tin là đề ra rất chính xác (11,8%), không có GV nào cho rằng mình ra đề kém.
Tính hiệu quả của đề thi khi đánh giá kết quả học tập của sinh viên Mức độ hiệu quả Số lượng Phần trăm
Rất chính xác 4 11,8 Khá chính xác 30 88,2 Chính xác một phần 0 0 Không chính xác 0 0 Rất không chính xác 0 0 Tổng số 34 100
Cộng đồng Hậu Giang sau khi ra đề, coi thi, chấm thi xong hầu như không bao giờ phân tích câu hỏi thi cũng như bài thi (92%). Nguyên nhân chính của vấn đề này là phân tích câu hỏi thi cũng như bài thi (92%). Nguyên nhân chính của vấn đề này là do chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, mặt khác còn do vấn đề về thời gian và kinh phí cho vấn đề này.
- Khảo sát cho thấy có đến 55% GV chấp nhận việc chấm bài chưa khách quan, 20% GV đồng ý với quan điểm tổ chức thi chưa nghiêm túc, 5% cho rằng hình thức, phương pháp thi chưa phù hợp và đề thi chưa phản ánh được nội dung cần đánh giá, chỉ có 1% GV cho là tần suất KT-ĐG còn ít.
- 90% GV cho rằng hình thức thi TNKQ là rất cần thiết đối với môn học của mình. Nhưng vì do chưa được bồi dưỡng về kỹ thuật xây dựng bộ câu hỏi TNKQ (100%) nên việc soạn thảo câu hỏi TNKQ hoàn toàn mang tính cá nhân, GV hiểu về kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ đến đâu thì biên soạn đến đó, dẫn đến chất lượng câu hỏi chưa đạt được yêu cầu.
- Theo kết quả điều tra, 95% GV nhận thức rằng việc biên soạn và sử dụng câu hỏi TNKQ sẽ cho kết quả đánh giá khách quan và công bằng. Nhưng do một số nguyên nhân dưới đây mà GV ít sử dụng câu hỏi TNKQ để đáng giá kết quả học tập của sinh viên:
+ 60% GV gặp khó khăn khi thiết kế câu hỏi TNKQ đạt yêu cầu kỹ thuật. + 100% GV chưa được bồi dưỡng về cách xây dựng câu hỏi TNKQ. + 50% GV thiếu thời gian soạn thảo câu hỏi TNKQ.
+ 15% GV thiếu kỹ năng phân tích, ngại thay đổi.
1.6.4. Đánh giá và thảo luận kết quả
Từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy hiện nay đa số GV ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang vẫn đang dùng phương pháp tự luận để KT-ĐG kết quả học tập của sinh viên. Điều này hạn chế tính toàn diện và khách quan của nội dung kiểm tra và đề thi. Đề kiểm tra do GV trực tiếp ra đề nên còn mang tính chủ quan, chưa đảm bảo được tính công bằng đối với các lớp, trường, hoặc vùng miền khác nhau. Ngoài ra, việc KT-ĐG bằng đề thi tự luận cũng dễ dẫn tới việc gian lận trong thi cử.
Hầu hết GV khi chấm thi xong đều không phân tích câu hỏi và nhận xét bài làm của sinh viên. Nguyên nhân là do GV chưa được bồi dưỡng, chưa có quan điểm đúng về KT-ĐG. Chưa sử dụng kết quả KT-ĐG để điều chỉnh hoạt động dạy - học.
Việc tổ chức thi và chấm thi chưa khách quan, chưa có sự nghiêm túc trong khâu coi thi. Điều này đã ảnh hưởng đến sự công bằng trong việc KT-ĐG.
Nhiều GV nhận thấy rõ sự cần thiết của việc soạn thảo câu hỏi TNKQ để KT-ĐG kết quả học tập của sinh viên, nhưng thiếu sự hiểu biết về kỹ thuật thiết kế câu hỏi TNKQ nên việc soạn thảo còn mang tính cá nhân, dựa vào thói quen và kinh nghiệm, chưa có tiêu chí cụ thể, chất lượng của đề thi chưa cao.
