Tác động đến khả năng quản lý, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình

Một phần của tài liệu Hỗ trợ sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ từ góc độ công tác xã hội ( nghiên cứu trường hợp tại xã thuận hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình) (Trang 58)

10. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Tác động đến khả năng quản lý, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình

Thông qua chương trình tín dụng ngoài việc nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, bên cạnh đó khả năng quản lý và tiết kiệm chi tiêu trong gia đình của các chị em được nâng cao. Từ việc thành lập các tổ tiết kiệm qua nguồn vốn vay và tổ tiết kiệm của các chi hội qua việc hàng tháng các chị em quay vòng vốn bằng cách mỗi thành viên trong chi hội đóng 20.000đ/tháng rồi lần lượt mỗi tháng một người nhận và ưu tiên cho những chị có hoàn cảnh khó khăn nhận trước. Từ việc thành lập tổ tiết kiệm đã giúp cho các chị em biết cách tiết kiệm và tạo thêm một nguồn thu nhập từ việc tiết kiệm đó.

Qua quá trình điều tra phỏng vấn, một số chị em chia sẻ: "Thật sự trước

đây gia đình tôi có những lúc rất túng thiếu, nhưng có những lúc có thu nhập từ nguồn thu hoạch mùa màng hay bán heo, gà cũng có một nguồn thu nhập kha khá nhưng không hiểu sao chỉ trong vòng vài tháng thì nguồn thu nhập đó gia đình chi tiêu hết không còn một đồng nào, những tháng sau lại tiếp tục túng thiếu. Từ khi tôi được hỗ trợ vay vốn thì được các chị em trong tổ vay vốn cũng như cán bộ phụ trách vay vốn và đặc biệt là cán bộ công tác xã hội qua mỗi buổi sinh hoạt trong chi hội các các chị em chia sẻ kinh nghiệm về việc tiết kiệm và cùng với sự tư vấn của các bộ công tác xã hội cho các chị em về lợi ích của việc tiết kiệm đã giúp tôi biết cách tiết kiệm trong chi tiêu đặc biệt là tiết kiệm khi có nguồn thu nhập. Tôi đã thực hiện việc tiết kiệm bằng cách mua heo đất, mỗi tháng tôi để dành 50 ngàn đồng để bỏ vào heo đất và cùng với việc tiết ở tổ vay vốn, mỗi tháng tôi cũng có thêm một nguồn thu từ việc tiết kiệm. Nhờ đó mà khả năng tiết tiệm của tôi được nâng cao và có được một khoản dự phòng từ nguồn tiết kiệm để khi túng thiếu".

(Nguồn: PVS, nữ, 52 tuổi, hội viên chi hội Thuận Tiến)

Ngoài việc nâng cao khả năng tiết kiệm thì khả năng quản lý tài chính của các chị em cũng thay đổi đáng kể. Mặc dù vị trí thân phận đã dần thay đổi theo sự phát triển của xã hội nhưng không ít gia đình hiện nay vẫn còn mang tư tưởng phong kiến, cho rằng đàn ông là người trụ cột trong gia đình nên phải quản lý và quyết định mọi công việc trong gia đình còn người phụ nữ là người nội trợ, chăm sóc cho chồng con, không có quyền quyết định mọi công việc trong gia đình mà chỉ làm theo quyết định của chồng. Do đó không ít gia đình khi phụ nữ là người đứng ra làm hồ sơ vay vốn nhưng khi nhận tiền về người quản lý nguồn vốn lại là chồng nên phụ nữ không có quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, không có quyền quản lý chi tiêu trong gia đình.

Khi được phỏng vấn về cách sử dụng nguồn vốn vay và việc quản lý chi tiêu trong gia đình thì chị Ng. T. Ng ở chi hội Thượng Lào cho biết: "Gia

đình tôi thuộc diện hộ nghèo năm 2011 tôi được hỗ trợ làm hồ sơ vay vốn nhưng khi nhận tiền về tôi không được nắm giữ số tiền đó mà người nắm số tiền đó là chồng tôi. Mặc dù số tiền đó cũng dùng để mua phân bón đầu tư cho cây trồng và sau khi thu hoạch thì việc bán bao nhiêu để lại bao nhiêu tôi cũng không có quyền quyết định. Năm 2012 tôi được chi hội cử đi học lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, thông qua lớp tập huấn đó tôi cũng học được rất nhiều điều về kỹ thuật trồng trọt, chăn và việc quản lý chi tiêu trong gia đình. Vài tháng sau cán bộ phụ trách vốn vay và cán bộ công tác xã hội đi giám sát về mục đích sử dụng nguồn vốn vay thì tôi được 2 chị cán bộ công tác xã hội tư vấn về cách sử dụng nguồn vốn để mang lại hiệu quả và cách quản lý chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Từ đó, chồng tôi có phần tin tưởng và dần dần để cho tôi nắm giữ một ít tiền và tự mua sắm môt số vật dụng trong gia đình".

(Nguồn: PVS, nữ, 50 tuổi, hội viên chi hội Thượng Lào)

Qua điều tra phỏng vấn thì trước đây đa số các chị em phụ nữ là người đóng vai trò nội trợ trong gia đình là chủ yếu, mặc dù họ cũng tham gia lao động sản xuất cùng với chồng nhưng quyền quản lý và quyết định mọi công việc đều do người chồng. Sau khi phụ nữ được hỗ trợ vay vốn và hỗ trợ sử dụng nguồn vốn vay, thông qua các lớp tập huấn, họ có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, mạnh dạn hơn và từ đó họ nâng cao được khả năng quản lý chi tiêu trong gia đình.

Bên cạnh đó, qua phỏng vấn, một số chị em cho biết không phải chồng nắm giữ quyền hành và quản lý chi tiêu hoàn toàn trong gia đình nhưng bản thân người vợ không làm được nên chồng phải gánh vác. Họ chia sẻ về cách quản lý chi tiêu của họ còn vụng về rất nhiều, khi vào mùa thu hoạch thì cũng có đồng ra đồng vào nên chi tiêu thoải mái, chưa biết cách tiết kiệm nhưng

sau mùa thu hoạch thì lại túng thiếu, khi có việc đột xuất và ốm đau thì không biết vớ vào đâu. Sau khi vay vốn, được tham gia các lớp tập huấn và được sự tư vấn của cán bộ công tác xã hội các chị em đã nâng cao được khả năng quản lý chi tiêu, tiết kiệm trong gia đình.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ từ góc độ công tác xã hội ( nghiên cứu trường hợp tại xã thuận hóa, huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)