Các chỉ tiêu chất lượng quan trọng của nhiên liệu đốt lò

Một phần của tài liệu bài tập sản phẩm dầu mỏ (Trang 31)

- CN phụ thuộc nhiều vào thành phần HC nên có thể gây ra sự khác biệt rất lớn giữa CN giữa hai phương pháp.

3. Các chỉ tiêu chất lượng quan trọng của nhiên liệu đốt lò

Nhiệt trị: là lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một lượng dầu FO xác định trong điều kiện chuẩn, thường được viết dưới dạng kJ/kg, kcal/kg, cal/kg. nhiệt trị thường được xác

định theo tiêu chuẩn ASTM D809. Thông thường nhiệt trị của FO vào khoảng 9800 – 10500 kcal/kg. Giá trị nhiệt trị này thay đổi phụ thuộc vào thành phần hóa học, nhiều hydrocacbon paraffinic, ít hydrocacbon thơm nhiều vòng và trọng lượng phân tử bé thì nhiệt trị càng cao. Ngoài ra, các thành phần phi hydrocacbon có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt trị của FO.

Độ nhớt: Là tính ma sát nội, đặc trưng cho tính chất của chất lỏng chống lại sự chuyển dịch của lớp này so với lớp khác dưới tác dụng của ngoại lực. Giá trị này thường được đo theo phương pháp ASTM D455. Nó là tiêu chuẩn quan trọng và khó đạt được nhất của FO. Độ nhớt có thể được biểu thị dưới dạng độ nhớt động lực học và độ nhớt động học. Khi độ nhớt thấp, quá trình bơm, vận chuyển dầu vào hệ thống lò đốt, quá trình phun dầu thuận lợi, nhiên liệu cháy được hoàn toàn với ngọn lửa ổn định. Ngược lại, khi độ nhớt cao làm cản trở tốc độ phun nhiên liệu, làm tắc vòi phun. Kích thước của các hạt sương phun ra lớn dẫn đến động năng của nó cũng lớn gây nên sự trộn lẫn với không khí không tốt. Khi độ nhớt cao còn làm khả năng bay hơi để tạo hỗn hợp cháy kém, quá trình cháy không hoàn toàn, làm giảm nhiệt cháy và thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường.

Hàm lượng lưu huỳnh: Do chủ yếu được pha trộn từ phần cặn nên dầu FO có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, thậm chí trong gần như toàn bộ các trường hợp hàm lượng lưu huỳnh ở đây cao hơn cả của nguyên liệu crude oil nhiều lần. Cần quá trình xử lý để đạt được yêu cầu. Có 3 mức độ của hàm lượng lưu huỳnh: thấp (< 0.5%), trung bình (0.51 – 2.0%), cao (> 2%). Có chứa lưu huỳnh là điều cực kỳ nguy hiểm bởi sản phẩm cháy của nó gây ra nhiều vấn đề trong đó có ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người, ăn mòn máy móc, … Hàm lượng lưu huỳnh càng cao càng làm giảm nhiệt trị của nhiên liệu FO. Hàm lượng lưu huỳnh trong FO thường được xác đinh bằng phương pháp ASTM D129. Tại Việt Nam quy định hàm lượng lưu huỳnh trong FO không quá 3.5%

Hàm lượng cặn Carbon: là lượng căn còn lại sau khi cho bay hơi và nhiệt phân nhiên liệu. Gía trị này của FO thường năm trong khoảng 5-10% khối lượng FO, có khi lên đến 20% khối lượng. Cặn carbon gây ra hiện tượng bám trên thành buồng đốt dẫn đến giảm khả năng trao đổi nhiệt. Chúng làm cho khi thải có màu đen, tăng hàm lượng bụi, các chất thải rắn trong khí thải. Giá trị này thường được đo bằng phương pháp ASTM D189.

Hàm lượng tro: Là sản phẩm của quá trình đốt cháy FO, các sản phẩm cơ kim và muối có trong dầu mỏ đều tập trung đa phần ở dầu cặn và khi đốt chúng được tạo ra tro. Tro là các hạt muối có Tnc thấp bám vào thành lỗ thiết bị phun dầu, làm tắc vòi phun. Tro bám vào thành ống gia nhiệt sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt của lò. Ở nhiệt độ cao một số kim loại như vanadi có thể kết hợp với sắt để tạo ra các hợp kim tương ứng có nhiệt độ nóng chảy thấp gây thủng lò.Quy định hàm lượng tro trong FO tối đa là 0.15% khối lượng. Hàm lượng tro được đo theo phương pháp ASTM D482.

Hàm lượng nước và tạp chất: nước và cặn trong FO có nguồn gốc từ trong dầu thô ban đầu nhưng không tách loại hết, do sự thở của bồn chứa và do lỗi ở các chỗ nối. Nước và tạp

• Có thể gây tắc các đường dẫn nhiên liệu

• Gây cản trở trong quá trình đốt

• Tạp chất có thể đọng lại trong các bể chứa hoặc các màng lọc gây cản trở sự tiếp nhiên liệu cho lò đốt

• Nước có trong dầu FO có thể gây rỉ cho bể chứa và các thiết bị liên quan

• Tạo nhũ với dầu FO làm tạo các lớp keo lầy nhầy đọng dưới đáy bể, khi tồn chứa lâu ngày sẽ tạo bùn

Một phần của tài liệu bài tập sản phẩm dầu mỏ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w