Quá trình hình thành và phát triể n

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu sông hồng (Trang 31)

Công ty CP phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng là thành viên của Tổng Công ty Sông Hồng- Bộ Xây Dựng , được thành lập tiền thân là chi nhánh của Công ty Xây lắp và Cung ứng vật tư tại thành phố Hà Nội ( Theo quyết định thành lập số 316/QĐ-TCT-HĐQT ngày 20 tháng 9 năm 1999 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây Dựng Sông Hồng nay là Tổng Công ty Sông Hồng). Tháng 9/2004 Quyết định thành lập công ty. Ngày 19/01/2006 chuyển thành công ty Cổ Phần. Với các ngành nghề kinh doanh:

+ Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, nền móng hạ tầng kỹ thuật; thi công lắp đặt đường dây cao thế, hạ thế, lắp đặt trạm biến thếđiện;

+ Tư vấn đầu tư xây dựng và quản lý, thi công công trình cấp thoát nước, các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);

+ Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và bất động sản; + Kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trải qua 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực Xây dựng- Đầu tư- Xuất nhập khẩu và Thương mại, với đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề có trình độ chuyên môn cao, giầu kinh nghiệm đã từng buớc xây dựng công ty ngày càng phát triển lớn mạnh cả chiều sâu và chiều rộng.

3.2.1.3.Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

Sơđồ số 1: Sơđồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔĐÔNG PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH HÀNH CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH XÂY LẮP PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 1 ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 2 ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 3 ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 5 CHI NHÁNH HÀNG XUẤT KHẨU BẮC NINH BAN KIỂM SOÁT ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 4 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Hội đông quản trị: quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, quyết định chiến lược phát triển và phương án đầu tư của công ty. HĐQT họp mỗi quý một lần do chủ tịch HĐQT triệu tập.

- Giám đốc công ty: là người phụ trách chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và đơn vị trực thuộc. Là đại diện pháp nhân của công ty. Chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.

- Phó giám đốc hành chính: phụ trách hoạt động hành chính của công ty.

- Phó giám đốc phụ trách xây lắp: phụ trách quản lý hoạt động xây lắp và các phòng ban liên quan.

- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức về nhân sự, tham mưu cho ban giám đốc trong việc đào tạo, tuyển dụng nhân viên, sắp xếp nhân sự công ty. Quản lý chếđộ lao động, tiền lương, văn thư lưu trữ…

- Phòng kế hoạch đầu tư: tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư ngắn hạn và dài hạn, tổ chức khai thác thị trường trong kinh doanh.

- Phòng kế toán: có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán kế toán tài chính theo quy định của nhà nước. Chịu trách nhiệm thu nhận và xử lý hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán tài chính và tổ chức phân tích hoạt động kinh tế theo yêu cầu của giám đốc.

- Phòng kỹ thuật: tính toán đấu thầu công trình, kiểm tra giám sát kỹ thuật tại công trường, tổ chức nghiệm thu tính toán khối lượng hoàn thành, nghiên cứu các hồ sơ thiết kế, đề xuất các giải pháp kỹ thuật, các phương án thi công, hướng dẫn các đội thi công nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng công trình và đảm bảo an toàn lao đông.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: phụ trách hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh các mặt hàng đó.

- Chi nhánh hàng xuất khẩu Bắc Ninh: là một chi nhánh của công ty, chuyên về lĩnh vực xuất khẩu.

- Các đội xây dựng : đây là lực lượng lao động trực tiếp, xây dựng nên các công trình của công ty. Quản lý trực tiếp mỗi đội xây dựng là 1 đội trưởng. Đội trưởng là người chịu trách nhiệm trước công ty về mọi mặt: tiền vốn, vật tư, lao động và các yêu cầu khác đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mỗi đội.

3.2.2.Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty

3.2.2.1.Các nhân tố khách quan

a)Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước:

Nhà nước quản lý và điều tiết các DN thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách tài khoá. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chếđộ, chính sách hiện hành sẽ tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng VKD của DN.

