3.3.1. Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch đường sinh dục lợn nái bình thường và bệnh lý dục lợn nái bình thường và bệnh lý
Kết quả khảo sát những bệnh sản khoa thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng (bảng 3.6) cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 thấy: Bệnh viêm tử cung là bệnh thường xảy ra và chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 02 giống lợn và ở tất cả các địa điểm nghiên cứu. Theo chúng tôi có lẽđây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm khả năng sinh sản của đàn lợn nái gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Nhằm tìm ra phương pháp điều trị có hiệu quả bệnh viêm tử
cung ởđàn lợn nái sinh sản, giảm thiểu tác hại do bệnh gây ra, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu về bệnh viêm tử cung.
Một quá trình viêm nói chung, viêm tử cung nói riêng thì hậu quả của nó là tổn thương tổ chức và kèm theo là nhiễm khuẩn. Với mục đích tìm hiểu về tình trạng nhiễm khuẩn trong bệnh viêm tử cung, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu (3-5 ml/mẫu) dịch tử
cung, âm đạo của lợn nái bình thường sau đẻ 12 - 24 giờ và lấy mẫu (3-5 ml/mẫu) dịch tử
cung, âm đạo của lợn bị viêm tử cung âm đạo để xét nghiệm các vi khuẩn thường gặp trong tử cung lợn và tình trạng bội nhiễm của nó khi tử cung bị viêm.
Phương pháp xác định số loài vi khuẩn: mỗi loài vi khuẩn khi mọc trên các môi trường thì khuẩn lạc có đặc tính mọc đặc trưng. Dựa vào những đặc điểm đặc trưng đó để xác định loài vi khuẩn có trong mẫu dịch tử cung.
+ Môi trường thạch thường:
Staphylococcus: khuẩn lạc dạng S, tròn bóng, rìa gọn, mặt lồi, màu vàng; Streptococcus: khuẩn lạc dạng S, nhỏ, màu hơi xám, bóng;
Salmonella: khuẩn lạc dạng S, có thể dạng R, tròn, trong hoặc hơi xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa;
E. coli: khuẩn lạc dạng S, có thể dạng R, tròn, ướt, màu tro hay trắng nhạt, hơi lồi.
+ Môi trường thạch MacConkey:
- E. coli: hình thành những khuẩn lạc dạng S, màu hồng cánh sen; - Salmonella: khuẩn lạc tròn, trong, không màu, nhẵn, hơi lồi ở giữa;
- Pseudomonas: khuẩn lạc to, rìa nhăn, màu nâu xám.
+ Môi trường thạch Brilliant Green Agar:
- E. coli: khuẩn lạc dạng S, màu vàng chanh; Salmonella: khuẩn lạc dạng S, màu hồng nhạt.
+ Môi trường Chapman:
- Staphylococcus: khuẩn lạc to, rìa gọn, nếu là tụ cầu gây bệnh làm môi trường biến màu vàng, nếu là tụ cầu không gây bệnh: môi trường màu đỏ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
+ Môi trường Edwards Medium:
- Streptococcus: vi khuẩn mọc tốt, khuẩn lạc nhỏ, mịn, ướt, mặt hơi lồi, trong sáng.
Sau khi nuôi cấy mẫu trên môi trường thạch thường trong tủ ấm 37oC/18 - 24 giờ, quan sát hình thái và kích thước khuẩn lạc ta có thể phân loại và xác định
được số lượng của từng loại. Sau đó tiến hành phân lập, giám định các khuẩn lạc
đó bằng cách chọn các khuẩn lạc điển hình cho từng loài vi khuẩn cấy sang các môi trường chuyên dụng.
Kết quả xét nghiệm 11 mẫu dịch tử cung âm đạo của lợn nái bình thường sau đẻ 12– 24 giờ và 11 mẫu tử cung âm đạo của lợn nái bị viêm được trình bày ở
bảng 3.7 và biểu đồ 3.7.
Bảng 3.7. Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình thường và bệnh lý
Loại dịch Loại vi
khuẩn
Dịch âm đạo, tử cung sau đẻ Dịch âm đạo, tử cung viêm Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Staphylococcus 11 8 72,72 11 11 100,00 Streptococcus 11 7 63,64 11 11 100,00 Salmonella 11 5 45,46 11 11 100,00 Escherichia coli 11 6 54,55 11 11 100,00 Pseudomonas 11 0 0,00 11 2 18,18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 0 20 40 60 80 100 T ỷ l ệ %
staphylococcus streptococcus escherichia coli salmonella pseudomonas