Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (Trang 92)

Đời sống tình cảm của học sinh THPT là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của các em. Do đó, để nâng cao vai trò hỗ trợ của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh THPT, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Đối với gia đình và bố mẹ:

Cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tình cảm bạn bè và tình yêu đối với con cái và sự cần thiết phải quan tâm đến những lĩnh vực này. Chỉ có quan tâm một cách đầy đủ và toàn diện những mối quan hệ của các em, người thân mới hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc các em đang có. Bố mẹ và đặc biệt các bậc phụ huynh thuộc nhóm nghề lãnh đạo cần dành nhiều thời gian hơn nữa để nói chuyện và để tâm đến những vấn đề của con. Gia đình nói chung và bố mẹ nói riêng cần có sự phối hợp thường xuyên với nhà trường để nắm bắt thông tin về con mình. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần tự nâng cao hiểu biết về tâm sinh lý của các con ở lứa tuổi này thông qua nhiều phương tiện khác nhau như: Sách, báo, tham vấn chuyên gia, học hỏi kinh nghiệm từ người khác... Ngoài ra, họ cũng cần phải tự trang bị cho mình những kỹ năng để giao tiếp với con cái phù hợp và hiệu quả hơn. Bố mẹ cần chủ động xây dựng mối quan hệ dân chủ, bình đẳng và tôn trọng con cái. Bên cạnh đó, người bố cần tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái để gần gũi và tạo sự tin tưởng của con.

Đối với học sinh THPT:

Theo một số nghiên cứu, học sinh THPT có nhu cầu được chia sẻ những vấn đề mình đang phải đối mặt với gia đình. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận các em không tâm sự những vấn đề riêng tư với bất cứ người thân nào. Nguyên nhân chủ yếu từ phía gia đình nhưng có thể một trong những lý do về phía bản thân học sinh THPT là các em chưa tìm được cách thức phù hợp để chia sẻ. Do đó, bản thân các em cần phải học hỏi để nâng cao các kỹ năng giao tiếp, bày tỏ

Đối với nhà trường:

Tăng cường phối hợp và thông tin cho gia đình về những hoạt động của con ở trường. Bên cạnh đó, có thể tổ chức một số hoạt động huy động sự tham gia của bố mẹ và con cái để củng cố và tăng cường mối quan hệ bằng nhiều hình thức như: hội thảo, diễn đàn, những sinh hoạt tập thể... Qua đó, bố mẹ và con cái sẽ có cơ hội hiểu về nhau hơn. Ngoài ra, tổ chức những lớp tập huấn về kỹ năng sống cho các em học sinh, trong đó có kỹ năng giao tiếp, ứng xử đối với người thân trong gia đình. Mặt khác, nhà trường cũng cần có những hình thức hoạt động liên quan đến lĩnh vực tình cảm của học sinh. Chẳng hạn, xây dựng và duy trì phòng tham vấn tâm lý hoặc đường dây chia sẻ để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em.

Đối với các phương tiện truyền thông:

Tăng cường truyền thông về những giá trị tốt đẹp trong quan hệ gia đình; những quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, tích cực truyền thông những kiến thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục con cho bố mẹ, những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi... Ngoài ra, nội dung truyền thông cần hướng tới việc xây dựng hình ảnh mới về người bố trong gia đình. Đó là hình ảnh người bố hài hòa hơn - có quyền uy nhưng cũng gần gũi với con cái hơn. Trong đó, vai trò giới của người đàn ông trong gia đình nên thay đổi so với truyền thống để giảm khoảng cách giữa bố và con gái.