- Chính sách thuế của Nhà nước quy định các loại thuế và các mức thuế suất mà công ty sẽ phải nộp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những thay đổi của các loại thuế và mức thuế suất phải nộp sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu thuế suất GTGT thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Thuế TNDN giảm từ 28% xuống còn 25%, góp phần nâng cao lợi nhuận sau thuế của công ty, từ đó nâng cao hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Chính sách về lãi suất, tín dụng ngân hàng: để đáp ứng nhu cầu về vốn, công ty CP phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng đã tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có một lượng vốn không nhỏ là vay ngân hàng. Mức lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tói hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Mức lãi suất cao sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty và ngược lại. Với chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các DN trong năm 2009 là một cơ hội thuận lợi để công ty có thể vay được vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh với múc lài ưu đãi.

b) Biến động của nền kinh tế:

- Tỉ lệ lạm phát: Tỉ lệ lạm phát cao sẽ làm giá trị đồng tiền gỉam mạnh, làm cho giá cả leo thang. CPI những tháng đầu năm 2010 liên tục tăng, vật liệu xây dựng là một trong những nhóm hàng tăng mạnh, tháng 3 tăng 9,78%. Nguyên liệu đầu

vào: xi măng, thép, bê tông, cát…giá tăng cao gây khó khăn cho công ty khi tiến hành xây dựng công trình. Chi phí xây dựng cao hơn, làm gỉam lợi nhuận của công ty, giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Khủng hoảng kinh tế: từ tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính bắt nguồn từ Mỹ lan rộng sang các nước và mang tính toàn cầu. Làm giảm các nguồn đầu tư , các dự án ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.

c) Môi trường chính trị- văn hoá- xã hội: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các yếu tố văn hoá, xã hội quyết định đến phong tục tập quán, thói quen, sở thích… là những đặc trưng của đối tượng phục vụ của công ty. Do đó gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Môi trường chính trị xã hội ổn định là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư, các dự án xây dựng được mở rộng, công ty sẽ có nhiều cơ hội tăng doanh thu, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Ngoài ra , hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan khác như: môi trường tự nhiên ( thiên tai, bão lụt…), môi trường kỹ thuật công nghệ …

3.2.2.2.Các nhân tố chủ quan

a) Cơ cấu vốn

Đây là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Có một cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của công ty là điều kiện tiên quyết đầu tiên đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh sử dụng có hiệu quả hay không, giúp công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình. Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực xây dựng, đầu tư và thương mại, trong đó doanh thu về xây dựng là chủ yếu. Song, VCĐ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của công ty (<20%). Đây là một cơ cấu vốn chưa hợp lý với một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, đã ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

b)Trình độ quản lý tổ chức sản xuất:

Công ty có 38 kỹ sư với nhiều năm kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, 20 cử nhân kinh tế và một đội ngũ công nhân lành nghề. Tình hình nhân sự ổn định, do chính sách thoảđáng về nhân sự của công ty, công ty đã xây dựng được đội ngũ ban

lanh đạo có trình độ, hết lòng vì công việc chung, luôn sâu sát, tìm ra những phương án, đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình với công việc, làm việc nghiêm túc nên đã tránh được sự lãng phí trong sử dụng lao động. Hiện nay công ty vẫn không ngừng nâng cao hơn nữa trình độ của nhân viên để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

c) Tính khả thi của dự án đầu tư:

Việc lựa chọn dự án kinh đầu tư có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một dự án đầu tư hợp lý, sẽ tránh cho công ty tình trạng ứ động vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, nâng cao số vòng quay của vốn. Công ty kinh doanh cả trong lĩnh vực thương mại, biết lựa chọn các sản phẩm phù hợp, giá thành hợp lý, chất lượng đảm bảo, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng sẽđảm bảo được thị trường tiêu thụ cho công ty, qua đó nâng cao được hiẹu quả sử dụng vốn kinh doanh. Khi tiến hành đầu tư xây dưng khu chung cư, nhà cao tầng với một lượng vốn lớn nếu không có sự tính toán, phân tích hợp lý, dự án không khả thi thì vốn sẽ bịứđong, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

3.3.Kết quảđiều tra trắc nghiệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 3.3.1.Kết quảđiều tra, khảo sát

Bảng 1: Kết quả điều tra khảo sát về tình hình và hiệu qua sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng

Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Số

phiếu TL (%)