Như vậy, việc KT-ĐG đã cản trở đến việc đổi mới phương pháp giáo dục, cản trở việc tự đánh giá, tự điều chỉnh của GV và sinh viên.
Với thực trạng như trên, để nâng cao hiệu quả của việc KT-ĐG thì phải có biện pháp khắc phục. Chúng tôi có một vài ý kiến đề xuất như sau:
- Đầu tiên, đổi mới quan điểm về KT-ĐG. Tức là phải có nhận thức đúng về KT-ĐG. Nhất là quan điểm về việc KT-ĐG bằng hình thức TNKQ.
- Thứ hai, đổi mới nội dung KT-ĐG, nội dung KT-ĐG phải toàn diện về mục tiêu dạy học.
- Thứ ba, đổi mới hình thức, phương pháp KT-ĐG. Nên sử dụng phương pháp TNKQ để KT-ĐG kết quả học tập của sinh viên. Qua thăm dò ý kiến của các GV, họ đều mong muốn nhà trường bồi dưỡng kiến thức về biên soạn đề thi TNKQ, phân tích và xử lý kết quả thi TNKQ.
- Thứ tư, đổi mới khâu tổ chức thi, ra đề thi và chấm thi.
Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả các phương pháp KT-ĐG, chúng tôi thấy việc xây dựng bộ câu hỏi TNKQ dùng cho KT-ĐG kết quả học tập là rất cần thiết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày có hệ thống các vấn đề sau: 1. Về lí luận:
- Giáo dục chuyên nghiệp - Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và xu hướng phát triển. - Một số khái niệm về KT-ĐG kết quả học tập của SV (mục đích, vị trí, vai trò, chức năng, yêu cầu sư phạm và mối quan hệ giữa KT-ĐG và chất lượng dạy học).
- Các phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của SV. - KT-ĐG bằng phương pháp TNKQ.
2. Về thực tiễn:
Điều tra Thực trạng việc KT-ĐG kết quả học tập của sinh viên tại trường CĐCĐ Hậu Giang.
Trên đây là các vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc KT-ĐG kết quả học tập của người học ở chương 2.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG CĐCĐ HẬU GIANG
2.1. Giới thiệu học phần Hóa học đại cương trường CĐCĐ Hậu Giang[8,38]
2.1.1. Vị trí và nhiệm vụ của học phần
Hóa học đại cương có vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong chương trình hóa học ở các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trước hết, nó có vai trò củng cố và phát triển các khái niệm, định luật hóa học cơ bản mà SV đã tiếp thu từ chương trình hóa học phổ thông trung học cơ sở (THCS), như các kiến thức về nguyên tố hóa học, chất hóa học và phản ứng hóa học...
Mặt khác, hóa đại cương được coi là cơ sở lý thuyết để nghiên cứu hóa cô cơ và hóa hữu cơ. Cụ thể là chương trình hóa đại cương cung cấp những kiến thức cơ bản về những học thuyết quan trọng của hóa học mà không có chúng thì không thể hiểu và học hóa học được ( thuyết cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, lí thuyết các quá trình hóa học,...)
Nếu như chương trình hóa học phổ thông, lấy khái niện về nguyên tử và phân tử làm cơ sở thì chương trình hóa học ở cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được nghiên cứu dưới ánh sáng của những quan điểm hiện đại về cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử và các lí thuyết hiện đại khác.
2.1.2. Mục tiêu của học phần
- Về kiến thức: Cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về cấu tạo vật chất, quy luật các quá trình hóa học, tính chất các loại dung dịch, các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng hóa học cũng như nguyên tắc biến năng lượng phản ứng hóa học thành điện năng.
- Về kỹ năng: Giải được các bài tập để hiểu sâu sắc phần lý thuyết và giúp củng cố kiến thức. Vận dụng kiến thức của môn học để học tốt các môn học của ngành, chuyên ngành.
