Tối ưu hoá hệ thống.

Một phần của tài liệu hệ điều khiển cho truyền động t-đ có tham số mô men quán tính j biến đổi (Trang 79)

đẳng và chính xác, tuy nhiên lại không để ý đến độ thỏa mãn của luật điều khiển quyết định và thời gian tính toán lâu (xem hình 4.7).

4.2.1.4.Tối ưu hoá hệ thống.

Sau khi bộ điều khiển mờ đã được tổng hợp, có thể ghép nối nó với đối tượng điều khiển thực hoặc với một đối tượng mô phỏng để thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm cần đặc biệt kiểm tra xem có tồn tại lỗ hổng nào trong quá trình làm việc hay không, tức là phải xác định xem tập các luật điều khiển được xây dựng có đầy đủ hay không để khắc phục. Nguyên nhân của hiện tượng lỗ hổng có thể do việc thiết lập các nguyên tắc điều khiển chung quanh điểm làm việc không phủ lên nhau hoàn toàn, hoặc là có một số kết quả sai sót trong các nguyên tắc điều khiển được thiết lập. Một nguyên nhân nữa có thể xảy ra là bộ điều khiển làm việc không ổn định, vì nó nằm quá xa điểm làm việc. Trong mọi trường hợp trước hết nên xem xét lại các luật điều khiển cơ sở. Sau khi đã đảm bảo được các bộ điều khiển làm việc ổn định và không có các lỗ hổng, bước tiếp theo là tối ưu trạng thái làm việc của nó theo các chỉ tiêu khác nhau. Chỉnh định bộ điều khiển theo các chỉ tiêu này chủ yếu được thực hiện thông qua việc hiệu chỉnh hàm thuộc và thiết lập thêm các nguyên tắc điều khiển bổ sung hoặc sửa đổi lại các nguyên tắc điều khiển đã có. Việc chỉnh định sẽ rất có kết quả nếu như được thực hiện trên một hệ kín. Khi xử lý các kết quả chỉnh định cần đặc biệt để ý khi các hệ thống không phụ thuộc vào thời gian hoặc các hệ thống có hằng số thời gian trễ Tt lớn. Những tính chất này của hệ sẽ làm cho các biến đổi khi chỉnh định thường khó nhận biết. Trong các trường hợp đó tốt nhất là nên thực hiện từng bước và ghi lại biên bản mọi trường hợp rồi sau đó sẽ xem xét rút ra qui luật hiệu chỉnh.

Một phần của tài liệu hệ điều khiển cho truyền động t-đ có tham số mô men quán tính j biến đổi (Trang 79)