Tỷlệ ca nhiễm khuẩn:

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh cho các ca phẫu thuật tại khoa ngoại bệnh viện hai bà trưng (Trang 41)

Dựa trên những dấu hiệu lâm sàng được ghi trong hồ sơ bệnh án, chúng tôi đã thu được tỷ lệ NKVM của mỗi nhóm phẫu thuật (tỷ lệ bệnh nhân có NKVM so với

tổng bệnh nhân của nhóm phẫu thuật tương ứng) và tỷ lệ NKVM trong tổng 330 bệnh nhân khảo sát như sau:

Bảng 3.18: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết m ổ

Sô tt Vị trí phẫu thuật SỐBN phẫu thuật S ố B N c ó NKVM Tỷ lệ(%) 1 Sọ não -cột sống 56 1 1,8 2 Gan mật 21 3 15 3 Tiêu hoá 20 3 15,8 4 Ruột thừa 60 4 6,8

5 Sinh dục,tiết niệu 72 8 11,3

6 Xương khớp 54 1 1,9 7 Phần mềm 34 0 0 8 Vị trí khác 13 0 0 9 Tổng 330 20 6,1 Tỷ lệ 1 2 3 4 5 6 7 8 Nhóm phẫu thuật

Nhận xét:

Theo đánh giá lâm sàng, tỷ lệ NKVM là 6,1%, một con số tương đối lớn. Trong các nhóm, phẫu thuật có nhiều ca bị NKVM điển hình là phẫu thuật đường tiêu hoá (15,8%), phẫu thuật gan mật (15%), phẫu thuật đường sinh dục tiết niệu (11,3%)- Đây là 3 loại phẫu thuật thuộc phẫu thuật sạch nhiễm, nhiễm và bẩn- những phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nên cần thiết phải sử dụng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật.

Những phẫu thuật thuộc nhóm phẫu thuật sạch thì tỷ lệ NKVM thường thấp như phẫu thuật xương khớp (1,9%), phẫu thuật sọ não-cột sống (1,8%), phẫu thuật phần mềm không có ca nào. Những phẫu thuật này kháng sinh dự phòng cũng nên được sử dụng để không cần dùng kháng sinh sau mổ trong nhiều trường hợp.

Qua các trường hợp NKVM, chúng tôi nhận thấy, tính chất phẫu thuật (sạch, sạch nhiễm, nhiễm, bẩn ) ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ vì NKVM tập trung ở những loại phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Chẳng hạn, bệnh nhân có số bệnh án 8547 bị sỏi thận. Sau mổ được dùng cefotaxim phối hợp peflacin mà vẫn có hiện tượng vết mổ nề, đỏ, sưng nhiễm. Trong trường hợp này, chỉ định kháng sinh sau mổ không sai nhưng vẫn có NKVM chứng tỏ kháng sinh điều trị sau mổ không có hiệu quả mà phải dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

Cũng có trường hợp xuất hiện NKVM do lựa chọn hoặc phối hợp kháng sinh không hợp lý. Bệnh nhân có số bệnh án 8040, trong phẫu thuật sinh dục, ban đầu chỉ dùng cefotaxim tiêm thì thấy vết mổ sưng nề, đỏ. Khi kết hợp thêm gentamycin thì thấy vết mổ ổn định, giảm nề, không sưng, không đỏ. Hoặc một bệnh nhân khác trong phẫu thuật sinh dục, ban đầu phối hợp cefotaxim với Metr thấy vết mổ nề, ứơt, sốt 39° . Sau chuyển sang phối hợp cefotaxim với gentamycin thì thấy vết mổ ổn định hơn.

Như vậy, sử dụng thuốc không đúng nguyên tắc như không sử dụng kháng sinh dự phòng trong trường hợp cần thiết, lựa chọn hoặc phối hợp kháng sinh không hơp lý...là một trong nhiều yếu tố gây NKVM.

3.2.8.Đánh giá tính kinh tế:

Phần lớn sử dụng thuốc nội với tên gốc nên giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của người nghèo, người dân lao động.

a. Tỷ lệ tiền KS so với tổng tiền thuốc:

Bảng 3.18: Tỷ lệ chi phí kháng sinh Thuốc Chỉ phí (đồng) Tỷ lệ (%) KS 217.000 74,3 Thuốc khác 75.000 25,7 Tổng 292.000 100 Nhận xét:

Trong một đợt điều trị, chi phí cho kháng sinh luôn chiếm một tỷ lệ lớn, trung bình là 74,3% trong tổng chi phí điều trị. Chí phí kháng sinh dùng cb o phẫu thuật chiếm tỷ trọng khá cao trong ngân sách khoa Dược, nếu giảm được chi phi này sẽ góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm thuốc và vì vậy, đây là một nhiệm vụ cần phải làm của người Dược sĩ lâm sàng.

b. Tỷ lệ tiền KS trong dự phòng so với trong điều trị sau mổ:

Trung bình một đợt điều trị sau mổ kéo dài 8 ngày. Phác đồ điều trị thường là:

Cefotaxim lg : 2 lọ X 8 ngày = 16 lọ Gentamycin 80mg : 2 lọ X 8 ngày = 16 lọ Khi đó chi phí kháng sinh cho một đợt sẽ là;

Cefotaxim lg : 16 lọ X 12.000 (đồng) = 192.000 (đồng) Gentamycin 80mg :161ọx 1.500 (đồng) = 24.000 (đồng) Tổng chi phí cho kháng sinh 216.000 (đồng).

