Tham khảo thê m: Giáo trình Nhân học Y tế, Trường Đại học Y tế cộng cộng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỨC KHỎE, MÔN HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE (Trang 35)

14

http://www.apsu.edu/wet/OLD_PROJECT_WET_WEBSITE/whatis.html

được ghi trong các bộ luật, các văn bản pháp quy được cộng đồng xã hội thừa nhận và thi hành.

Phong tục, tập quán, ngôn ngữ, hệ tư tưởng, đạo đức, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật

v.v. đều là những bộ phận cấu thành nên cấu trúc của văn hoá. Điều quan trọng từ góc độ xã hội học sức khoẻ là trong văn hoá luôn chứa đựng các yếu tố có tác động rõ rệt tới hành vi sức khoẻ thông qua quan niệm về sức khoẻ, về cách chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ và cách thức phòng chống bệnh tật. Do vậy một nhiệm vụ của xã hội học sức khoẻ là nghiên cứu đặc điểm và tính chất của mối quan hệ giữa văn hoá và sức khoẻ trong đó nhấn mạnh chiều tác động từ văn hoá tới sức khoẻ.

Văn hoá và sức khoẻ

Vai trò của văn hóa trong việc xác định bệnh tật và sức khỏe: Chúng ta xác định sức khỏe và bệnh tật tùy thuộc vào nền văn hóa của chúng ta. Điều này có nghĩa là không phải mọi vùng miền, mọi nơi trên thế giới đều có cách định nghĩa giống nhau thế nào thì coi là có bệnh tật và thế nào được coi là khỏe mạnh. Sức khỏe và bệnh tật không phải là cái gì đó mang tính tuyệt đối như chúng ta nghĩ. Trên thế giới, mỗi một nền văn hóa sẽ cung cấp/trang bị những hướng dẫn/giá trị, chuẩn mực qua đó các thành viên của nền văn hóa đó sử dụng/áp dụng để xác định rằng họ có bị bệnh hay không.

Giả định rằng một buổi sáng thức dậy, bạn nhìn vào gương và nhận thấy trên khuôn mặt mình có những nốt đỏ mọc sần sùi trên da. Với niềm tin của bạn, bạn nghĩ là không có gì nghiêm trọng lắm nhưng vẫn quyết định đến gặp bác sĩ. Sau khi khám xong, bác sĩ kết luận bạn bị mắc một bệnh về da liễu và bạn bắt đầu sợ hãi vì bị mắc căn bệnh này và điều trị theo chỉ định của bác sỹ. Tuy nhiên, liệu có phải ở tất cả mọi nơi trên thế giới, mọi người đều có một kết luận là bạn có bệnh? Không phải. Tại một bộ lạc ở Nam Mỹ, những vết đỏ sần sùi trên da này phổ biến đến nỗi chỉ một vài cá nhân không có những vết đỏ này thì bị coi là bất bình thường và là “có bệnh”. Kết quả là những người theo quan điểm của chúng ta khỏe mạnh thì lại bị gán là có bệnh và họ bị loại trừ ra khỏi các cơ hội được kết hôn.

(Ackernecht 1947; Zola 1983. Trích theo James M. Henslin,2007 )

Trường hợp Việt Nam

Hội chứng “Chim sệ cánh” ở Việt Nam là một ví dụ. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng gần đây cho thấy phát hiện hàng loạt các làng có tỉ lệ người mắc bệnh teo cơ delta rất cao. Có những gia đình gần như cả nhà đều mắc bệnh này (qua hai

hoặc ba thế hệ). Sự phổ biến của căn bệnh xuất hiện ở những người sống xung quanh mình khiến cho những người này không xem là nghiêm trọng. Xét về mặt tĩnh, không có sự giao lưu văn hóa từ bên ngoài thì những người dân này vẫn sẽ sống “hòa bình” với căn bệnh này. Chỉ đến khi có sự tham gia của yếu tố xã hội bên ngoài như hệ thống truyền thông đại chúng, của hệ thống y tế cộng cộng, y học lâm sàng… thì họ mới biết rõ hơn về căn bệnh này. Phản ứng phòng bệnh của họ xuất hiện ngay bằng cách chấp nhận tham gia vào các ca phẫu thuật của các tổ chức y tế.

 Những khác biệt về văn hoá thể hiện trong hành vi của các nhóm xã hội và đều có ảnh hưởng tới niềm tin, quan niệm và hành vi sức khoẻ cũng như tác động tới cách thức sử dụng các dịch vụ sức khoẻ của hệ thống y tế. Vấn đề nghiên cứu đặt ra không chỉ là các cá nhân hiểu như thế nào về sức khoẻ và bệnh tật mà là nhận thức, thái độ và hành vi của xã hội được kết tinh trong văn hoá luôn có tác động theo những cách nhất định tới sức khoẻ của cá nhân và sức khoẻ cộng đồng.

 Sức khoẻ là hiện tượng xã hội, có nguyên nhân xã hội xuất phát từ lối sống, cách sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân luôn có những tác động nhất định đến sức khoẻ của cá nhân đó.

Kết luận

Như vậy, các điều kiện xã hội như là những cấu trúc xã hội có tác động tới vấn đề sức khỏe và bệnh tật. Những tác động này không phải là gián tiếp nhưng lại là nguyên nhân sâu xa của vấn đề sức khỏe. Các điều kiện này có mối liên hệ qua lại với nhau trong quá trình tác động đến sức khỏe. Chẳng hạn, thông qua rất nhiều nghiên cứu cho thấy nghèo đói là nguyên nhân của rất nhiều bệnh tật (các nước nghèo thường có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn các nước giàu). Sự nghèo đói có nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng và phân biệt đối xử vì nhóm người nghèo là một trong những nhóm dễ tổn thương và bị kỳ thị, phân biệt đối xử hơn nhóm người giàu. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa như một “lăng kính” giải thích cho sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong xã hội. Các yếu tố văn hoá xã hội không chỉ tác động đến các lựa chọn sức khoẻ của các cá nhân mà còn tác động đến sự sẵn có và phân phối các lựa chọn này giữa các nhóm xã hội với nhau.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỨC KHỎE, MÔN HỌC NÂNG CAO SỨC KHỎE (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)