Quản lý quy trình dạy học theo chuẩn KT-KN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường trung học cơ sở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa (Trang 69)

Đối với các trường THCS huyện Quảng Xương, QL quy trình DH của GV tuy chưa được đặt thành một MT của hoạt động QL, nhưng trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của phòng GD&ĐT và các Ban lãnh đạo của các trường đã thể hiện được một số nội dung cơ bản của quy trình DH. Đó là:

- Các trường luôn yêu cầu GV, nhất là GV chủ nhiệm quan tâm sâu sắc đến HS, tìm hiểu để nắm chắc hoàn cảnh gia đình, khả năng học tập, cá tính của từng đối tượng HS. Hình thức để thu thập thông tin là gần gũi trao đổi, phát phiếu ghi lý lịch bản thân. GV chủ nhiệm và GV các bộ môn thường xuyên liên hệ, trao đổi thông tin để nắm bắt và giúp đỡ các em khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập.

- Tổ chức KT khảo sát chất lượng đầu năm để KT chất lượng đầu vào của HS. Tuy nhiên, việc khảo sát chất lượng mới chỉ dừng lại đối với các môn Toán, Văn, Tiếng Anh.

- Thực thi kế hoach DH: Chỉ đạo GV bộ môn soạn giáo án bám sát Chuẩn KT, KN. Chỉ đạo GV đã chú ý rà soát, phân loại đối tượng HS, đảm bảo DH phân hóa; tích cực sử dụng các đồ dùng, thiết bị đã được trang bị và tự làm đồ dùng DH, đồng thời chỉ đạo các tổ, nhóm bộ môn việc xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung KTĐG kết quả học tập của HS.

- Tăng cường công tác KT-ĐG HĐDH của GV, KT việc ghi chép các loại sổ cá nhân.

Có thể thấy rằng, HĐDH của các trường đã đi vào nền nếp, song các trường cần QL hoạt động này theo quy trình DH nhằm kiểm soát và đảm bảo chất lượng của quá trình DH từ khâu chuẩn bị và hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS đến chất lượng đầu ra sau quá trình học tập của HS.

2.3.2.4. Thực trạng về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên theo chuẩn KT-KN

Công tác KT-ĐG HĐDH của GV được thực hiện thông qua các hoạt động TTr-KT, tổ chức hội thi, hội giảng GV giỏi cấp huyện.

- Về công tác TTr-KT, bao gồm KT chuyên đề và thanh tra toàn diện. KT chuyên đề được thực hiện ít nhất 1 lần/GV/tháng, trọng tâm là KT hồ sơ, giờ dạy và kết quả giảng dạy. Thanh tra toàn diện GV được hiện theo chỉ tiêu của trường giao từ đầu năm học. Các trường quy định tổ trưởng chuyên môn báo cáo hiệu trưởng kết quả công tác TTr-KT vào ngày 25 hàng tháng và báo cá lên phòng GD&ĐT. Hồ sơ TTr-KT được ghi chép, lưu trữ cẩn thận.

Ngoài hoạt động TTr-KT của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn còn đột xuất dự giờ hoặc KT giáo án của GV. Việc tăng cường KT đã góp phần nâng cao ý thức tự giác của GV thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tích cực đầu tư cho soạn giảng.

- Tổ chức Hội giảng. Đây là hoạt động chuyên môn nhằm ĐG công tác giảng dạy của GV, tạo điều kiện để GV thể hiện năng lực, học tập, trao đổi

kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng DH… Trước khi Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Hội thi GV giỏi các cấp (kèm theo thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010), mỗi năm các trường tổ chức hai đợt Hội giảng, một đợt giành cho các môn khoa học tự nhiên và một giành cho các môn khoa học xã hội. Tất cả GV đều tham gia Hội giảng, các GV cùng bộ môn là giám khảo. Từ năm học 2010-2011, căn cứ Điều lệ của Bộ, Nhà trường xây dựng Điều lệ thi GV giỏi cấp trường, hoạt động Hội giảng được áp dụng theo Điều lệ.

