Hình 3.1 Điều khiển sony RM-845S
ĐKTX phát ra các bit 0 và 1. Tuy nhiên nó không thể đưa lên LED hồng ngoại và phát trực tiếp các bit này được (vì không phát đi xa được). Vì vậy nó cần phải có 1 sóng mang với tần số khoảng 36KHz như hình dưới đây đi kèm :
Hình 3.2 ĐKTX phát các chuỗi bit kèm theo sóng mang
Mỗi 1 lần phát, điều khiển sẽ phát đi 1 chuỗi các bít “0” và “1”. IC nhận cũng sẽ nhận đúng số lượng và đúng thứ tự các bit này.
Hình 3.3 Dạng sóng được ĐKTX phát ra
Người ta phân ra chuỗi bít này làm hai phần :
- Phần 1 là địa chỉ để phân biệt các thiết bị khác nhau (cùng là hãng SONY nhưng ĐKTX của TV không làm ảnh hưởng đến đầu DVD).
- Phần 2 là phần lệnh (lúc này sẽ chỉ rõ lệnh phát ra là gì khi ta ấn nút trên điều khiển).
Hình 3.4 Chuỗi bít phát ra được phân loại theo từng phần
Mỗi khi ấn nút khác nhau trên ĐKTX thì IC thu sẽ nhận được các chuỗi bit khác nhau:
Hình 3.5 Sự khác nhau giữa các chuỗi bit của từng phím
Mỗi loại ĐKTX sẽ tuân theo 1 chuẩn mã khác nhau (RC5 là 1 chuẩn phổ biến).
Hình ảnh dưới đây là chuẩn SIRC (Sony Infrared Code) mà điều khiển SONY sử dụng:
3.2 RELAY
Hình 3.7 Relay thực tế
Rơ-le là loại linh kiện đóng ngắt điện cơ đơn giản. Nó gồm 2 phần chính là nam châm điện và các tiếp điểm. Trong một số loại máy tính đời đầu đã sử dụng rờ-le để thực hiện phép toán nhị phân (boolean). Cấu tạo của rơ-le: Rơ-le có cấu tạo hết sức đơn giản, gồm 4 bộ phận sau đây:
+ Nam châm điện
+ Lõi sắt
+ Lò xo
+ Các tiếp điểm Hình sau đây minh họa rõ hơn 4 bộ phận của rơ-le trong thực tế:
Như hình 3.7 ta thấy relay có 2 phần đó là đế dưới và nam chân điện.Khi công tắc đóng on nam chân có từ trường hút thanh sắt. Thanh sắt dịch chuyển giữa hai vị trí nhờ công tắt tơ động khi có lực từ trường thanh sắt ở vị trí 2(thường hở) đèn sáng . Ngược lại, lò xo sẽ kéo thanh sắt lên vị trí 1 (thường đóng) làm hở mạch, đèn tắt. Khi mua một rờ-le ở chợ, chúng ta phải lưu ý các thông số sau:
+ Điện áp và dòng điện cần thiết hoạt động (hút thanh sắt)
+ Điện áp và dòng điện tối đa mà rơ-le có thể chịu đựng
+ Số lượng thanh sắt (đóng ngắt tốt hơn)
+ Số lượng tiếp điểm (trường hợp trong hình là 2 tiếp điểm)
+ Tiếp điểm thường đóng(NC) hay thường hở(NO) Ứng dụng của rơ-le:
Nhìn chung, công dụng của rơ-le là "dùng một năng lượng nhỏ để đóng cắt nguồn năng lượng lớn hơn". Ví dụ như chúng ta có thể dùng dòng điện 5V, 50mA để đóng ngắt dòng điện 120V,2A. Rơ-le được dùng khá thông dụng trong các ứng dụng điều khiển động cơ và chiếu sáng. Nó cũng thường thấy trong động xe hơi, khi chỉ cần nguồn 12V là có thể điều khiển được dòng rất lớn. Ở các thế hệ xe hơi đời sau, nhà sản xuất kết hợp rơ-le với cầu chì chung một vỏ để dễ dàng bảo trì. Khi cần đóng cắt nguồn năng lượng lớn, rờ-le thường được ghép nối tiếp. Nghĩa là một rơ- le nhỏ điều khiển một rơ-le lớn hơn, và rơ-le lớn sẽ điều khiển nguồn công suất.
Relay là linh kiện dùng trong điều khiển, nó sẽ “tác động” (đóng công tắc lại chẳng hạn) ngõ ra khi tín hiệu điều khiển ngõ vào (tín hiệu có thể dạng điện, từ, ánh sáng, nhiệt..) đạt đến ngưỡng nào đó (set point). Nói tóm lại, Relay là công tắc điều khiển gián tiếp (nghĩa là không cần tay con người vặn như công tắc cơ).
Hình 3.8 Opto quang thực tế
Opto hay còn gọi là cách ly quang là linh kiện tích hợp có cấu tạo gồm led và photo diot hay photo transitor. Được sử dụng đẻ các ly giữa các khối chênh lệch nhau về điện hay công suất nhu khối có công suất nhỏ với khối điện áp lớn.
Nguyên lý hoạt động:Khi có dòng nhỏ di qua . đầu của led có trong opto làm cho led phát sáng. Khi led phát sáng làm thông . cực của photo diot, mở cho dòng điện chạy qua.
Hình 3.9 Mắt nhận
Mắt thu hồng ngoại có vỏ bọc bằng kim loại để chống nhiễu.Mắt thu hồng ngoại là một IC tích hợp cả Photodiot thu hồng ngoại, bộ khuếch đại và bộ lọc dải. Mắt thu hồng ngoại có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
Mắt thu hoạt động ở tần số điều chế 36khz hoặc 38Khz.Tầm thu cho phép khoảng 10m. dòng tiêu thụ <3mA.Tín hiệu ra ở mức logic.
- mức thấp 0 -> 0.3v
- Mức cao 0.8-> 4.9v
+ Cấu tạo bằng chất bán dẫn có 3 chân: • Chân đưa tín hiệu ra (OUT). • Chân nối mass (GND).
• Chân nối nguồn +5V (VCC).
+ Chân tín hiệu OUT được nối với chân ngắt ngoài của vi điều khiển (Encoder).
3.3 Một số linh kiện khác
• IC ổn áp 7805 và 7812 • Biến áp
• Loa
• Led 7 thanh,led đơn • Tụ,điện trở...
CHƯƠNG IV
THIẾT KẾ HỆ THỐNG4.1 Mạch nguyên lý