Đối với các nhà hoạch định chính sách:

Chức năng tâm lý, tình cảm của gia đình nên được đưa vào làm một trong những nội dung của văn bản pháp luật về gia đình như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Qua đó, trách nhiệm của gia đình, đặc biệt là bố mẹ trong việc hỗ trợ đời sống tình cảm của con cái được quy định rõ ràng. Chỉ có như vậy, vấn đề này mới có thể được xã hội quan tâm hơn và thực hiện trong thực tế. Ngoài ra, công tác nâng cao dân trí và trình độ học vấn cho người dân cần được tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa. Vì đó là điều kiện cần giúp bố mẹ có những kiến thức cũng như khả năng tiếp cận kiến thức, kỹ năng hỗ trợ con cái trong đời sống tình cảm của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Trần Thị Kim Anh (2004), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái ở đô thị hiện nay, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp

[2]Trần Thị Vân Anh, Hà Thị Minh Khương (2009), Quan hệ cha mẹ với con ở tuổi vị thành niên, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, quyển 19, số 6.

[3]Mai Huy Bích (2010), Xã hội học gia đình, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

[4]Phạm Thanh Bình (2007), Stress trong học tập của học sinh THPT, Tạp chí

Tâm lý học số 12 (105), 12 – 2007

[5]Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Unicef Việt Nam (2011), Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam: Một số kết quả phân tích sâu Điều tra Gia đình Việt Nam 2006.

[6]Trần Thị Hồng Chuyên (2010), Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái phòng tránh tệ nạn ma túy, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp

[7]Dương Tự Đam (1999), Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên, Nhà xuất bản Thanh niên.

[8]Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2008), Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9]Lưu Song Hà (2007), Nhu cầu của học sinh trung học cơ sở về quan hệ của cha mẹ đối với các em, Tạp chí Tâm lý học, số 4 (97), 4 – 2007]

[10]Lưu Song Hà (2008), Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

[11]Lệ Đỗ Thị Lệ Hằng (2009), Các tác nhân gây stress và cách ứng phó với stress của trẻ vị thành niên, Tạp chí Tâm lý học số 7 (124), 7 – 2009

[12]Dương Thị Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức (2007), Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Tâm lý học, số 2 (95), 2 – 2007

[13]Dương Thị Diệu Hoa (2011), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[14]Nguyễn Ánh Hồng (2012), Mức độ hiểu biết và quan tâm của cha mẹ ở thành phố Hồ Chí Minh đối với học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Tâm lý học, số 5 (158), tr.88 – 99

[15]Trần Thị Hồng (2012), Hành vi tự tử của thanh thiếu niên Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số 5.

[16]Lê Hương (2000), Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên, Tạp chí Tâm lý học số 2.

[17]Vũ Tuấn Huy, 2002, Vai trò của người cha trong gia đình, Tạp chí Xã hội học, số 4 (80), tr. 29 – 39

[18]Đoàn Thị Thanh Huyền (2006), Giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình nông thôn hiện nay, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ

[19]Đỗ Ngọc Khanh (2010), Ứng xử của con qua cách nhìn của cha mẹ, Tạp chí Tâm lý học, số 6 (135), 6- 2010

[20]Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

[21]Lê Ngọc Lân và cộng sự (2012), Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề cần quan tâm. Báo cáo đề tài cấp Bộ

[22]Nguyễn Thị Mai Lan (2010), Định hướng giá trị, nhân cách của học sinh trung học phổ thông, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội

[23]Nghiêm Sỹ Liêm (2001),Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ [24]Maurice Porot (2004), Trẻ em và quan hệ gia đình, Nhà xuất bản Thế giới [25]Nguyễn Đức Mạnh (2004), Gia đình và chăm sóc, giáo dục trẻ em tuổi mầm non trong gia đình hiện nay, Tạp chí Khoa học phụ nữ (3), tr.21-26

[26]Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Cao Minh, Victoria.K.Ngô và các cộng sự (2009), Lo lắng của cha mẹ Việt Nam về các vấn đề phát triển tâm lý của con trẻ, Tạp chí Tâm lý học số 11 (128), 11 – 2009

[27]Nguyễn Hữu Minh (2006), Gia đình – nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên, Tạp chí Xã hội học số 3 (95).