2.3.3. Thực trạng về quản lý hoạt động học của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng

2.3.3.1. Quản lý hoạt động học của học sinh trong giờ chính khóa

Các trường thông qua GV bộ môn để QL hoạt động học của HS trong giờ học chinh khóa. Việc HS học tập như thế nào phụ thuộc rất lớn vào cách thức tổ chức lớp học và phương pháp dạy của GV. Đối với các giờ học mà GV sử dụng các phương pháp nhằm kích thích tư duy của HS, quan hệ giữa thầy và trò thân thiện, GV có sự gợi mở… thì HS tham gia học tập rất tích cực, giờ học sôi nổi. Hiệu quả là nhiều HS hiểu bài ngay trên lớp, về nhà các em có thể củng cố và nâng cao kiến thức theo các nội dung đã học. Bên cạnh đó ở một số trường đặc biệt là các trường thuộc bãi ngang vẫn còn số HS chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập. Một phần là do các em e dè, ngại thể hiện mình, một phần là do các em sợ nói sai, Có HS biết nhưng không phát biểu. Nguyên nhân quan trọng là do GV chưa thực sự DH theo hướng phân hóa, chưa lựa chọn được những nội dung DH cho các đối tượng HS, dẫn đến các em HS giỏi, khá thì tích cực học tập. Do chưa chọn được nội dung cho HS yếu nên các em chưa thể hiện được mình.

Vì vậy, các trường cần quán triệt GV tích cực đổi mới PPDH và lựa chọn các nội dung DH phù hợp với các đối tượng HS.

2.3.3.2. Quản lý hoạt động học của học sinh ngoài giờ lên lớp

Phối hợp với các đoàn thể nhà trường và địa phương như: Đoàn thanh niên, hội phụ huynh, các đoàn thể tại xã, thôn bản đôn đốc nhắc nhở động viên khuyến khích các em học tập nghiêm túc và tích cựctại gia đình.

* Phối hợp chặt chẽ hoạt động của Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác

+ Lập kế hoạch phối hợp giáo dục giữa nhà trường và Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác

+ Phối hợp tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Hội

+ Tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm, tư vần về phương pháp dạy con tự học, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh; trang bị cho họ một số kiến thức cơ bản về giáo dục gia đình và cách thức tổ chức học tập, rèn luyện cho học sinh tại gia đình và cộng đồng.

+ Tổ chức cho cha mẹ học sinh có con chăm ngoan, học giỏi đồng thời là những người có kinh nghiệm, có hiểu biết về giáo dục, báo cáo điển hình về phương pháp giúp con hoc tập để mọi người trao đổi học tập.

* Phối hợp với Hội kiểm tra, nắm tình hình học sinh tại gia đình, cộng đồng.

Cần có sự liên hệ thường xuyên với các cơ quan, các đoàn thể chính trị, xã hội, như: Công an, Đoàn thành niên, Hội phụ nữ, Tổ dân phố, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học,… để nắm bắt tình hình học tập của học sinh tại gia đình, cộng đồng. Định kì, nhà trường có thể cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh đến thăm gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn, để động viên giúp đỡ các em vượt khó học tập.

2.3.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng

hiện Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy chế trên được GV thực hiện nghiêm túc. Đối với các bài KT dưới 01 tiết thì do GV bộ môn tự ra đề và chấm. Đối với các bài KT từ 01 tiết trở lên thì tổ chuyên môn phân công GV ra đề, có thẩm định trong nhóm GV cùng bộ môn, lãnh đạo trường duyệt.

