Quy mô dân số Việt Nam lớn và tăng nhanh, trong những năm qua các cơ quan quản lí đã có nhiều nỗ lực để khắc phục tình trạng trên, nhưng cho đến nay quy mô dân số nước ta vẫn đứng thứ 13 trên thế giới. Sở dĩ, còn tồn tại những vấn đề nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể nêu lên một số nguyên nhân chủ yếu và cơ bản sau:
1. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn
Số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) lớn phụ thuộc một phần vào cơ cấu dân số. Nhưng xét sâu xa thì nó xuất phát từ quy mô dân số đông với “cơ cấu dân số vàng” như nước ta hiện nay thì nhóm người trong độ tuổi lao động (15 - 55) là cao hơn hẳn, và trong đó thì độ tuổi 15-49 là không nhỏ. Do đó, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở mức cao là điều tất nhiên xảy ra.
Theo các chuyên gia nhân khẩu học có thể ước tính quy mô dân số ổn định của một quốc gia bằng 1,3 lần quy mô dân số tại thời điểm đạt mức sinh thay thế. Vì do tỷ lệ sinh cao của các năm trước, dẫn đến một cách tự nhiên các cặp vợ chồng bước vào tuổi sinh đẻ nhiều hơn các cặp vợ chồng bước ra khỏi tuổi sinh đẻ trong cùng một thời điểm. Như vậy, chỉ khi nào đạt tới cùng
một thời điểm số cặp vợ chồng bước vào tuổi sinh đẻ tương đương với số cặp vợ chồng bước ra khỏi tuổi sinh đẻ và duy trì ổn định mức sinh thay thế thì quy mô dân số mới ổn định bền vững. Nếu đạt được mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số thì thời gian tăng gấp đôi dân số sẽ kéo dài ra, đó là mục tiêu mà các nước đi trước nhắm đạt tới. Hàn Quốc đã tăng thời gian dân số gấp đôi từ 45 năm lên 140 năm; Thái Lan từ 39 năm lên 87,5 năm. Ở nước ta, năm 2004 dân số là 82,069 triệu người và tỷ lệ phát triển dân số là 1,38% có thể dự báo, thời gian tăng gấp đôi dân số của nước ta là 50 năm, nghĩa là vào năm 2054 dân số nước ta khoảng 164 triệu người.
Như vậy, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn sẽ đưa đến hệ quả là mức sinh cao hay sự gia tăng tự nhiên về dân số cao dẩy quy mô dân số gia tăng.
2.Y tế phát triển (tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm, tuổi thọ trung bình tăng)
Theo như các số liệu đã thống kê ở trên cho thấy chỉ số IMR liên tục giảm, và tỷ suất chết thô và đặc trưng theo tuổi cũng theo chiều hướng giảm, và tuổi thọ trung bình thì tăng lên. Điều này cho thấy, các dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác cho người dân ngày càng được nâng cao. Vậy, ưu điểm này có ảnh hưởng thế nào tới quy mô dân số? Có thể nhận định rằng, việc tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm sẽ duy trì được số lượng tính theo đầu người là cao và giữ được số trẻ sinh ra với số lượng ngày càng nguyên vẹn. Mặt khác, số lượng trẻ em sinh ra còn sống được tăng cao, mà tuổi thọ bình quân cũng ngày một tăng, giảm tỷ lệ chết tự nhiên và chết bệnh lý nhờ sự tiến bộ của y tế và các dịch vụ xã hội sẽ đấy nhanh tốc độ gia tăng dân số theo cấp số nhân và quy mô dân số ngày càng phát triển với số lượng lớn.
3.Yếu tố tâm lý
Quan niệm “ trọng nam khinh nữ” vẫn còn phổ biến, đặc biệt ở những vùng nông thôn và những nơi gặp nhiều khó khăn; ảnh hưởng của nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao đông sinh nhiều).
Yếu tố tâm lí xã hội là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô dân số. Đăc biệt, đối với người châu Á nói chungg và Người Việt Nam nói riêng. Xuất phát từ một nền nông nghiệp lúa nước, luôn phải đấu tranh chống lại thiên tai và địch họa, người dân luôn muốn có “con đàn cháu đống” để có nguồn lao động giúp đỡ gia đình trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Đồng thời, đó còn xuất phát từ quan niệm “con cái là lộc trời cho” nên sinh đẻ tự do khong có kế hoạch. Thêm vào đó là sự thấm nhuần lễ giáo và hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu là phải có con trai để “nối dõi tông đường” nên chưa đẻ được con trai thì đẻ thêm đề có người thờ tự, giữ gìn duy trì dòng họ. Những quan niệm lạc hậu đó đã gây cản trở cho việc thực hiện chính sách Dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta, và góp phần làm cho quy mô dân số ngày một gia tăng.
4. Điều kiện kinh tế - xã hội
Như đã phân tích ở trên, sự phát triển của dịch vụ y tế và các dịch vụ khác đã giúp giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao tuổi thọ bình quân. Sở dĩ, có được thành tựu đó là nhờ sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế. Điều kiện kinh tế là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của các ngành nghề khác. Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên và mức sống cũng được nâng lên có điều kiện quan tâm tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nên giảm được tỷ lệ chết và tăng tuổi thọ bình quân. Ngoài ra, việt Nam là quốc gia rất coi trọng đầu tư cho nền giáo dục vì thế mà trình độ dân trí tăng (hiểu biết hơn), người dân có khả năng tự bảo vệ mình trước nhiều nguy cơ nên tỷ lệ tử vong giảm. Tuy nhiên, trình độ dân trí ở 1 số vùng (vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo...) còn thấp do thiếu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển nên nhiều chính sách dân số của nhà nước, người dân hiểu không rõ, dẫn tới thực hiện sai... Tổng hợp những thành tựu và hạn chế đó đều có tác động tới việc gia tăng quy mô dân số theo chiều hướng tăng lên. Đó là tính hai mặt của sự phát triển điều kiện kinh tế xã hội ở một nước đang phát triển như Việt Nam.
5. Một số nhân tố ảnh hưởng khác
Các ngành, các cấp chưa quan tâm thực sự đến vấn đề dân số, chính sách ban hành làm cho người dân hiểu không rõ; công tác tuyên truyền, vận động kế hoạch hóa gia đình còn mang tính hình thức và một số nguyên nhân khác
CHƯƠNG III: NHỮNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ CỦA VIỆT NAMHIỆN NAY, NHẬN ĐỊNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HIỆN NAY, NHẬN ĐỊNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Như đã trình bày ở trên, quy mô dân số ảnh hưởng rất nhiều đến phát