và quản lý lao động:
Xây dựng kế hoach và phương án sơ cấp cứu, xử trí và khắc phục các tai nạn, sự cố xảy ra
Bồi dưỡng độc hại và hiện vật cho người làm các công việc có các yếu tố nguy hiểm, độc hại theo qui định nhà nước
Tổ chức công việc sao cho tránh được những tư thế lao động xấu khi thực hiện các thao tác, khi nâng và mang vác vật nặng như cúi gập người, khom mình, vặn mình... gây vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương cột sống v.v...
Bố trí nơi làm việc đảm bảo khả năng nhìn rõ các thông tin, cơ cấu điều khiển, các ký hiệu (biển báo, nút điều khiển, các ghi chú bằng tiếng Việt rõ ràng, dễ phân biệt để tránh nhầm lẫn dẫn đến tai nạn lao động).
4. 6. Các biện pháp y tế, tổ chức và quản lý lao động: và quản lý lao động:
Bố trí các giá để nguyên vật liệu, sản phẩm, dụng cụ để nơi làm việc gọn gàng, tránh sự nhầm lẫn, tránh va chạm khi đi lại và va quệt các phương tiện di động trong nhà xưởng để đề phòng tai nạn do vấp ngã, bị vật nặng va đập vào người. Các hoá chất có tác động tương kỵ nhau không được để cùng một vị trí.
Chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý tránh cho người lao động bị mệt mỏi dẫn đến nhầm lãn, bị tai nạn lao động.
Thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động: các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại nơi làm việc, các chế độ chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người lao động, các biện pháp dự phòng phòng tránh bệnh và TNTT nghề nghiệp, nội qui an toàn VSLĐ tại nơi làm việc, sư riungj an toàn máy móc, hóa chất tại nơi làm việc, vv