Nếu dùng kháng sinh dự phòng thì chỉ cần dùng khoảng 2-3 liều. Nếu dùng cefazolinlg X 2 lọ/1 lần X 3 lần = 6 lọ. Chi phí cho kháng sinh của một bệnh nhân sẽ là:

Như vậy, dùng kháng sinh dự phòng thì chi phí cho kháng sinh chỉ bằng 33,3% so với khi không dùng kháng sinh dự phòng. Rõ ràng, lợi ích của việc sử dụng kháng sinh dự phòng là giúp bệnh nhân đỡ đau đớn, giảm chi phí cho bệnh nhân, giảm bớt công việc cho y tá điều dưỡng, giảm tiêu hao vật tư...

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 4.1.Kết luận:

100% bệnh nhân sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật theo phác đồ điều trị kéo chưa sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, 16,4% trường hợp sử dụng kháng sinh từ trước mổ nhưng với mục đích điều trị sớm chứ không phải dự phòng.

Đường tiêm là đường dùng phổ biến đặc biệt là sau phẫu thuật (84,5%). Thường dùng phối hợp hai loại kháng sinh tiêm (97,9%) và cặp phối hợp chủ yếu là dòng cephalosporin với amoniglycosid.

Kháng sinh tiêm đuợc dùng phổ biến nhất là Cefotaxim lg. Phác đồ điều trị thường là cefotaxim phối hợp với một kháng sinh tiêm khác như gentamycin, peflacin, metronidazol...

Kháng sinh uống đựơc dùng như là một liệu pháp hỗ trợ kháng sinh tiêm trong trường hợp phải sử dụng kháng sinh dài ngày. Đối với kháng sinh uống, nhóm cephalosporin cũng được sử dụng nhiều nhất.

Thời gian sử dụng kháng sinh sau mổ đa số kéo dài từ 7-9 ngày, có trường hợp kéo dài trên 15 ngày.

Có 10 % phải thay đổi kháng sinh, 14% dùng kháng sinh uống hỗ trợ thay thế kháng sinh tiêm trong thời gian cuối của đợt điều trị.

Qua đánh giá lâm sàng, tỷ lệ NKVM là 6,1%, tập trung nhiều vào phẫu thuật đường tiêu hoá, phẫu thuật gan mật, phẫu thuật sinh dục tiết niệu. Đó là những phẫu thuật thuộc loại phẫu thuật sạch nhễm, nhiễm và bẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về tính kinh tế, chi phí cho kháng sinh chiếm 74,3% trong tổng chi phí điều trị. Nếu sử dụng kháng sinh dự phòng thì chi phí này giảm đi rất nhiều.

4.2.Đề xuất:

Cần đưa kháng sinh dự phòng vào trong phẫu thuật. Cần thấy rõ được lợi ích, sự cần thiết, nguyên tắc sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

Tăng cường thông tin về kháng sinh đặc biệt là tình hình kháng kháng sinh, một vấn đề luôn biến động.

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh phải kết hợp vói công tác phòng chống nhiễm khuẩn như nâng cao chất lượng phòng mổ, vệ sinh dụng cụ...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Dược Lâm Sàng Đại Học Dược Hà Nội -2000. Dược Lâm Sàng đại cương.

Nhà xuất bản Y Học. Trang (171-187).

2. Bộ môn Dược lý-ĐH Y Hà Nội-2001 Dược lý.

Nhà xuất bản Y Học. Trang (241-281).

3. Bộ môn Hoá Dược ĐH Dược HN - 1998 . Hoá Dược tập 2 .

Trung Tâm thông tin thư viện ĐH Dược HN. Trang(l 82-271). 4. Bộ Y Tế - Ban tư vấn sử dụng KS - 2000. Hướng dẫn sử dụng KS. Nhà xuất bản Y Học. Trang (1-70; 176-204). 5. Bộ y tế-Bệnh viện Bạch Mai-2002. Kiểm soát chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Bạch Mai.

Trang (20-36).

6. Bộ Y Tế -Cục quản lý Dược -Lĩnh Vực ADPC (chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp).

Thông Tin kháng thuốc của vi khuẩn Tập 9 (5/2002) Nhà xuất bản Y học

Trang 2-8. 7. Bộ Y Tế-1995.

Sử dụng kháng sinh trong hôì sức và ngoại khoa. Nhà xuất bản Y Học .

8. Giáo sư Lê Đăng Hà và cộng sự-1999. Vấn đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Nhà xuất bản Y Học.

Trang (33-73; 147-157). 9. Lê Như Lan

Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ ngoại khoa tại Bệnh viện Hai Bà Trưng từ 101/07/2002-31/09/2002.

Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 10. Tổ chức Y Tế thế giới-1992.

Phẫu thuật tại tuyến huyện. NXB Y H ọ c.

11. Trần Thanh Tú-1997

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tại viên quân y 103 từ 1/1997-3/1997.

Đề tài tốt nghiệp Dược sĩ năm 1997- Trường ĐH Dược HN 12. Vidal VN 1999

Tiếng Anh:

13.Johnh Davids, George F. Sheldon-1999. Surgery-Aproplem solving approach Mosby.

14. Lynda, s. Welage-1992

Surgical infection and antibiotin prophylaxis Clinical pharmacy and Therapeutis .

15. Mims annuel 1999 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Pháp:

16. Bergogne Berezin E; J.M.B-1999

17. Pharmacie Clinique et therapeutique par 1’ Association nationale des enseignants de pharmacie Clinique. 2000

Masson, Pari,

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh cho các ca phẫu thuật tại khoa ngoại bệnh viện hai bà trưng (Trang 41)