[28]Nguyễn Hữu Minh và cộng sự (2008), Báo cáo thường niên về nghiên cứu gia đình và giới, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới

[29]Nguyễn Phương Thảo (2013), Ứng xử của cha mẹ đối với con cái vị thành niên – Qua cuộc khảo sát tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí

Nghiên cứu Gia đình và Giới, quyển 23, số 5, tr.63 - 73

[30]Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội.

[31]Lê Thi (2011), Mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái, Tạp chí

Nghiên cứu Gia đình và Giới, Quyển 21, số 1, tr.17

[32]Lê Thi (2011), Quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình nhìn từ góc độ giới, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5.

[33]Lê Minh Thiện, Đỗ Duy Hưng (2009), Nhận thức về “tình yêu tuổi học trò” của học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Quyển 19, số 5.

[34]Lê Minh Thiện, Lê Thị Thu Hiền (2012), Cách ứng xử giữa cha mẹ với con cái trong các gia đình vùng đồng bằng sông Hồng, Tài liệu Hội thảo khoa học Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập tại Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2012

[35]Lê Ý Thu (2000), Cuộc sống gia đình, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội. [36]Đặng Bích Thủy (2012), Quan hệ cha mẹ - con cái vị thành niên: Cơ sở lý luận và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới

số 2.

[37]Đặng Thị Bích Thủy (2012), Báo cáo tóm tắt đề tài: Quan hệ cha mẹ - con cái vị thành niên ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề cần quan tâm.

[39]Lã Thị Thu Thủy (2010), Mức độ gắn kết giữa con đã trưởng thành và cha mẹ, Tạp chí Tâm lý học, số 8 (137), 8 – 2010.

[40]Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, Tổng cục Thống kê, ADB (2009),

Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2

[41]Tổng cục Thống kê (2012), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012, Các kết quả chủ yếu

[42]Tăng Thị Tuyết Trinh (2010), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp

[43]Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2000), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[44]Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay, Tài liệu lưu hành nội bộ

[45]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI.

Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 95

[46]Lê Ngọc Văn (2003), Nghiên cứu gia đình Việt Nam, những vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 1/2003

[47]Lê Ngọc Văn (2010), Toàn cầu hóa và biến đổi gia đình, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới quyển 20, số 4.

[48]Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

[49]Phạm Thanh Vân (1998), Quyền được chăm sóc, giáo dục trẻ em ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 2

[50]Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh

[51]Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng [52]Amal Gamal Shehata, Fatma Hussein Ramadan (2010), Pattern of relationship and daily interactions between parents and adolescents, Tạp chí

[53]David Cheal (2002), Sociology of family life, Palgrave Publishers

[54]Gerald R.Adams, Thomas P.Guilotta, Carol Markstrom-Adams (1994),

Adolescent life Experiences, Brooks/Cole Publishing, California

[55]Jami F. Young, Kathuy Berenson, Patricia Cohen và Jesenia Garcia (2005), Vai trò của hỗ trợ từ cha mẹ và nhóm đồng đẳng trong việc dự đoán sự trầm cảm của vị thành niên, Tạp chí Nghiên cứu Vị thành niên, số 15 (4)

[56] Bài viết “”http://suckhoedoisong.vn/2009051304204597p82c84/nao-pha- thai-o-tuoi-vi-thanh-nien-chuyen-dau-long!.htm

[57] Bài viết “”http://www.toitim.net/suc-khoe-vi-thanh-nien-nhung-dieu-can- biet-1397370.html

[58]Bài viết “Adolescent Peer Culture – Parents’ Role”, website:

http://education.stateuniversity.com/pages/1737/Adolescent-Peer-Culture- PARENTS-ROLE.html

Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Bạn thân mến,

Chúng tôi là sinh viên cao học của khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện đề tài “Vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông” nhằm góp phần giúp gia đình trở thành chỗ dựa tinh thần bền vững cho học sinh THPT. Chúng tôi rất mong muốn bạn trả lời tất cả các câu hỏi trong phiếu này đúng với thực trạng của bản thân. Các thông tin mà bạn cung cấp sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

I. VỀ HỌC TẬP

Câu 1. Trung bình một ngày, bạn dành bao nhiêu thời gian trò chuyện với bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình?