- Về thái độ: Hình thành và rèn luyện ở SV các thái độ hứng thú trong học tập môn Hóa học, có thái độ khách quan, trung thực, tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, tính chính xác, có tinh thần hợp tác trong học tập môn Hóa học. Có ý thức vận dụng kiến thức Hóa học vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập và ý thức giữa gìn bảo vệ môi trường sống xung quanh.
2.1.3. Nội dung và cấu trúc học phần hóa học đại cương ở trường CĐCĐ tỉnh Hậu Giang
2.1.3.1. Nội dung
Hóa học đại cương cung cấp những kiến thức lí luận về cấu tạo nguyên tử, trật tự sắp xếp của Bảng hệ thống tuần hoàn, các khái niệm cơ bản và đặc điểm của các dạng liên kết hóa học. Ngoài ra cung cấp đặc điểm, tính chất của một số nguyên tố hóa học và các dạng hợp chất vô cơ của chúng.
Cung cấp các kiến thức về cấu tạo lớp vỏ điện tử của nguyên tử, mối quan hệ giữa lớp vỏ điện tử và tính chất nguyên tử. Giải thích cấu hình hình học của phân tử, sự có cực của phân tử, sự liên kết giữa các phân tử tạo vật chất; nghiên cứu sơ lược về tính chất lý, hóa của các chất vô cơ và cấu tạo của chúng.
Cung cấp một số kiến thức cơ sở thuộc các lĩnh vực nhiệt động học, động hóa, dung dịch và điện hóa.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, tuy nhiên mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của hóa học lại có những phương pháp nghiên cứu riêng. Kiến thức hóa học đại cương liên quan đến nhiều lĩnh vực hóa học nên ngoài phương pháp thực nghiệm có thể sử dụng nhiều phương pháp khác.
học, do đó, rất quan trọng đối với SV các ngành công nghệ. Nội dung của học phần tương đối ổn định, tùy mục đích đào tạo có thể được sắp xếp lại, rút gọn hay mở rộng.
2.1.3.2. Cấu trúc chương trình
CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
1.1. Cấu tạo nguyên tử 1.1.1. Các cấu tử chính 1.1.2. Mẫu nguyên tử Bohr
1.1.3. Mẫu cấu tạo nguyên tử theo cơ học lượng tử 1.1.4. Số lượng tử và quang phổ nguyên tử Hidro 1.1.5. Nguyên tử nhiều điện tử
1.1.6. Quy tắc Klechkowshi và trật tự năng lượng các phân lớp 1.2. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1.2.1.Định luật tuần hoàn và bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học 1.2.2. Cấu hình điện tử các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
1.2.3. Biến thiên tuần hoàn về cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố.
CHƯƠNG 2. LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ
2.1. Các loại liên kết hóa học 2.2. Liên kết cộng hóa trị theo VB 2.3. Liên kết cộng hóa trị theo MO 2.4 Một số ví dụ
CHƯƠNG 3. NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
3.1. Nguyên lí I
3.1.1. Các đại lượng đặc trưng
3.1.2. Hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học 3.2. Nguyên lí II
3.2.1. Các đại lượng đặc trưng
3.2.2. Chiều hướng phản ứng hóa học
CHƯƠNG 4. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG – CÂN BẰNG HÓA HỌC
4.1. Một số khái niệm chung
4.1.2. Định luật tác dụng khối lượng, bậc phản ứng 4.1.3. Phân loại động hóa học phản ứng
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 4.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ
4.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ 4.3. Chất xúc tác
4.3.1. Khái niệm và phân loại các quá trình xúc tác 4.3.2. Cơ chế của quá trình xúc tác
4.3.3. Khái niệm về phản ứng dây truyền và phản ứng quang hóa 4.4. Cân bằng hóa học
4.4.1. Phản ứng thuận nghịch 4.4.2. Hằng số cân bằng
4.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học – Nguyên lý Le Chatelier
CHƯƠNG 5. DUNG DỊCH
5.1. Một số khái niệm chung 5.1.1. Dung dịch
5.1.2. Tương tác giữa dung môi và chất tan 5.1.3. Tính chất của dung dịch chất không điện li 5.1.4. Tính chất của dung dịch chất điện li
5.1.5. Tính chất của dung dịch keo 5.2. Cân bằng hóa học trong dung dịch 5.2.1. Cân bằng hóa học trong dung dịch
5.2.2. Các điều kiện của phản ứng trong dung dịch
CHƯƠNG 6. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ VÀ ĐIỆN HÓA
6.1. Phản ứng oxi hóa khử
6.1.1. Phản ứng oxi hóa, căp oxi hóa khử 6.1.2. Thế oxi hóa khử trong dung dịch 6.2. Chuyển hóa hóa năng thành điện năng 6.2.1. Điện phân
6.2.2. Pin và ắc quy
2.2. Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần Hóa học đại cương[8,9,14,18] cương[8,9,14,18]
2.2.1. Nguyên tắc biên soạn
Để xây dựng được bộ câu hỏi TNKQ phù hợp thì phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo tính khoa học: TNKQ là một công cụ đo lường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học nói chung và trong khoa học giáo dục nói riêng. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức học phần Hóa học đại cương phải đảm bảo những yêu cầu, quy trình và kỹ thuật soạn thảo câu hỏi TNKQ một cách khoa học.
