3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.2.3 Thành phần của CTRSH tại huyện Thủy Nguyên
Gồm 03 thành phần chính:
Rác hữu cơ: loại rác này chiếm tỉ trọng lớn, chủ yếu bao gồm các loại: thực phẩm thừa, rau, củ, quả, lá cây…, ngoài ra còn có một số loại chất thải đặc biệt như: bùn ga cống rãnh, phân bắc, phân chuồng. Một phần chất hữu cơ đã được người dân tận dụng phục vụ mục đích chăn nuôi ngay tại gia đình, nhưng lượng chất hữu cơ thải bỏ ra ngoài môi trường vẫn chiếm tỉ lệ khá cao. Đây là loại chất thải có khả năng phân huỷ nhanh, vì vậy nếu không được phân loại trước khi tiến hành chôn lấp sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm mùi và nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp.
Các thành phần: ni lon, chất dẻo, cao su …cũng chiếm tỉ lệ đáng kể, đặc biệt có xu hướng ngày càng tăng, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân huỷ rác trong bãi do thành phần này bền trong môi trường và rất khó phân huỷ.
Rác thải có thể tái chế: giấy, kim loại, nhựa…, lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ vì đời sống của người dân nơi đây chưa cao và phần lớn rác thải loại này được người dân thu gom ngay tại gia đình, bán cho những người thu mua phế liệu.
Bảng 3.3 Thành phần rác thải sinh hoạt của huyện Thủy Nguyên năm 2014
STT Thành phần Tỉ lệ ( % )
1 Chất thải hữu cơ 54,5
2 Giấy, bìa cattông 1,2
3 Chất thải vườn 13,5
4 Nhựa, nilon, cao su 2,6
5 Thủy tinh 1,0
6 Đất, cát, gạch đá, sành sứ 26,7
7 Kim loại, vỏ hộp 0.5
Tổng 100
Sinh viên: Nguyễn Thị Mơ 31
Hình 3.2Tỷ lệ các thành phần RTSH tại huyện Thủy Nguyên năm 2014.
Nhìn chung, thành phần trong CTRSH của huyện Thuỷ Nguyên tương đối giống với thành phần trong RTSH Hải Phòng, tuy nhiên CTRSH ở Thuỷ Nguyên chứa tỉ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân huỷ ( 60%-70% ); ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn ( chiếm khoảng 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ). Ngược lại, tỉ lệ rác có thể tái chế như giấy, kim loại ở Thuỷ Nguyên lại giảm hơn so với tỉ lệ chung của vùng đô thị Hải Phòng.