinh viên về công tác quản lý sinh viên trong Nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các công việc do Trường và Khoa đề ra, lên kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các sinh viên. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường là Đoàn Trường, Hội sinh viên Trường để làm tốt công tác phụ trách lớp.
Vấn đề đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện bằng việc tăng cường chất lượng công tác chủ nhiệm, vai trò của Giáo viên chủ nhiệm lớp phải được đặc biệt quan tâm thì giáo dục của chúng ta mới thực sự toàn diện.
Đồng quan điểm này, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua việc bồi dưỡng,
đào tạo công tác chủ nhiệm lớp còn chưa phổ biến. Chưa có sự quan tâm sát sao đến kỹ năng làm công tác Giáo viên chủ nhiệm cho sinh viên, cho nên giáo viên trẻ rất lúng túng với công tác này.