- Đảm bảo tính vừa sức: Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan được xây dựng phải đảm bảo độ tin cậy, độ phân biệt, độ khó phù hợp với trình độ nhận thức của SV, đảm bảo đánh giá đúng các mức độ đạt được về kiến thức của SV: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong học phần Hóa học đại cương.
- Đảm bảo tính toàn diện: Bộ câu hỏi trắc nghiệm phải phủ hết nội dung kiến thức của học phần Hóa học đại cương.
- Đảm bảo tính khả thi: Bộ câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng sau khi đã tiến hành thử nghiệm và lựa chọn đưa vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, phải đảm bảo hiệu quả sử dụng trong hoạt động KT-ĐG kết quả học tập môn Hóa học đại cương của SV theo chương trình đào tạo tín chỉ. Đồng thời bộ câu hỏi trắc nghiệm có thể giúp cho GV và SV làm tài liệu giảng dạy, học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản về Hóa học đại cương.
2.2.2. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương 1: Cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn
2.2.2.1. Yêu cầu về kiến thức:
- Nắm được các mô hình cấu tạo của nguyên tử. - Viết được cấu hình điện tử của các nguyên tử. - Ý nghĩa của các số lượng tử.
- Biết được lịch sử ra đời của bảng hệ thống tuần hoàn của các nguyên tố hoá học. - Nắm được mối liên hệ giữa cấu hình electron với vị trí của nguyện tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại.
- Nắm được các quy luật biến đổi về : bán kính, năng lượng ion hoá, ái lực điện tử, độ âm điện.
Câu 1. Trong các phát biểu cho sau đây, các phát biểu đúng là:
1) Các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Z và có số khối A khác nhau được gọi là các đồng vị.
2) Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của một nguyên tố có số nơtron khác nhau.
3) Nguyên tử lượng của một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn là trung bình cộng của nguyên tử lượng của các đồng vị theo tỷ lệ tồn tại trong tự nhiên.
4) Trừ đồng vị có nhiều nhất của một nguyên tố X, các đồng vị khác đều là những đồng vị phóng xạ.
A. 1 B. 1,2 C. 1,4 D. 1,2,3
Câu 2. Khối lượng nguyên tử của đồng vị 2H gồm:
A. Khối lượng của 1 proton + 1 nơtron B. Khối lượng của electron
C. Khối lượng của electron + 1 nơtron D. Khối lượng của 1 proton
Câu 3. Chọn phát biểu đúng về tính chất của các đồng vị của cùng 1 nguyên tố: A. Các đồng vị của cùng một nguyên tố thì giống nhau về tất cả các tính chất lí, hóa học.
B. Các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân, có số khối như nhau được gọi là các đồng vị.
C. Các đồng vị có cùng số proton và cùng số nơtron.
D. Đồng vị chiếm cùng một ô trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.