Việc chấm, trả bài được GV thực hiện theo đúng quy chế, đảm bảo đủ số đầu điểm song khi chấm bài, rất ít GV ghi nhận xét bài làm của HS nhằm chỉ rõ những mặt được và những hạn chế, giúp các em nhận ra thế mạnh cũng như hạn chế của mình, biết được mình sai ở chỗ nào, tại sao sai và hướng khắc phục như thế nào. Chưa có GV nào quan tâm đến việc phân tích kết quả sau mỗi lần KT nhằm ghi chép, đối chiếu, so sánh, theo dõi sự tiến bộ trong học tập của HS. Thực trạng này có nguyên nhân là: (1) GV ngại tốn thời gian và công sức, (2) trong CT, ngoài môn Văn, Tiếng Anh là có tiết trả bài tập làm văn, còn các môn học khác không có; mặt khác trong quy chế không có quy định nào ràng buộc đối với GV về vấn đề trên. Bên cạnh đó, các lãnh đạo Nhà trường cũng chưa đặt ra vấn đề bắt buộc đối với GV. Do vậy khi trả bài, GV không dành nhiều thời gian để nhận xét bài làm của từng HS mà chỉ nhận xét một cách chung chung trước khi ghi điểm vào sổ.

2.4. Đánh giá chung về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS huyện Quảng Xương

2.4.1. Mặt mạnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HĐDH của các trường đã đi vào nền nếp. Chất lượng DH ổn định qua các năm. Đa số GV có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực đổi mới PPDH. HS nhìn chung có ý thức tốt, chịu khó học tập.

+ Hoạt động dạy của GV đã có chiều hướng đổi mới theo hướng bám sát mục tiêu DH theo chuẩn KT- KN, bước đầu tạo nên ý thức và thói quen xác định mục tiêu DH trên cả 3 mặt kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ. Hầu hết các cán bộ quản lí và giáo viên được đào tạo đạt chuẩn. Nhiều giáo viên say sưa và nhiệt tình với chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, có sự đầu tư cho việc soạn giảng, thực hiện nghiêm túc quy chế, tích cực đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG nhằm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tích cực sử dụng đồ dùng DH đã được trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin.

+ Hoạt động học của HS: HS có ý thức tốt, đa số HS xác định rõ mục đích nên có động cơ học tập đúng đắn, có ý chí vượt khó vươn lên trở thành HS khá, giỏi. Trong giờ học trên lớp, các em tích cực thực tham gia các hoạt động học tập theo sự hướng dẫn của GV. Tỷ lệ HS khá, giỏi và lỷ lệ HS đạt giải tại các kỳ thi chọn HS giỏi là cao, có sức thuyết phục. Đây là nền tảng để các trường nâng cao chất lượng DH nhằm nâng cao số HS đạt mức trên chuẩn tối thiểu theo yêu cầu của chuẩn KT- KN.

- Công tác QL, chỉ đạo HĐDH của các trường có nhiều cải tiến, đặc biệt là từ năm học 2012-2013 và đã mang lại hiệu quả nhất định. Việc cải tiến công tác QL được thực hiện từ khâu lập KH, khâu tổ chức, chỉ đạo điều hành đến việc KTĐG và thực hiện chế độ thông tin báo cáo. Sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, mỗi cá nhân trong tập thể đều thực hiện nghiêm túc quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Kỷ luật, kỷ cương trong các Nhà trường được thực hiện nghiêm túc.

Các tổ bộ môn luôn quan tâm đến những vấn đề chỉ đạo của cấp trên như dạy học bám sát chương trình, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng thiết bị thí nghiệm và ứng dụng CNTT trong qua trình dạy học, thực hiện TTr-KT thường xuyên, và đột xuất nhằm giám sát, động viên GV thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và KHDH.

Các trường đã xây dựng được đội ngũ GV cốt cán ở tất cả các môn. Đây là những GV có trình độ chuyên môn giỏi, đã được khẳng định qua các kỳ thi GV giỏi và ôn luyện đội tuyển, là lực lượng nòng cốt thúc đẩy việc nâng cao chất lượng DH của các trường. Nếu có biện pháp động viên phù hợp thì đội ngũ này sẽ có vai trò rất lớn trong việc kèm cặp, giúp đỡ GV trẻ giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn. Chất lượng GD của các trường khá ổn định, đây là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng HS đạt trên mức chuẩn tối thiểu của Chuẩn KT- KN, tăng dần tỷ lệ HS Khá, Giỏi.