Có 5/5 100

1.Công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD có cân thiết cho công

ty không? Không 0/5 0 Có 5/5 100 2.Công ty có bộ phận riêng để phân tích hiệu quả sử dụng VKD không? Không 0/5 0 Phòng kinh doanh 0/5 0 3.Công tác phân tích hiệu quả sử

phận nào?( hoặc nên giao cho bộ phận nào?) Phòng ban khác:Phòng kỹ thuật, phòng hành chính,phòng xuất nhập khẩu. 0/5 0 Cao 0/5 0 4.Công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD của công ty đã đạt hiệu quả cao chưa? Chưa cao 5/5 100 Cao 0/5 0 Trung bình 2/5 40 5. Hiệu quả sử dụng VKD của công ty là: Thấp 3/5 60 Chính sách pháp luật 5/5 100 Sự biến động của nền kinh tế 5/5 100 Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ 2/5 40 6.Những nhân tố khách quan

nào ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VKD của công ty?

Môi trường chính trị, văn hoá, xã hội 3/5 60 Cơ cấu vốn kinh doanh 5/5 100 Trình độ quản lý 4/5 80 Tính khả thi của dự án đầu tư 3/5 60 Cơ sở vật chất ,kỹ thuật 2/5 40 7.Những nhân tố chủ quan nào

ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VKD của công ty? Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ 2/5 40 Tăng cường đầu tư tài sản cố định nhằm xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. 4/5 80 Tăng cuờng các biện pháp tiết kiệm

chi phí để gia tăng lợi nhuận.

5/5 100 Mở rộng,khai thác thị trường,đẩy mạnh tiêu thụ đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu. 4/5 80 8.Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty? Tăng tốc độ thu hồi nợ khách hàng. 5/5 100

Qua bảng kết quảđiều tra khảo sát ta có thể nhận thấy rằng:

Công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD là cần thiết cho công ty và được công ty hết sức quan tâm. Công ty đã có bộ phận riêng để phân tích hiệu quả sử dụng VKD, cụ thể là giao cho phòng kế toán đảm nhiệm. Tuy nhiên công tác phân tích còn nhiều hạn chế, chấtlượng công việc chưa cao. Thực tế là hiệu quả sử dụng VKD của công ty còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm lực của công ty.

Về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của công ty: những nhân tố khách quan: chính sách pháp luật, sự biến động của nền kinh tế, môi trường chính trị, văn hoá, xã hội là những nhân tố có số phiếu chọn chiếm tỷ lệ cao; các nhân tố khách quan như: trình độ quản lý, cơ cấu VKD, tính khả thi của dự án đầu tư đều có tỷ lệ bình chọn cao. Đó là các nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả sử dụng VKD của công ty.

Về các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty: các giải pháp như: Tăng cường đầu tư tài sản cốđịnh nhằm xây dựng cơ cấu vốn hợp lý ; mở rộng khai thác thị trường, tăng cường tiêu thụ các mặt hàng xuất nhập khẩu; tăng cường tiết kiệm chi phí để gia tăng lợi nhuận; tăng tốc độ thu hồi nợ khách hàng là những biện pháp có tỷ lệ số phiếu chọn gần như tuyệt đối.

Kết quả cuộc điều tra trắc nghiệm sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để em đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty CP phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng.

3.3.2.Kết quả phỏng vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phỏng vấn anh Lê Anh Tuấn, chức vụ kế toán trưởng công ty.

PV: Thưa anh, anh đánh giá thế nào về hiệu quả sử dụng VKD của công ty trong 2 năm qua?

TL: Tình hình sử dụng VKD của công ty trong 2 năm qua chưa đạt hiệu quả cao. So với năm 2008 thì năm 2009 doanh thu của công ty tăng đáng kể, lợi nhuân có tăng nhưng tăng không nhiều. Mức tăng của doanh thu và lợi nhuận nhỏ hơn mức tăng của VKD.

PV: Anh đánh giá thế nào về cơ cấu VKD của công ty? Khi mà VCĐ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ so với VLĐ?

TL: Công ty vừa hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Doanh thu của hoạt động xây dựng chiếm khoảng 60 – 70% doanh thu của công ty hằng năm, tỷ lệ VCĐ như vậy là chưa thật sự hợp lý. Công ty cũng

đang nghiên cứu để có một cơ cấu vốn hợp lý hơn, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong thời gian tới.

PV: Anh có thể nhận định những thành công và hạn chế của công ty trong việc sử dụng VKD?

TL: Tình hình sử dụng VKD của công ty trong thời gian qua có được những thành công nhất định: vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu của công ty không ngừng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu sông hồng (Trang 31)