1. Bố mẹ:……. Giờ

2. Các thành viên khác:………… giờ

Câu 2. Trong các cuộc trò chuyện giữa bạn và bố mẹ, chủ đề nào dưới đây được nhắc đến và mức độ như thế nào?

Các nội dung Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng Không bao giờ 1. Việc học hành 2. Quan hệ bạn bè 3. Tình yêu 4. Khác (xin ghi rõ)

Câu 3. Mức độ bố mẹ nắm bắt các thông tin học tập của bạn như thế nào?

Nhận định Nắm Không rõ Hoàn toàn không biết

1. Thông tin về trường, lớp, các lớp học thêm bạn đang theo học

2. Thông tin về cô giáo chủ nhiệm của bạn 3. Thông tin về chương trình học của bạn 4. Thông tin về kết quả học tập của bạn

Câu 4. Mức độ bố mẹ quan tâm đến việc học của bạn? Nhận định Hàng ngày Vài lần/ tuần Vài lần/ tháng Không bao giờ

1. Kiểm tra sách vở của bạn 2. Đôn đốc, nhắc nhở bạn học bài 3. Hướng dẫn, giảng giải bài học cho bạn

4. Thúc ép bạn học bài

Câu 5. Bạn thường chia sẻ lo lắng liên quan đến học tập với ai trong gia đình? (Xếp các phương án trả lời dưới đây theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 6, trong đó người xếp thứ 1 là người bạn thường xuyên chia sẻ, tâm sự nhất)

1. Bố 2. Mẹ 3. Anh/em trai 4. Chị/em gái 5. Ông/bà 6. Bạn bè/người yêu 7. Khác (xin ghi rõ) ...

Câu 6. Hình thức chia sẻ giữa bạn và người thân về những bận tâm liên quan đến học hành?

1. Trò chuyện trực tiếp 2. Qua điện thoại 3. Qua thư tay, email

4. Hình thức khác (xin ghi rõ)...

Câu 7. Sau khi nghe bạn chia sẻ, phản ứng của họ như thế nào? (có thể chọn nhiều phương án)

1. Lắng nghe bạn 2. An ủi, động viên bạn

3. Định hướng, tư vấn các cách thức giải quyết vấn đề để bạn lựa chọn 4. Quyết định cách giải quyết cho bạn

5. Khác (xin ghi rõ)...

Câu 8. Nếu không chia sẻ với thành viên gia đình, lý do tại sao? 1. Họ thờ ơ, không để ý đến việc học hành của bạn

2. Bạn sợ họ sẽ trách mắng bạn

3. Họ không thể giúp giải tỏa lo lắng cho bạn

Câu 9. Bố mẹ đã làm gì khi biết kết quả học tập của bạn không tốt? (Mỗi dòng đánh dấu X vào ô thích hợp)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1. An ủi, động viên 2. Trách cứ 3. Chửi mắng 4. Đánh đập 5. Trừng phạt (VD: Kiểm soát thời gian, không cho đi chơi, không cho tiền tiêu vặt, tịch thu điện thoại, cắt mạng internet...)

Câu 10. Bố mẹ đã làm gì khi biết bạn đạt thành tích học tập tốt? (Có thể chọn nhiều phương án)

1. Tỏ ra tự hào

2. Khen ngợi bằng lời 3. Thưởng quà, tiền 4. Không làm gì cả 5. Khác (xin ghi rõ)

II. VỀ BẠN BÈ

Câu 1. Trong gia đình, ai là người biết bạn thân hoặc người bạn hay chơi?

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình đối với đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)