2.4.2. Điểm yếu

- Về nhận thức:

+ Mặc dù đã được tập huấn và Bộ đã có các văn bản chỉ đạo hướng dẫn DH theo chuẩn KT- KN, nhưng vẫn còn giáo viên lúng túng trong quá trình thực hiện. Sở đã ban hành khung phân phối chương trình tạo điều kiện cho các địa phương chủ động xây dựng Kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện đội ngũ giáo viên của địa phương. Tuy nhiên, khi Sở GD&ĐT xây dựng phân phối chương trình còn bố trí thời gian thực hiện một số môn chưa phù hợp, chưa khoa học dẫn đến quá tải về mặt thời gian.

+ Một số giáo viên vẫn coi mục tiêu giờ dạy trên lớp là “dạy hết những gì trong SGK viết”, dập khuôn cứng nhắc những bước mà SGK, SGV gợi ý hướng dẫn thực hiện dẫn đến quá tải trong việc thực hiện giờ dạy trên lớp.

- Hoạt động dạy của GV: Do chất lượng đội ngũ GV không đồng đều, các thầy cô giáo trẻ còn thiếu kinh nghiệm. Một số ít GV cao tuổi chậm thích ứng với việc đổi mới PPDH, hạn chế trong việc sử dụng thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin. Một số GV còn bất cập trong nghiệp vụ sư phạm, thể

hiện qua các kỹ năng phân tích, thiết kế kết quả đầu ra của hoạt động DH, lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm; các kỹ năng xác định, lựa chọn và sử dụng PPDH bộ môn; kỹ năng hướng dẫn cách thức cho HS học tập; kỹ năng KT-ĐG kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới. Các hình thức thi, kiểm tra đánh giá còn nặng về trắc nghiệm, nặng về kiến thức chưa động viên khuyến kích được GV và HS dẫn tới “thi gì học nấy” bỏ qua một số những kỹ năng cần thiết của môn học. Một số đề KT đặt ra yêu cầu quá cao so với yêu cầu của chuẩn KT- KN. Do đó kết quả của các bài KT đó chưa phản ánh đúng thực chất kết quả học tập của HS.

Đổi mới giáo dục chẳng những đòi hỏi người GV phải từ bỏ hàng loạt những thói quen tư duy và thói quen dạy học đã ăn sâu thành nếp qua nhiều năm học mà còn phải “lao tâm khổ tứ”, vất vả tìm hiểu từ những tinh thần đổi mới của ngành, của bộ môn mình đảm nhiệm nói chung đến những bài dạy, tiết dạy cụ thể. Đây là bước chuyển từ nhận thức tư tưởng tới hành động thực tiễn, từ đổi mới trên lý luận tới đổi mới trên những công việc giáo dục, giảng dạy thực tiễn hàng ngày. Đây là quá trình hoàn toàn không dễ dàng gì.

- Hoạt động học của HS: Do ảnh hưởng bởi phương pháp dạy của GV nên hoạt động học của HS chủ yếu mới chỉ nhằm vào các nội dung trong SGK, học thuộc các đơn vị kiến được trang bị. Việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn bị coi nhẹ. Một số HS chưa có phương pháp học tập phù hợp. Do đặc điểm của HS ở các trường vùng nông thôn, vùng bãi Ngang, trong giờ học chính khóa các em thường rụt rè, ít phát biểu và tranh luận, không dám hỏi GV những vấn đề mà mình chưa hiểu.

- Về QL HĐDH. Mặc dù đã thực hiện tốt các chức năng QL, song việc QL HĐDH của Nhà trường còn một số bất cập nhất định. Sự chỉ đạo của cán bộ quản lí chưa kịp thời, chưa chủ động sáng tạo xây dựng các chế tài trong

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường trung học cơ sở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa (Trang 69)