CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Pháp luật tài nguyên rừng (Trang 34)

4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

4.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Khái niệm “bền vững” được thế giới bắt đầu sử dụng từ những năm đầu thế kỷ18 để kiểm soát lượng gổ lấy đi nhưng đến cuối thế kỷ 20 ở Việt Nam mới dùng khái niệm “Điều chế rừng” để quản lý.

Phương án điều chế rừng đầu tiên của Việt Nam( thực hiện 07/1989) là phương án điều chế rừng lâm trường Mã Đà( Đồng Nai) với sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài để phát triển phương thức điều chế rừng ở Việt Nam.

Cho đến nay, ngành lâm nghiệp vẫn đang dùng thuật ngữ “Điều chế rừng”, coi nó như một công cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý rừng của các chủ rừng. Nghĩa là, tất cả các chủ rừng cho đến nay đều quản lý rừng theo cách lập phương án điều chế được thực hiện theo những quy định tại Quyết định 40/2005/QĐ-BNN, ngày 7/7/2005 của BộNN-PTNT về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. Mặc dù khái niệm

biết (Báo cáo Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững của Việt Nam do ORGUT thực hiện trong khuôn khổChương trình quản lý bền vững rừng tựnhiên và tiếp thịlâm sản- GTZ tài trợ).

Nhiệm vụ chính xây dựng một mẫu phương án tiêu chuẩn, hướng dẫn lập kế hoạch điều chế và đưa ra những đề xuất cho việc điều chế lâm trường Mả Đà.

Cho đến nay, ngành lâm nghiệp vẫn đang dùng thuật ngữ” Điều chế rừng” , xem như công cụ, một phương pháp truyền thống để quản lý rừng của các chủ rừng. Rất nhiều người không biết được hoạt động chính để tiến tới quản lý rừng bền vững là như thế nào? Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thông sang quản lý rừng bền vững hiện nay đang được thúc đẩy bởi một công cụ thị trường là” Chứng chỉ rừng” do Hội đồng quản trị rừng( FSC) đề cập đến.

4.1.1. Chứng chỉ rừng:

Chứng chỉ rừng là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng. Nhiều nước trên thế giới đã khá thành công trong việc cấp chứng chỉ rừng nên đã góp phần đáng kể quản lý rừng bền vững. Tính đến 11/2007, Hội đồng quản trị rừng quốc tế(FSC) đã cấp 913 chứng chỉ rừng cho 78 nước với tổng diện tích 93.898.717 ha. Trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, FSC đã cấp 81 chứng chỉ với diện tích 3.144.345 ha trong đó Trung Quốc, Newzelands, Indonesia, Úc là các nước dẫn đầu về diện tích rừng được cấp chứng chỉ..

Thực tế hiện nay cho thấy: Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là những khái niệm rất mới mẻ, chưa có tiền lệ và chưa có thực tế nên chưa hề có kinh nghiệm. Thậm chí đang có sự tranh cãi về những điểm khác nhau của hai khái niệm này; nhiều người cho rằng: Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng là tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; khi một đơn vị được cấp chứng chỉ rừng thì có nghĩa là ở đơn vị đó đạt quản lý rừng bền vững. Đây là những vấn đề cần được tiếp tục thảo luận trên các diễn đàn lâm nghiệp.

4.1.2. Quản lý rừng cộng đồng

Cộng đồng: Là cộng đồng dân cư cùng nhau cư trú lâu đời. Khái niệm này còn được hiểu mở rộng là các nhóm hộ/dòng họ cùng chung sống trong một thôn làng, có các quan hệ huyết thống hoặc có truyền thống, tập quán quản lý chung một phần tài nguyên đất, rừng

Quản lý rừng cộng đồng là một phương thức quản lý rừng hướng đến nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống các cộng đồng.

Chủ thể quản lý là cộng đồng thôn làng hoặc nhóm hộ/dòng họ được giao quyền sử dụng đất và có trách nhiệm quản lý và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên đất đai, rừng theo luật đất đai

Các giải pháp quản lý kinh doanh rừng cần kết hợp giữa kiến thức sinh thái địa phương và kiến thức kỹ thuật lâm nghiệp.

Phương pháp giám sát tài nguyên rừng đơn giản, kế hoạch quản lý kinh doanh rừng được lập phù hợp với năng lực, nguồn lực, trình độ của cộng đồng và cơ sở hạ tầng ở địa phương

Nguyên tắc quản lý rừng cộng đồng

Quản lý rừng cộng đồng phải phù hợp với chính sách và luật pháp nhà nước. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan được áp dụng trong tiến trình

4.2. CÁCH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM

Căn cứ theo Luật Tổ chức Chính phủ,(25/12/20010), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng( 03/12/2004), Nghị định số 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Chính phủ ban hành ngày 2/11/2009.

Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài có hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản, môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.

NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT:

Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật; người vi phạm phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét nhân thân người vi phạm; căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết để áp dụng các hình thức phạt chính, hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì tổng hợp thành mức phạt chung. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm đó.

Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Hành vi vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

b) Hành vi vi phạm gây hậu quả vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính c) Hành vi phá rừng trái pháp luật gây thiệt hại nhiều loại rừng (rừng sản xuất, rừng

phòng hộ, rừng đặc dụng) tuy diện tích bị thiệt hại đối với mỗi loại rừng không vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính

d) Hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái pháp luật đối với cả gỗ quý, hiếm nhóm IIA, gỗ thông thường, tuy khối lượng của mỗi loại gỗ không vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi loại gỗ, nhưng tổng khối lượng các loại gỗ bị vi phạm vượt quá mức tối đa quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thông thường

Hành vi vi phạm hành chính tuy đã gây thiệt hại vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính, nhưng Bộ luật hình sự không quy định hành vi đó là tội phạm (trừ các hành vi quy định tại khoản 7 của Điều này), thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm đó.

Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,

b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II, xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.

Hành vi vi phạm pháp luật đã khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng và cơ quan có thẩm quyền đề nghị chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng mức xử phạt cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Nghị định này.

Trường hợp vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IA, IB được đình chỉ hoạt động tố tụng hình sự, chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.

CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT

1. Người vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà người vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung; bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các hình thức xử phạt, người vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra, cụ thể:

a. Trồng lại rừng bị thiệt hại hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính;

b. Khôi phục lại công trình, phương tiện phục vụ bảo vệ rừng bị thiệt hại, diện tích rừng bị đào, bới hoặc thanh toán chi phí khôi phục này;

c. Thu hồi tang vật là lâm sản trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

2. Buộc tháo dỡ hoặc thanh toán chi phí tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trong rừng.

3. Buộc thanh toán chi phí chữa cháy rừng; chi phí khắc phục hậu quả do sinh vật hại rừng gây ra.

4. Buộc khắc phục hoặc thanh toán chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường.

5. Buộc tiêu huỷ động vật rừng, bộ phận cơ thể của chúng bị nhiễm bệnh.

4.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ TÌNH HÌNH THỰC

HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 4.3.1. Những ưu điểm đạt được

5. Các địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành công tác quản lý, bảo vệ rừng kịp thời

6. Nhiều địa phương đã thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

7. Công tác phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm hơn

8. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, truy quét lâm tặc tại các vùng trọng điểm được tăng cường

9. Thực hiện chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cải tạo rừng nghèo kiệt để trồng rừng

10. Lập dự án đầu tư góp phần tích cực vào việc phát triển diện tích cao su theo chỉ đạo của Chính phủ, phát triển hạ tầng nông thôn, tăng thu ngân sách địa phương, khả năng sử dụng đất hiệu có quả kinh tế cao hơn.

4.3.2. Những điểm còn tồn tại

a. Về thẩm quyền

- Các văn bản còn rải rác, chưa thống nhất à chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ ràng

- Việc xử phạt chưa rõ rõ ràng, minh bạch, bất cập

- Các Lâm trường quốc doanh được giao làm chủ rừng nhưng chưa làm tròn trách nhiệm

- Lực lượng kiểm lâm chưa được kiện toàn, chưa làm đầy đủ chức năng được giao, chưa thường xuyên kiểm tra

- Địa bàn rừng bị phá chủ yếu tập trung tại các khu vực được phép khảo sát thiết kế, lập dự án thuê đất lâm nghiệp, cải tạo rừng

- Mục đích phá rừng là để lấy đất, đòi bồi thường; tình trạng mua bán, sang nhượng đất trái pháp luật diễn ra phổ biến.

- Biện pháp bảo vệ rừng chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ

- Việc xử lý vi phạm pháp luật về rừng, đất đai thường kéo dài

- Công tác khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân hiệu quả thấp

- Tình trạng dân di cư tự do chưa được kiểm soát. c. Về hình thức xử phạt

- Các biện pháp xử lý khác về hình thức và không phải là hình thức xử phạt hành chính lại được quy định trong Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính đã tỏ ra thiếu logic và khập khiễng

- Hệ thống hình thức xử phạt vi phạm chưa đủ

- Người vi phạm hành chính cố tình dây dưa không chịu nộp phạt theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KIẾN NGHỊ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN - Tổ chức truy quét lâm tặc triệt để

- Kiện toàn hệ thống kiểm lâm từ trung ương đến cơ sở

- Hạn chế tối đa chỉ tiêu khai thác gỗ tự nhiên

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo lực hỗ trợ lực lượng Kiểm lâm địa phương tham gia công tác bảo vệ rừng và truy quét bọn lâm tặc

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

- Kiện toàn bộ máy và cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và trực tiếp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng

- Kết hợp giữa cơ quan xử lý vi phạm với các thiết chế tự quản, giám sát ở địa phương

5. TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA THẦY GIANG VĂN THẮNG VÀ THẦY ĐINH QUỐC TÚC

6. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG : LUẬN VĂN THS CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

7. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH : HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

8. BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ RÀ SOÁT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2012-2020

9. DANH MỤC ĐỘNG THỰC VẬT QUÝ HIẾM THEO NGHỊ ĐỊNH 32 CỦA CHÍNH PHỦ 10.VÀ CÁC NGUỒN KHÁC TỪ INTERNET http://www.khoahoc.net/baivo/tueyen/260309- rungmuanhietdoi.htm http://www.nea.gov.vn/VN/quanlymt/baotondadangsh/ThongtinDDSH http://www.iucn.org http://www.vietnamplus.vn http://www.thiennhien.net/news/155/ARTICLE/13429/2011-01-23.html

Một phần của tài liệu Tiểu luận Pháp luật tài nguyên rừng (Trang 34)